Trắc nghiệm Vận chuyển các chất trong cây Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Tất cả các nhóm thực vật sau đều có nhu mô phloem ngoại trừ
A. Thực vật hai lá mầm
B. Thực vật một lá mầm
C. Hạt trần
D. Thực vật hạt kín
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng về tế bào ống rây
A. Tế bào ống rây có nhân nhưng không có ti thể và ER
B. Tế bào đồng hành không có nhân và được điều hòa bởi tế bào ống rây có nhân
C. Tế bào ống rây có ở tất cả các tế bào thực vật
D. Tế bào đồng hành có nhân và điều hòa hoạt động của tế bào ống rây không có nhân
-
Câu 3:
Mô nào sau đây tham gia dẫn nước?
A. Xylem và Phloem
B. quản bào và mạch ống
C. Nhu mô và xơ cứng
D. Sợi xylem và sợi libe
-
Câu 4:
Phát biểu nào về vận chuyển phloem là không đúng sự thật?
A. Nó diễn ra trong các ống sàng.
B. Nó phụ thuộc vào cơ chế tải hòa tan vào phloem tại các nguồn.
C. Nó dừng lại nếu phloem bị giết bởi nhiệt.
D. Các chất hòa tan được vận chuyển tích cực vào các phần tử ống sàng.
-
Câu 5:
Điều nào sau đây không phải là một phần của cơ chế thoát hơi nước-cố kết-lực?
A. Nước bốc hơi từ các bức tường của các tế bào mesophyll.
B. Loại bỏ nước khỏi xylem một lực kéo trên cột nước.
C. Nước có tính kết dính đáng kể.
D. Ống càng rộng, lực căng càng lớn cột nước của nó có thể chịu được.
-
Câu 6:
Tuyên bố nào không đúng sự thật?
A. Symplast bao gồm các liên kết với nhau tế bào chất của tế bào sống.
B. Nước có thể vào stele mà không vào symplast.
C. Các dải Casparian ngăn nước di chuyển thông qua apoplast giữa các tế bào nội bì.
D. Nội bì là một lớp tế bào trong vỏ não.
-
Câu 7:
Phát biểu nào về sự bơm proton qua màng sinh chất của thực vật không đúng?
A. Nó đòi hỏi ATP.
B. Vùng bên trong màng trở nên tích cực có đòi hỏi năng lượng đối với khu vực bên ngoài.
C. Nó tăng cường sự di chuyển của các ion K + vào trong tế bào.
D. Nó di chuyển các proton ra khỏi tế bào chống lại gradien nồng độ proton.
-
Câu 8:
Thế nước
A. là sự khác biệt giữa chất tan thế năng và thế năng áp suất.
B. tương tự như áp suất không khí trong lốp ô tô.
C. là sự chuyển động của nước qua màng.
D. xác định hướng nước chuyển động giữa các tế bào.
-
Câu 9:
Thẩm thấu
A. cần ATP.
B. dẫn đến sự bùng nổ của các tế bào thực vật được đặt trong nước tinh khiết.
C. có thể làm cho một tế bào trở nên turgid.
D. không phụ thuộc vào nồng độ chất tan.
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây đúng về vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây?
A. Thoát hơi nước giúp khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
B. Thoát hơi nước không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
C. Thoát hơi nước có tác dụng tăng nhiệt độ của lá cây.
D. Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch rây.
-
Câu 11:
Nhận định nào không chính xác khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường tới sự thoát hơi nước?
A. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí không sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
B. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí không đóng lại khi không có ánh sáng.
C. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
D. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng.
-
Câu 12:
Ở thực vật, hàm lượng nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá cây?
A. Khí khổng.
B. Bề mặt lá.
C. Mô dậu.
D. Mạch gỗ.
-
Câu 13:
Một lá cây tươi được đem cân có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút để lá thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,07 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.
A. 0,009 g/dm2/giờ
B. 0,56 g/dm2/giờ.
C. 0,64 g/dm2/giờ.
D. 0,01 g/dm2/giờ
-
Câu 14:
Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của cùng một lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1) dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giây chuyển màu từ xanh da trời sang hồng.
