Trắc nghiệm Vi khuẩn Sinh Học Lớp 6
-
Câu 1:
Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn :
A. Protein và polipeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô
B. Protein và polipeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô
C. Không có enzym nội bào
D. Chứa nội độc tố
-
Câu 2:
Nhiễm sắc thể của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Là một đại phân tử ADN dạng vòng, mạch kép.
B. Là một đại phân tử ADN dạng vòng, mạch đơn.
C. Là hai đại phân tử ADN dạng vòng, mạch kép.
D. Là hai đại phân tử ADN dạng vòng, mạch đơn.
-
Câu 3:
Đặc điểm nào không phải là đặc điểm nhân của vi khuẩn:
A. Có chức năng di truyền
B. Không chứa ribosom
C. Là một sợi DNA dạng vòng kép, khép kín
D. Là một sợi RNA dạng vòng, kép, khép kín
-
Câu 4:
Đặc điểm cấu tạo tế bào của vi khuẩn:
A. Có nhân điển hình
B. Không có nhân
C. Không có màng nhân
D. Có bộ máy phân bà
-
Câu 5:
Khái niệm xoắn khuẩn:
A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có lông
B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động
C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân
D. Không di động
-
Câu 6:
Khái niệm về trực khuẩn:
A. Bacteria: Là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào uốn ván
B. Clostridia: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào
C. Bacilli: là những trực khuẩn hiếu khí sinh nha bào
D. Bacilli: là những trực khuẩn kỵ khí sinh nha bào
-
Câu 7:
Mỗi loại vi khuẩn có một hình thể, kích thước nhất định, đó là nhờ yếu tố sau của vi khuẩn quyết định:
A. Vỏ
B. Vách
C. Nhân
D. Nha bào
-
Câu 8:
Một trong những đặc điểm sau không thuộc về cầu khuẩn:
A. Những vi khuẩn hình cầu
B. Những vi khuẩn hình cầu hoặc tương đối giống hình cầu
C. Có đường kính trung bình khoảng 1mm
D. Sinh nha bào
-
Câu 9:
Vi sinh vật Samonella typhii gây bệnh gì?
A. Dịch tả
B. Kiết lị
C. Viêm ruột
D. Thương hàn
-
Câu 10:
Vi sinh vật Clostridium perfrigens gây bệnh gì?
A. Dịch tả
B. Kiết lị
C. Viêm ruột
D. Thương hàn
-
Câu 11:
Vi sinh vật Shigella dysenteriae gây bệnh gì?
A. Dịch tả
B. Kiết lị
C. Viêm ruột
D. Thương hàn
-
Câu 12:
Vi sinh vật Vibrio cholerae gây bệnh gì?
A. Dịch tả
B. Kiết lị
C. Viêm ruột
D. Thương hàn
-
Câu 13:
Cho hình vẽ sau:
Đây là hình thức sinh sản ở:
A. Xạ khuẩn.
B. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.
C. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan.
D. Đa số vi khuẩn.
-
Câu 14:
Cho hình vẽ sau:
Đây là hình thức sinh sản ở:
A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.
B. Đa số vi khuẩn.
C. Xạ khuẩn.
D. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan.
-
Câu 15:
Bệnh nào dưới đây là do vi khuẩn gây ra?
A. Lị
B. Bạch tạng
C. Máu khó đông
D. HIV/AIDS
-
Câu 16:
Vi khuẩn nào sau đây có lợi cho cây trồng?
A. Vi khuẩn cố định đạm
B. Vi khuẩn cổ
C. Vi khuẩn E.coli
D. Vi khuẩn bacilus
-
Câu 17:
Nêu đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn?
A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm
B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh
C. Có hình thái đa dạng : hình que, hình cầu, hình dấu phẩy,…
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 18:
Chất kháng sinh có yếu tố gốc từ dạng vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn hình que.
B. Vi rut.
C. Xạ khuẩn.
D. Nấm mốc.
-
Câu 19:
Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất như nội độc tố, vitamin...
B. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng
C. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng
D. Enzym ngoại bào có vai trò thực hiện quá trình chuyển hóa phức tạp
-
Câu 20:
Trong hình thức sinh sản phân đôi của vi khuẩn, mezoxom có vai trò
A. Điểm để chất dinh dưỡng tập trung và dính vào
B. Điểm tựa để ADN đính vào
C. Điểm hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng
D. Điểm để tế bào vi khuẩn tăng kích thước
-
Câu 21:
Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam là:
A. Quang dị dưỡng.
B. Quang tự dưỡng.
C. Hóa tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
-
Câu 22:
Trong các nhận định sau về môi trường nuôi cấy vi sinh, nhận định nào sai?
