Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 10 CTST năm 2023-2024
Trường THPT Trần Phú
-
Câu 1:
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học nào?
A. Khoa học xã hội
B. Khoa học địa lí
C. Khoa học vũ trụ
D. Khoa học trái đất
-
Câu 2:
Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề gì?
A. Kĩ sư trắc địa, bản đồ
B. Thương mại, tài chính
C. Dịch vụ, khí hậu học
D. Du lịch, địa chất học
-
Câu 3:
So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt gì?
A. Chỉ được học ở trung học cơ sở
B. Mang tính độc lập và khác biệt
C. Được học ở tất cả các cấp học
D. Địa lí mang tính chất tổng hợp
-
Câu 4:
Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề gì?
A. Kĩ sư trắc địa
B. Quản lí xã hội
C. Quản lí đô thị
D. Quản lí đất đai
-
Câu 5:
Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề gì?
A. Kĩ sư nông nghiệp
B. Bảo vệ môi trường
C. Quản lí xã hội
D. Quản lí đất đai
-
Câu 6:
Phương pháp nào thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
A. Kí hiệu
B. Kí hiệu theo đường
C. Chấm điểm
D. Bản đồ - biểu đồ
-
Câu 7:
Phương pháp gì thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?
A. Chấm điểm
B. Đường đẳng trị
C. Vùng phân bố
D. Bản đồ - biểu đồ
-
Câu 8:
Muốn thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp gì?
A. Kí hiệu
B. Bản đồ - biểu đồ
C. Khoanh vùng
D. Đường đẳng trị
-
Câu 9:
Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
A. Đường chuyển động
B. Bản đồ - biểu đồ
C. Chấm điểm
D. Kí hiệu
-
Câu 10:
Muốn thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp gì?
A. Đường chuyển động
B. Chấm điểm
C. Kí hiệu theo đường
D. Khoanh vùng
-
Câu 11:
Muốn giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nào?
A. Ngư nghiệp, lâm nghiệp
B. Lâm nghiệp, dịch vụ
C. Nông nghiệp, lâm nghiệp
D. Nông nghiệp, ngư nghiệp
-
Câu 12:
Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là bao nhiêu?
A. 210 m
B. 21,0 km
C. 210 km
D. 210 cm
-
Câu 13:
Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào?
A. Lịch sử phát triển tự nhiên
B. Hình dạng của một lãnh thổ
C. Vị trí của đối tượng địa lí
D. Sự phân bố các điểm dân cư
-
Câu 14:
Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để làm gì?
A. Học thay sách giáo khoa
B. Thư dãn sau khi học bài
C. Học tập và ghi nhớ các địa danh
D. Học tập và rèn các kĩ năng địa lí
-
Câu 15:
Thiết bị nào thực hiện bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
A. Vệ tinh tự nhiên
B. Vệ tinh nhân tạo
C. Trạm hàng không
D. Các loại ngôi sao
-
Câu 16:
Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây?
A. Vĩ tuyến và kinh tuyến
B. Kí hiệu và vĩ tuyến
C. Kinh tuyến và chú giải
D. Chú giải và kí hiệu
-
Câu 17:
Ứng dụng nào không thuộc bản đồ số?
A. Apple Maps
B. Google Maps
C. Here Maps
D. Book Maps
-
Câu 18:
GPS do quốc gia nào xây dựng, vận hành và thực hiện quản lí?
A. Hoa Kì
B. Trung Quốc
C. Liên bang Nga
D. Nhật Bản
-
Câu 19:
Mục đích ban đầu ra đời của GPS phục vụ lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Quân sự
C. Giáo dục
D. Dân sự
-
Câu 20:
GPS và bản đồ số dùng không có chức năng nào sau đây?
A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển
B. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí
C. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình
D. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ
-
Câu 21:
Muốn biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào yếu tố nào?
A. Sự thay đổi của các sóng địa chấn
B. Kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu
C. Nguồn gốc hình thành của Trái Đất
D. Những mũi khoan sâu trong lòng đất
-
Câu 22:
Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài như thế nào?
A. Nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương
B. Nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa
C. Nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương
D. Nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti
-
Câu 23:
Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá gì?
A. Badan
B. Trầm tích
C. Biến chất
D. Granit
-
Câu 24:
Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày khoảng bao nhiêu?
A. 90km
B. 50km
C. 70km
D. 30km
-
Câu 25:
Đâu là tên gọi khác của nhân Trái Đất?
A. Sima
B. SiAl
C. Magiê
D. Nife
-
Câu 26:
Nơi nào trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Xích đạo và vòng cực
B. Vòng cực và chí tuyến
C. Xích đạo và hai cực
D. Vòng cực và hai cực
-
Câu 27:
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng như thế nào?
A. Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa
B. Mặt Trời lên cao nhất ở đường chân trời
C. Tia mặt trời đến Trái Đất lúc 12 giờ trưa
D. Tia sáng mặt trời vuông góc với Trái Đất
-
Câu 28:
Nơi nào trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Vòng cực và chí tuyến
B. Chí tuyến và Xích đạo
C. Chí tuyến và hai cực
D. Xích đạo và vòng cực
-
Câu 29:
Nơi nào trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?
A. Xích đạo
B. Chí tuyến Nam
C. Ngoại chí tuyến
D. Chí tuyến Bắc
-
Câu 30:
Ở cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày bao nhiêu?
A. 27/02/2022
B. 28/02/2022
C. 29/02/2022
D. 01/03/2022
-
Câu 31:
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng gì?
A. Biển tiến, biển thoái
B. Uốn nếp hoặc đứt gãy
C. Nâng lên, hạ xuống
D. Bão, lụt và hạn hán
-
Câu 32:
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng những mảng nào?
A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh
B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh
C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh
D. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh
-
Câu 33:
Phát biểu nào không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam
C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km
-
Câu 34:
Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng gì?
A. Nâng lên
B. Uốn nếp
C. Đứt gãy
D. Tách dãn
-
Câu 35:
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt ra sao?
A. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit
B. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan
C. Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan
D. Tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích
-
Câu 36:
Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào?
A. Phong hoá
B. Bồi tụ
C. Vận chuyển
D. Bóc mòn
-
Câu 37:
Phong hoá hoá học chủ yếu do nguyên nhân nào?
A. Tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật
B. Sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước
C. Các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ
D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây
-
Câu 38:
Nguyên nhân nào làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?
A. Lượng mưa trung bình năm nhỏ
B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn
C. Thảm thực vật rất nghèo nàn
D. Nhiệt độ trung bình năm cao
-
Câu 39:
Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
A. Bóc mòn
B. Vận chuyển
C. Phong hoá
D. Bồi tụ
-
Câu 40:
Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
A. Vận chuyển
B. Phong hoá
C. Bóc mòn
D. Bồi tụ