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá
(4) so sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt duới của lá trong cùng thời gian,
Các thao tác để kiểm tra độ thoát hơi nước tiến hành theo trình tự đúng là:
A. (3)→(1)→(2)→(4)
B. (1)→(2)→(3)→(4)
C. (2)→(3)→(1)→(4)
D. (3)→(2)→(1)→(4)
-
Câu 15:
Đặc điểm nào của lá là không liên quan đến thoát hơi nước qua lớp cutin phủ bề mặt lá?
A. Tuổi lá
B. Độ dày của lá
C. Độ dày của cutin
D. Diện tích lá.
-
Câu 16:
Nhân tố bên trong cơ thể thực vật quyết định nhất đến thoát hơi nước?
A. Số lượng khí khổng
B. Kích thước khí khổng
C. Phân bố của khí khổng
D. Sự đóng mở khí khổng
-
Câu 17:
Ion khoáng nào tham gia vào điều tiết độ mở khí khổng?
A. K+.
B. Mg2+.
C. Mn2+.
D. Ca2+.
-
Câu 18:
Cho các nhân tố sau:
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Gió và các ion khoáng.
(5) Độ pH của đất.
Có bao nhiêu nhân tố môi trường có liên quan đến quá trình điều tiết độ mở khí khổng?
A. (3) (4) và (1).
B. (3) và (2).
C. (2) và (1).
D. (2) và (3).
-
Câu 19:
Độ ẩm trong đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn
D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
-
Câu 20:
Khi xét về ảnh hưởng của tác nhân độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?
A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
-
Câu 21:
Có những tác nhân ngoại cảnh nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở cây?
I. Các ion khoáng
II. Ánh sáng
III. Nhiệt độ
IV. Gió
V. Nước
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 22:
Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở những loại cây có đặc điểm nào?
A. Cây bụi thấp và cây thân thảo
B. Cây thân bò
C. Cây thân gỗ
D. Cây thân cột
-
Câu 23:
Nguyên nhân chính của hiện tượng ứ giọt ở lá cây là do:
A. Các phân tử nước có liên kểt với nhau tạo nên sức căng bề mặt
B. Sự thoát hơi nước yếu
C. Độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước
D. Cả A và C
-
Câu 24:
Phát biểu nào dưới đây không chính xác về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật khi có độ ẩm cao?
A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
-
Câu 25:
Hiện tượng ứ giọt ở các loài thực vật khi môi trường có độ ẩm cao là gì?
A. Những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá khi không khí bão hòa hơi nước.
B. Thoát hơi nước quá mạnh, lá không thoát kịp nên hơi nước bị ứ đọng thành giọt.
C. Thoát hơi nước mạnh qua cutin
D. Chất lỏng hình thành từ nhựa cây.
-
Câu 26:
Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua cấu tạo nào ở lá cây?
A. Cả hai con đường qua khí khổng và cutin
B. Lớp cutin
C. Khí khổng
D. Biểu bì thân và rễ.
-
Câu 27:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(2) Vận tốc lớn.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(4) Vận tốc nhỏ.
Con đường thoát hơi nước qua lớp cutin phủ bề mặt lá có bao nhiêu đặc điểm trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở lá cây có đặc điểm gì?
A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh
-
Câu 29:
Khi tế bào khí khổng no nước thì diễn ra quá trình gì tiếp theo?
A. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra
-
Câu 30:
Cấu tạo của một đơn vị khí khổng ở lá cây có các đặc điểm sau đây:
1. Mỗi khí khổng có hai tế bào bình hạt đậu xếp úp vào nhau.
2. Mồi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp.
3. Tế bào khí khổng có vách dày mỏng không đều; thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngoài.
4. Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá.
Hai đặc điểm cấu tạo quan trọng nào phù hợp với chức năng đóng mở của khí khổng?
A. 1, 3
B. 2, 3
C. 1, 2
D. 3, 4
-
Câu 31:
Thoát hơi nước qua lá ở cây trồng được thực hiện bằng những con đường nào?
