Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THPT Trần Cao Vân
-
Câu 1:
Cho các phát biểu sau. Số phát biểu đúng là?
1. Sản phẩm của cơ khí chế tạo có thể là các công trình, máy móc, phương tiện giao thông, đồ dùng gia đình
2. Quá trình sản xuất cơ khí là một quá trình đơn giản và ít công đoạn
3. Các sản phẩm của cơ khí chế tạo không góp phần nâng cao đời sống con người
4. Kĩ sư cơ khí là những người được đào tạo lắp ráp tại các cơ sở chuyên nghiệp
5. Tháp Eiffel là một sản phẩm của cơ khí chế tạoA. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Trong tổng khối lượng gia công cơ khí, việc gia công cắt gọt chiếm
A. 50 - 60 %
B. 50 - 75 %
C. 60 - 80 %
D. 80 - 90 %
-
Câu 3:
Vì sao cơ khí chế tạo thúc đẩy, hỗ trợ các ngành nghề khác phát triển?
A. Vì nó tạo ra các máy móc phục vụ cho đời sống con người.
B. Vì nó tạo ra các máy móc phục vụ cho các ngành nghề khác.
C. Vì nó nâng cao hiệu quả và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho quá trình chế tạo.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 4:
Việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ sư cơ học
C. Thợ gia công cơ khí
D. Thợ lắp ráp cơ khí
-
Câu 5:
Lí do gì khiến vật liệu kim loại trở thành vật liệu chế tạo chủ yếu?
A. Tính gia công tốt
B. Độ cứng cao
C. Độ bền cao
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 6:
Việc sử dụng các sản phẩm cơ khí chế tạo trong sản xuất sẽ đem lại điều gì?
A. Giảm sức lao động
B. Tăng năng suất
C. Tiết kiệm tài nguyên
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 7:
Tại sao người tham quá trình sản xuất cơ khí cần phải tuân thủ đúng các quy trình thiết kế?
A. Để đảm bảo tính kĩ thuật
B. Để đảm bảo tính mĩ thuật
C. Để đảm bảo an toàn lao động
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 8:
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò gì trong quá trình chế tạo cơ khí?
A. Nâng cao hiệu quả, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho quá trình chế tạo
B. Giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn
C. Cung cấp thông tin cho quá trình gia công, lắp ráp
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 9:
Đâu không phải ngành nghề cơ khí chế tạo?
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kĩ sư cơ học
C. Thợ gia công cơ khí
D. Thợ lắp ráp cơ khí
-
Câu 10:
Đặc điểm giúp phân biệt cơ khí chế tạo với các ngành nghề khác là?
A. Sử dụng bản vẽ kĩ thuật chế tạo sản phẩm
B. Các thiết bị sản xuất chủ yếu là các máy tính
C. Sử dụng các loài vật liệu chế tạo chủ yếu là gỗ
D. Thực hiện quy trình một cách linh hoạt, có thể tự điều chỉnh
-
Câu 11:
Bước đầu trong quy trinh chế tạo cơ khí là?
A. Chuẩn bị chế tạo
B. Gia công chi tiết
C. Lắp ráp chi tiết
D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
-
Câu 12:
Chuẩn bị chế tạo cần làm công việc nào?
A. Nghiên cứu bản vẽ
B. Lập quy trình công nghệ
C. Chuẩn bị trang thiết bị và phôi
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 13:
Chất lượng được sản phẩm được đánh giá thôn qua tiêu chí nào?
A. Độ chính xác chế tạo các chi tiết
B. Độ chính xác lắp ráp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 14:
Hãy sắp xếp các bước sau cho đúng với quy trình chế tạo cơ khí
1. Gia công chi tiết
2. Chuẩn bị chế tạo
3. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
4. Lắp ráp chi tiếtA. 1 - 2 - 3 - 4
B. 2 - 1 - 3 - 4
C. 2 - 1 - 4 - 3
D. 2 - 4 - 1 - 3
-
Câu 15:
Nhà máy A mua các chi tiết về lắp ráp thành xe máy hoàn chỉnh thì trong quy trình chế tạo không cần bước nào trong quy trình chế tạo cơ khí?
A. Chuẩn bị chế tạo
B. Gia công chi tiết
C. Lắp ráp chi tiết
D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
-
Câu 16:
Tại sao cần phải lập quy trình công nghệ?
A. Để có thể chế tạo sản phẩm đúng yêu cầu kĩ thuật
B. Để giảm thiểu chi phí
C. Để có các công cụ phù hợp với công trình
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 17:
Phân xưởng A gia công dập vỏ tủ điện thì trong quy trình chế tạo vỏ tủ điện không cần bước nào trong quy trình chế tạo cơ khí?
A. Chuẩn bị chế tạo
B. Gia công chi tiết
C. Lắp ráp chi tiết
D. Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
-
Câu 18:
Trong quy trình chế tạo cơ khí, có thể thiếu một trong hai bước gia công chi tiết và lắp ráp chi tiết không?
