Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Hoàng Hoa Thám
-
Câu 1:
Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào?
A. Quản lí đất đai
B. Kĩ sư trắc địa
C. Quản lí xã hội
D. Quản lí đô thị
-
Câu 2:
Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào dưới đây?
A. Quản lí đất đai
B. Kĩ sư nông nghiệp
C. Bảo vệ môi trường
D. Quản lí xã hội
-
Câu 3:
Nhóm nghề nghiệp nào sau đây liên quan đến địa lí tổng hợp?
A. Nông nghiệp, du lịch
B. Dân số, đô thị học
C. Khí hậu học, địa chất
D. Quy hoạch, GIS
-
Câu 4:
Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để người học đạt được điều gì?
A. Người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội
B. Người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới
C. Người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ
D. Người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan
-
Câu 5:
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ bộ môn khoa học nào?
A. Khoa học vũ trụ
B. Khoa học xã hội
C. Khoa học trái đất
D. Khoa học địa lí
-
Câu 6:
Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp nào?
A. Bản đồ - biểu đồ
B. Chấm điểm
C. Đường chuyển động
D. Kí hiệu
-
Câu 7:
Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết điều gì?
A. Cơ cấu của đối tượng riêng lẻ
B. Số lượng của đối tượng riêng lẻ
C. Diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ
D. Tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ
-
Câu 8:
Muốn thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp gì?
A. Đường chuyển động
B. Chấm điểm
C. Kí hiệu theo đường
D. Khoanh vùng
-
Câu 9:
Muốn thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp gì?
A. Kí hiệu
B. Bản đồ - biểu đồ
C. Khoanh vùng
D. Đường đẳng trị
-
Câu 10:
Diện tích cây trồng thường được biểu hiện bằng phương pháp nào?
A. Bản đồ - biểu đồ
B. Kí hiệu
C. Đường chuyển động
D. Chấm điểm
-
Câu 11:
Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau?
A. Phân tích mối liên hệ
B. Tính toán khoảng cách
C. Xác định hệ toạ độ địa lí
D. Mô tả vị trí đối tượng
-
Câu 12:
Đâu không phải là chức năng của GPS và bản đồ số?
A. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình
B. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ
C. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí
D. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển
-
Câu 13:
GPS do quốc gia nào xây dựng, vận hành và quản lí?
A. Hoa Kì
B. Trung Quốc
C. Liên bang Nga
D. Nhật Bản
-
Câu 14:
Thiết bị thông minh nào được gắn định vị GPS?
A. Nồi chiên không dầu
B. Máy lọc không khí
C. Tủ lạnh samsung lớn
D. Điện thoại thông minh
-
Câu 15:
GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh hành tinh nào?
A. Trái Đất
B. Sao Thủy
C. Mặt Trăng
D. Mặt Trời
-
Câu 16:
Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào?
A. Khoa học xã hội
B. Kinh tế vĩ mô
C. Khoa học tự nhiên
D. Xã hội học
-
Câu 17:
Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố nào?
A. Các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
B. Các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất
C. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất
D. Các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất
-
Câu 18:
Địa lí học gồm có những thành phần nào?
A. Kinh tế đô thị và địa chất học
B. Bản đồ học và kinh tế - xã hội
C. Kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên
D. Địa lí tự nhiên và bản đồ học
-
Câu 19:
Phương pháp nào thường được dùng để thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian?
A. Bản đồ - biểu đồ
B. Chấm điểm
C. Đường chuyển động
D. Kí hiệu theo đường
-
Câu 20:
Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng có đặc điểm như thế nào?
A. Tập trung thành vùng rộng lớn
B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc
C. Di chuyển theo các hướng bất kì
D. Phân bố theo những điểm cụ thể
-
Câu 21:
Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp nào?
A. Đường chuyển động
B. Chấm điểm
C. Kí hiệu
D. Bản đồ - biểu đồ
-
Câu 22:
Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ gì để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến?
A. Bản đồ kinh tế
B. Bản đồ số
C. Bản đồ tự nhiên
D. Bản đồ quân sự
-
Câu 23:
Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về hướng nào?
A. Nam
B. Đông
C. Tây
D. Bắc
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây không đúng với bản đồ số?
A. Là một tập hợp có tổ chức
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ
C. Rất thuận lợi trong sử dụng
D. Mất nhiều chi phí lưu trữ
-
Câu 25:
Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào?
A. Badan và trầm tích
B. Badan và biến chất
C. Badan và granit
D. Trầm tích và granit
-
Câu 26:
Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở đặc điểm nào?
A. Có một ít tầng trầm tích
B. Có một ít tầng granit
C. Không có tầng granit
D. Không có tầng trầm tích
-
Câu 27:
Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa như thế nào?
A. Badan, trầm tích, granit
B. Trầm tích, granit, badan
C. Trầm tích, badan, granit
D. Granit, badan, trầm tích
-
Câu 28:
Nhận định nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?
A. Vật chất rắn
B. Nhiệt độ rất cao
C. Nhiều Ni, Fe
D. Áp suất rất lớn
-
Câu 29:
Đâu là thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất?
A. Magiê và silic
B. Sắt và niken
C. Sắt và nhôm
D. Silic và nhôm
-
Câu 30:
Muốn biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào yếu tố nào?
A. Sự thay đổi của các sóng địa chấn
B. Nguồn gốc hình thành của Trái Đất
C. Những mũi khoan sâu trong lòng đất
D. Kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu
-
Câu 31:
Nêu cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài?
A. Nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti
B. Nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa
C. Nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương
D. Nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương
-
Câu 32:
Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày bao nhiêu?
A. 90km
B. 70km
C. 30km
D. 50km
-
Câu 33:
Đâu là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày
B. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau
C. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng
D. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất
-
Câu 34:
Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày bao nhiêu?
A. 22/6
B. 23/9
C. 22/12
D. 21/3
-
Câu 35:
Khi ở kinh tuyến 105 độ kinh Đông là 7 giờ, thì ở kinh tuyến 104 độ 59 phút là 6 giờ 59 phút bao nhiêu giây?
A. 52 giây
B. 54 giây
C. 56 giây
D. 58 giây
-
Câu 36:
Đâu là nguyên nhân làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?
A. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc
B. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian
C. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm
D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian
-
Câu 37:
Muốn tính giờ địa phương, cần căn cứ vào yếu tố nào?
A. Độ cao, độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó
B. Ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó
C. Độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó
D. Độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó
-
Câu 38:
Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày bao nhiêu?
A. 22/6
B. 21/3
C. 22/12
D. 23/9
-
Câu 39:
Đâu là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau
B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời
C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
-
Câu 40:
Giờ mặt trời còn được gọi là giờ như thế nào?
A. GMT
B. Khu vực
C. Địa phương
D. Múi