A. qua khí khổng, mô giậu
B. qua khí khổng, cutin
C. qua cutin, biểu bì
D. qua cutin, mô giậu
-
Câu 32:
Vì sao khi đứng dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng?
A. Mái che ít bóng mát hơn.
B. Lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh.
C. Cây có khả năng hấp thụ nhiệt.
D. Cây tạo bóng mát.
-
Câu 33:
Quá trình thoát hơi nước qua lá cây không đóng vai trò nào cho cây và môi trường?
A. Cung cấp năng lượng cho lá.
B. Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
C. Hạ nhiệt độ cho lá.
D. Vận chuyển nước, ion khoáng
-
Câu 34:
Vai trò chính của quá trình thoát hơi nước của cây là gì?
A. Tăng lượng nước cho cây
B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C. Cân bằng khoáng cho cây
D. Làm giảm lượng khoáng trong cây
-
Câu 35:
Quá trình thoát hơi nước qua lá đem lại lợi ích gì cho cây?
A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây
B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.
C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.
-
Câu 36:
Cơ quan nào đóng vai trò chính trong việc thoát hơi nước của cây?
A. Cành
B. Lá
C. Thân
D. Rễ
-
Câu 37:
Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?
A. Vách xenlulôzơ
B. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuếch tán.
C. Mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán.
D. Tầng cutin.
-
Câu 38:
Thành phần chủ yếu được vận chuyển trong dòng mạch rây của cây là gì?
A. saccarôzơ và axit amin.
B. hoocmon, các ion khoáng
C. nước và các ion khoáng.
D. axit amin, ion khoáng.
-
Câu 39:
Trong một thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển các chất trong dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
-
Câu 40:
Tại sao mạch rây phải được cấu tạo từ những tế bào sống?
A. Mạch gỗ là tế bào chết thì mạch rây phải là tế bào sống
B. Mạch rây kiểm soát việc phân phối, trao đổi các chất trong cây
C. Dòng mạch rây di chuyển từ trên xuống, một phần nhỏ được đưa xuống dưới, phần lớn vào mạch gỗ. Do đó mạch rây là tế bào sống, để vận chuyển ít chất hơn.
D. Vì mạch rây luôn phải vận chuyển chủ động.
-
Câu 41:
Tại sao mạch gỗ lại được cấu tạo từ các tế bào chết?
A. Vì chúng không được cung cấp chất dinh dưỡng nên bị chết
B. Tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn.
C. Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài.
D. Cả B và C.
-
Câu 42:
Nội dung nào sau đây sai khi nói về các dòng vận chuyển vật chất trong cây?
1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống.
2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ.
4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem).
A. 2.3,4
B. 1,2,4.
C. 2,4
D. 1.2.
-
Câu 43:
Trong những nhận định về dòng mạch rây ở trong cây sau đây, có bao nhiêu nhận định là đúng?
(1) Mạch rây là dòng đi lên trong cây.
(2) Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.
(3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.
(4) Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây.
(5) Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ của cây.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 44:
Động lực đẩy của dòng mạch rây là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa những bộ phận nào trong cây?
A. Lá và rễ
B. Cành và thân
C. Cành và lá
D. Thân gỗ và lá
-
Câu 45:
Chất nào là thành phần chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?
A. Đường đa
B. Axit amin
C. Glucozơ
D. Saccarozơ
-
Câu 46:
Trong cây, các tế bào ở mạch rây là những tế bào như thế nào?
A. các tế bào sống
B. các tế bào chết
C. các tế bào non
D. các tế bào già
-
Câu 47:
Lực đẩy do áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng nào?
A. Rỉ nhựa và ứ giọt
B. Rỉ nhựa
C. Thoát hơi nước
D. Ứ giọt
-
Câu 48:
Động lực đẩy của dòng mạch gỗ từ rễ đến lá là gì?
A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch
D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
-
Câu 49:
Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ trong cây chủ yếu là gì?
A. Nước và các ion khoáng
B. Amit và hooc môn
C. Axitamin và vitamin
D. Xitôkinin và ancaloit
-
Câu 50:
Trong các đặc điểm sau:
(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
(5) Gồm những tế bào sống.
Bao nhiêu đặc điểm nói đúng về mạch gỗ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5