A. Có thể thiếu bước gia công chi tiết nếu sản phẩm là nhiều chi tiết lắp ghép với nhau
B. Có thể thiếu bước lắp ráp chi tiết nếu sản phẩm là một chi tiết
C. Không thể vì cần phải tuân thủ quy trình chế tạo cơ khí
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 19:
Việc kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm có vai trò gì trong quy trình công nghệ chế tạo cơ khí?
A. Kiểm tra khả năng làm việc của sản phẩm
B. Khắc phục các lỗi trên sản phẩm
C. Kiểm tra khả năng làm việc và khắc phục các lỗi trên sản phẩm trước khi đóng gói và đưa sản phẩm vào sử dụng.
D. Kiểm tra khả năng làm việc và khắc phục các lỗi trên sản phẩm trước khi chế tạo.
-
Câu 20:
Việc nghiên cứu bản vẽ cần xác định rõ thông tin cần thiết về sản phẩm đến chế tạo như:
A. Quy trình công nghệ
B. Phương pháp gia công
C. Điều kiện sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 21:
Dựa vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí gồm
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu phi kim loại
C. Vật liệu mới
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 22:
Vật liệu mới là
A. Hợp kim nhôm
B. Cao su
C. Vật liệu nano
D. Nhựa
-
Câu 23:
Vật liệu cơ khí được sử dụng phổ biến hiện nay là?
A. Gang
B. Thép
C. Hợp kim đồng
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 24:
Quan sát bộ mỏ lết và cho biết đây là sản phẩm được làm từ vật liệu kim loại nào?
A. Gang
B. Thép
C. Hợp kim nhôm
D. Hợp kim đồng
-
Câu 25:
Vật liệu có kích thước rất nhỏ cỡ từ 1 đến 100 nanômét là?
A. Vật liệu kim loại
B. Vật liệu vô cơ
C. Vật liệu composite
D. Vật liệu nano
-
Câu 26:
Đâu không phải tính chất của vật liệu kim loại là?
A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
B. Hầu hết có khả năng biến dạng dẻo
C. Độ bền cơ học cao
D. Độ bền hóa học cao
-
Câu 27:
Vật liệu phi kim loại là?
A. Vật liệu vô cơ
B. Vật liệu hữu cơ
C. Vật liệu composite
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 28:
Tính công nghệ của vật liệu đặc trưng bởi?
A. Độ bền, độ dẻo, độ cứng
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, dẫn điện
C. Tính chịu axit, kiềm muối; tính chống ăn mòn
D. Tính đúc, tính hàn, tính rèn, tính gia công cắt gọt
-
Câu 29:
Vật liệu có có tính dẫn nhiệt, dẫn điện kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp là?
A. Vật liệu phi kim loại
B. Vật liệu vô cơ
C. Vật liệu hữu cơ
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 30:
Tính chất thể hiện khả năng chịu được tác dụng từ ngoại lực của vật liệu là?
A. Tính chất cơ học
B. Tính chất vật lí
C. Tính chất hóa học
D. Tính chất công nghệ
-
Câu 31:
Thép có hàm lượng carbon là?
A. < 2,14%
B. ≤ 2,14%
C. > 2,14 %
D. ≥ 2,14%
-
Câu 32:
Gang là gì ?
A. Là hợp kim của sắt và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
B. Là hợp kim của sắt và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
C. Là hợp kim của nhôm và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu ≤ 2,14%
D. Là hợp kim của nhôm và carbon có tỷ lệ carbon trong vật liệu > 2,14%.
-
Câu 33:
Đâu là vật liệu cơ khí mới?
A. Hợp kim đồng
B. Gốm ôxit
C. Nhựa nhiệt rắn
D. Composite nền kim loại
-
Câu 34:
Gang thường gồm?
A. gang cứng, gang giòn, gang dẻo
B. gang xám, gang cứng, gang dẻo
C. gang xám, gang trắng, gang dẻo
D. gang đen, gang trắng, gang cứng
-
Câu 35:
Tính chất của hợp kim đồng là?
A. Độ dẻo cao
B. Chống ăn mòn tốt
C. Tính dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 36:
Đặc tính chung của gang là?
A. Cứng và giòn
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp
C. Dễ đúc
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 37:
Vật liệu có màu trắng bạc, khối lượng riêng nhỏ, tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao, chống ăn mòn tốt, dẻo là
A. Gang
B. Thép
C. Hợp kim nhôm
D. Hợp kim đồng
-
Câu 38:
Vì sao cao su được dùng làm săm, lốp xe?
A. Vì cao su có độ cứng cao và chịu được nhiệt độ cao
B. Vì cao su có tính đdẫn nhiệt, dẫn điện cai, chống ăn mòn tốt, dẻo
C. Vì cao su có độ bền nhiệt, nhẹ, chống ăn mòn, chịu va đập tốt
D. Vì cao su có tính đàn hồi, độ bền, độ dẻo cao, chịu mài mòn, ma sát tốt
-
Câu 39:
Vật liệu có độ cứng thấp, dễ gia công, dễ đúc, chịu nén tốt nên thường được dùng để đúc bệ máy là?
A. Gang xám
B. Gang trắng
C. Gang dẻo
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 40:
Vật liệu khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, không có khả năng tái chế là?
A. Gang
B. Gốm oxit
C. Nhựa nhiệt rắn
D. Cao su