Trắc nghiệm Ứng động Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Khi so sánh về phản ứng hướng sáng (hướng động) của cây với phản ứng vận động nở hoa (ứng động) của cây, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Đều là hình thức cảm ứng của cây, giúp cây thích nghi với môi trường.
B. Cơ sở tế bào học của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.
C. Cơ quan thực hiện phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là khác nhau
D. Hướng kích thích của phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa là như nhau.
-
Câu 2:
Cây thích ứng với môi trường của chúng bằng những cách thức nào?
A. Hướng động và ứng động
B. Đóng khí khổng, lá cụp xuống
C. Sự tổng hợp sắc tố
D. Thay đổi cấu trúc tế bào
-
Câu 3:
Sự thay đổi áp suất thẩm thấu trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động là do yếu tố nào?
A. Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng
B. Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào
C. Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục
D. Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.
-
Câu 4:
Hiện tượng đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào ở thực vật?
A. Ứng động sinh trưởng
B. Ứng động không sinh trưởng
C. Hướng hóa
D. Ứng động tiếp xúc
-
Câu 5:
Hiện tượng cử động bắt mồi của thực vật như hoa ăn thịt, cây nắp ấm có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây?
A. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời vừa lên
B. Xếp lá cây của cây họ đậu vào chiều tối
C. Xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm
D. Cả B và C
-
Câu 6:
Những ứng động nào ở thực vật dưới đây là dạng ứng động theo sức trương nước?
A. Tua cuốn quấn vòng
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
C. Hoa bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại khi chạng vạng tối
D. Cây nắp ấm bắt côn trùng
-
Câu 7:
Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ có hiện tượng xếp lại (co mình lại). cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của:
A. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật
B. Xung động thần kinh thực vật
C. Sức trương nước của tế bào
D. Cả A,B,C
-
Câu 8:
Các hiện tượng nào được liệt kê sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng ở thực vật?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở.
D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ.
-
Câu 9:
Mô tả nào sau đây về hiện tượng ứng động không sinh trưởng ở thực vật là không đúng?
A. Sự vận động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào
B. Liên quan đến sự trưởng nước, sự lan truyền kích thích, phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa
C. Vận động theo đồng hồ sinh học
D. Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học
-
Câu 10:
Ứng động không sinh trưởng ở thực vật là kiểu ứng động như thế nào?
A. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước)
B. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước)
C. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước)
D. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trương nước
-
Câu 11:
Loại hoa nào dưới đây có vận động nở hoa (ứng động sinh trưởng) theo ánh sáng?
A. Hoa nghệ tây, hoa dạ hương
B. Hoa mười giờ, hoa quỳnh
C. Họ hoa Cúc và hoa quỳnh
D. Hoa nghệ tây, hoa Tuylip
-
Câu 12:
Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào của môi trường bên ngoài?
A. Nồng độ CO2 và O2
B. Ánh sáng
C. Độ ẩm không khí
D. Ánh sáng và nhiệt độ
-
Câu 13:
Những ứng động nào dưới đây là thuộc vào đặc điểm của ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
B. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. khí khổng đóng và mở
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ
D. Khí khổng đóng và mở.
-
Câu 14:
Ứng động sinh trưởng ở thực vật là gì?
A. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
B. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng không do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
C. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
D. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ chết đi của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.
-
Câu 15:
Hiện tượng ứng động có vai trò như thế nào đối với thực vật?
A. Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường
B. Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh
C. Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Ứng động ở thực vật khác với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Có nhiều tác nhân kích thích
B. Tác nhân kích thích không định hướng
C. Có sự vận động vô hướng
D. Không liên quan đến sự phân chia tế bào
-
Câu 17:
Hiện tượng ứng động diễn ra ở thực vật là do
A. Tác nhân kích thích một phía
B. Tác nhân kích thích không định hướng
C. Tác nhân kích thích định hướng
D. Tác nhân kích thích của môi trường.
-
Câu 18:
Trong các kiểu cảm ứng ở động vật thì ứng động được hiểu là gì?
A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định
-
Câu 19:
Nhiều sinh vật sống thể hiện đặc tính độc nhất của việc sản xuất ánh sáng thấy được. Thuật ngữ nào được sử dụng để mô tả hiện tượng này?
A. Phát quang sinh học
B. Quang hợp
C. Quang hô hấp
D. Không ý nào đúng
-
Câu 20:
Có bao nhiêu mệnh đề đúng khi nói về sự khác nhau giữa vận động định hướng và vận động cảm ứng
1. Sự khác nhau là ở phía tác động của các nhân tố kích thích
2. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động
3. Vận động hướng động là vận động về một phía, còn vận động cảm ứng thì không phân biệt phía
4. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin.A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 21:
Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa hướng động và ứng động của thực vật?
