Đề thi giữa HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022
Trường THCS Lê Anh Xuân
-
Câu 1:
Ý kiến nào dưới đây nói về tính trung thực?
A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
B. Chỉ cần trung thực với cấp trên.
C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật.
D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
-
Câu 2:
Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Lòng tự trọng.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 3:
Thế nào là tự trọng?
A. Biết cư xử đúng mực.
B. Lời nói văn hóa.
C. Gọn gàng sạch sẽ.
D. A, B, C đúng
-
Câu 4:
Biểu hiện của sự tự trọng là?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 5:
Câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Trung thực.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 6:
Biểu hiện của trung thực là?
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 7:
Biểu hiện của người không có lòng tự trọng là?
A. Đọc sai điểm để được điểm cao.
B. Không giữ đúng lời hứa.
C. Bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 8:
Biểu hiện cho thấy sự không giản dị?
A. Không xa hoa lãng phí, phô trương.
B. Không cầu kì kiểu cách.
C. Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịch thượng, kiêu ngạo.
D. Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
-
Câu 9:
Sự giản dị được biểu hiện như thế nào đối với học sinh?
A. Khi đến trường phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường
B. Lễ phép với thầy cô giáo, vui vẻ, thân mật với bạn bè.
C. Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm bạn tổ chức phù hợp với điều kiện gia đình và bản thân.
D. Tất cả các đáp án trên.
-
Câu 10:
Biểu hiện trái với giản dị là?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Thẳng thắn.
-
Câu 11:
Biểu hiện cho thấy không trung thực là?
A. Giả vờ ốm để không phải đi học.
B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 12:
Bạn B không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?
A. Thật thà.
B. Lòng tự trọng.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 13:
Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người ?
A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
C. Nhận được sự quý trọng của mọi người.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 14:
Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi. Học sinh ấy không có ....................
A. Trung thực
B. Yêu thương con người
C. Tự trọng
D. Tự chủ
-
Câu 15:
Câu tục ngữ nào không nói về lòng tự trọng?
A. Áo rách cốt cách người thương.
B. Quân tử nhất ngôn.
C. Vô công bất hưởng lợi.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
-
Câu 16:
Các biểu hiện của lòng tự trọng là?
A. Biết cư xử đúng mực
B. Lời nói văn hóa
C. Gọn gàng sạch sẽ
D. A, B, C đúng
-
Câu 17:
Người không có tự trọng là người như thế nào?
A. Luôn làm sai
B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
C. Luôn trốn tránh những công việc được giao
D. Cả A, B, C
-
Câu 18:
Người có đạo đức là người như thế nào?
A. Chấp hành mọi qui định của cộng đồng, tập thể
B. Người tuân thủ kỉ luật
C. Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện
D. A, B, C đúng
-
Câu 19:
Ý nghĩa của bài thơ:
Ai ơi! giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần
A. Tính trung thực
B. Tính tự chủ
C. Yêu thương con người
D. Tình anh em
-
Câu 20:
Ca dao tục ngữ nào thể hiện tính trung thực?
A. Cây ngay không sợ chết đứng
B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
C. Người gian thì sợ người ngay Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
D. A, B, C đúng
-
Câu 21:
Hành động vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật là?
A. Không nói leo trong giờ học.
B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 22:
Biểu hiện của đạo đức là?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 23:
Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Đi học đúng giờ
B. Luôn làm sai
C. Phạm luật giao thông
D. Vượt đèn đỏ
-
Câu 24:
Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói đến?
A. Đức tính thật thà.
B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính tiết kiệm.
D. Đức tính trung thực.
-
Câu 25:
Biểu hiện trái với trung thực là?
A. Giả dối.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
-
Câu 26:
Biểu hiện của người sống không giản dị là?
A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
B. Không chơi với bạn khác giới.
C. Không giao tiếp với người dân tộc.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 27:
Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có tiền và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.
B. Mang tiền về cho bố mẹ.
C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.
-
Câu 28:
Câu: Ở quen thói, nói quen sáo nói về điều gì?
A. Đạo đức.
B. Tính kỷ luật.
C. Tính tự trọng.
D. Tính trung thực.
-
Câu 29:
Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy.
B. Không hút thuốc lá tại cây xăng.
C. Không vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 30:
Là một học sinh, em cần làm gì để rèn luyện đức tính tự trọng?
A. Chăm chỉ học tập, hoàn thành bài tập về nhà trước khi đến lớp, không chép bài bạn
B. Vi phạm nội quy nhà trường thì có trách nhiệm chịu phạt và có ý thức sửa sai
C. Tự làm bài kiểm tra, không trao đổi quay cóp
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 31:
Hành vi không biểu hiện tính trung thực là?
A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn
D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
-
Câu 32:
Sống trung thực đem lại....................
A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 33:
Là học sinh THCS, em cần làm gì để rèn luyện đạo đức và kỷ luật?
A. không chấp hành nội quy nhà trường
B. thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
C. chăm chỉ học tập, tự rèn luyện đạo đức, lối sống kỷ luật
D. B, C đúng
-
Câu 34:
Cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?
A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.
B. Tính Trung thực và thẳng thắn.
C. Tính răn đe và giáo dục.
D. Tính tuyên truyền và giáo dục.
-
Câu 35:
Đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào?
A. Không có mối quan hệ với nhau.
B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.
C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.
D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
-
Câu 36:
Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện tính gì?
A. Xa hoa, lãng phí.
B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm.
D. Trung thực.
-
Câu 37:
Vào lúc rảnh rỗi, D thường giúp đỡ mẹ việc nhà và học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào?
A. D là người có lòng tự trọng.
B. D là người có đạo đức và kỉ luật.
C. D là người sống giản dị.
D. D là người trung thực.
-
Câu 38:
Tình huống nào sau đây cần trung thực?
A. Thấy bạn quay bài trong giờ kiểm tra
B. A là một cô bé 10 tuổi xinh xắn, nay A được mẹ đưa đi khám định kỳ sức khỏe thì bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư máu ác tính, mẹ A đã không nói với A
C. Hôm nay có buổi học thêm phụ đạo buổi tối, K đã không đi học và đi chơi game
D. A, C đúng
-
Câu 39:
Ai là tấm gương tiêu biểu cho lối sống có đạo đức và kỷ luật?
A. Bác Hồ
B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
C. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 40:
Lòng tự trọng của mỗi người thể hiện ở đâu?
A. Trong suy nghĩ
B. Trong hành động
C. Trong cả suy nghĩ, hành động cử chỉ
D. Không có đáp án đúng