A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
B. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên
C. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
D. Ý B và C sai
-
Câu 23:
Loài nào sau đây không thuộc nhóm nấm?
A. Mốc trắng
B. Nấm rơm
C. Hắc lào
D. Vi khuẩn
-
Câu 24:
Loài vi sinh vật nào sau đây có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng
A. Trùng biến hình
B. Nấm
C. Vi khuẩn nitrat hóa
D. Vi khuẩn lam
-
Câu 25:
Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi 38 - 40
Tên của 3 nhóm vi khuẩn 2,3,4 lần lượt là
A. Vi khuẩn amôn hóa , vi khuẩn phản nitrat hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa
B. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa, vi khuẩn cố định nitơ
C. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa.
D. Vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn amôn, vi khuẩn nitrat hóa.
-
Câu 26:
Khi nói về virut, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Có lối sống kí sinh
B. Kích thước nhỏ hơn vi khuẩn
C. Có cấu tạo tế bào
D. Có hình thái và cấu trúc đa dạng: dạng khối, dạng que, dạng nòng nọc…
-
Câu 27:
Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây?
A. Ướp lạnh
B. Sấy khô
C. Ướp muối
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 28:
Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây?
A. Bánh gai
B. Giả cầy
C. Giò lụa
D. Sữa chua
-
Câu 29:
Tại sao nói vi khuẩn có hại?
A. Có những vi khuẩn kí sinh trên cơ thể người, thực vật, động vật
B. Nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ãn (thức ăn ôi thiu, thối rữa)
C. Vi khuẩn phân huỷ rác rười (có nguồn gốc hữu cơ) gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 30:
Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống
A. cộng sinh
B. hoại sinh
C. kí sinh
D. tự dưỡng
-
Câu 31:
Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây?
A. Cạnh tranh
B. Cộng sinh
C. Kí sinh
D. Hội sinh
-
Câu 32:
Vi khuẩn có ích có các vai trò chủ yếu nào sau đây?
1. Phân giải xác động thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng
2. Phân hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ tạo ra các hợp chất đơn giản chứa cacbon, rồi thành than đá hoặc dầu lửa
3. Một số vi khuẩn cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất
4. Một số vi khuẩn lên men, được sử dụng để muối dưa, làm dấm, làm các sản phẩm lên men...
5. Vi khuẩn có vai trò trong công nghệ sinh học, làm sạch nước thải, làm sạch môi trường
6. Vi khuẩn còn có vai trò làm sạch không khí, nhất là ở thành phố.
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 2, 3, 4, 5, 6
C. 1, 3, 4, 5, 6
D. 1, 2, 3, 5, 6
-
Câu 33:
Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn vì
A. chúng có hình thức dinh dưỡng hoại sinh hoặc kí sinh.
B. chúng có khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách phân đôi tế bào.
C. chúng có kích thước nhỏ.
D. cả A và B.
-
Câu 34:
Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?
A. Phân đôi
B. Nảy chồi
C. Tạo thành bào tử
D. Tiếp hợp
-
Câu 35:
Khả năng phân hủy xác sinh vật phản ánh hình thức dinh dưỡng nào ở vi khuẩn?
A. Cộng sinh
B. Hoại sinh
C. Hội sinh
D. Kí sinh
-
Câu 36:
Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng?
A. Vi khuẩn lactic
B. Vi khuẩn lam
C. Vi khuẩn than
D. Vi khuẩn thương hàn
-
Câu 37:
Vì sao hầu hết vi khuẩn là những sinh vật dị dưỡng?
A. Hầu hết tế bào vi khuẩn không có diệp lục nên không tự tổng hợp được chất hữu cơ.
B. Vi khuẩn chỉ sống hoại sinh hoặc kí sinh.
C. Thức ăn của môi trường luôn có sẵn nên vi khuẩn không phải tự tổng hợp.
D. Cả B và C.
-
Câu 38:
Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 39:
Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 40:
Cấu tạo tế bào vi khuẩn điển hình gồm có
A. Vách tế bào bao bọc, bên trong là chất tế bào.
B. Nhân chưa hoàn chỉnh
C. Diệp lục.
D. Cả A và B.
-
Câu 41:
Vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây?
A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm
B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh
C. Có hình thái đa dạng: hình que, hình cầu, hình dấu phẩy…
D. Tất cả các phương án đưa ra