A. Sự khác nhau là ở đặc điểm tác động của các nhân tố môi trường
B. Sự khác nhau thể hiện ở tốc độ phản ứng trước các nhân tố tác động
C. Vận động hướng động là vận động có hướng, còn vận động ứng động là vận động không có hướng
D. Cả hai hình thức vận động này đều liên quan đến auxin
-
Câu 22:
Hành động mà môi trường thực hiện đối với sinh vật được gọi là ________
A. Phản ứng
B. Kích thích
C. Phản xạ
D. Cảm ứng
-
Câu 23:
Cho các ý sau về ứng động ở thực vật, có bao nhiêu ý sai?
1. Sự phát triển hoặc di chuyển của một bộ phận thực vật do kích thích hóa học được gọi là quá trình hóa học (chemotropism).
2. Sự chuyển động của rễ thực vật về phía trái đất và của thân cây ra xa trái đất, cả hai đều là trường hợp của thuyết địa dưỡng.
3. Hormone Auxin làm tăng tốc độ phát triển của thân và nó làm tăng tốc độ phát triển ở rễ.
4. Các tua có dạng Thigmotropic tích cực có nghĩa là chúng phát triển về phía những thứ mà chúng tình cờ chạm vào.A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng :
A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học
B. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau
C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật
D. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau
-
Câu 25:
Dạng ứng động nào sau đây cổ cơ chế giống với phản ứng “thức - ngủ” ở các cây họ đậu?
A. hoa phù dung sớm nở tối tàn.
B. cử động “bắt mồi” ở cây nắp ấm.
C. cây trinh nữ cụp lá khi va chạm.
D. cây vươn tới nguồn sáng
-
Câu 26:
Có bao nhiêu mệnh đề đúng:
1. Hiện tượng quấn vòng của rau muống là hướng động tiếp xúc
2. Hiện tượng tua cuốn của bầu, bí quấn quanh một cọc rào là vận động quấn vòng (ứng động sinh trưởng)
3. Vận động khép, cụp lá ở cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng
4.Vận động khép, xòe lá ở cây họ Đậu và họ Chua me là ứng động sinh trưởngA. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 27:
Cho các hiện tượng:
1. Cây luôn vươn về phía ánh sáng
2. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn tới nguồn nước, nguồn phân
3. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc
4. Rễ cây mọc tránh chất độc
5. Vận động quấn vòng của tua cuốn
Số hiện tượng không thuộc tính hướng động là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 28:
Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu ứng động sinh trưởng?
A. Sự đóng mở khí khổng ở thực vật
B. Vận động bắt mồi ở thực vật.
C. Ứng dộng nở hoa ở cây bồ công anh.
D. Ứng động tiếp xúc ở cây trinh nữ.
-
Câu 29:
Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối, là ví dụ về
A. hướng sáng dương dưới tác động của ánh sáng.
B. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
C. ứng động sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.
D. ứng động sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
-
Câu 30:
Khi nói về cảm hứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:
(1) Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2) Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
(3) Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.
(4) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.
(5) Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 31:
Ứng động nở hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipa) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối (do sự biến đổi của nhiệt độ) là kiểu ứng động:
A. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động.
B. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động.
C. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động.
D. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động.
-
Câu 32:
Các kiểu ứng động của cây?
A. Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
B. Ứng động sức trương - hoá ứng động.
C. Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
D. Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng.
-
Câu 33:
Nguyên nhân gián tiếp gây ra ứng động sinh trưởng ở thực vật là:
A. Sự thay đổi sức trương nước của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới khác nhau.
B. Các yếu tố môi trường tác động không đều.
C. Sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh.
D. Tốc độ sinh trưởng không đều của các tế bào ơ mặt trên và mặt dưới cánh hoa hoặc lá.
-
Câu 34:
Quan sát hình dưới đây và cho biết cung phản xạ tự vệ ở người gồm các thành phần nào ?
A. Cơ quan thụ cảm , tủy sống, cơ quan phản ứng
B. Kích thích, cơ quan thụ cảm , đường dẫn truyền, tủy sống
C. Cơ quan thụ cảm, đường dẫn truyền, tủy sống, cơ quan phản ứng
D. Kích thích,cơ quan thụ cảm, đường dẫn truyền, tủy sống, cơ quan phản ứng
-
Câu 35:
Khi nói đến ứng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ứng động sinh trưởng, là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...).
II. Ứng động không sinh trưởng, là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
III. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
IV. Ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trẽn và mặt dưới của cơ quan như phiến lá, cành hoa... dưới tác động của kích thích không định hướng của ngoại cảnh gây nên
V. Ứng động không sinh trưởng xuất hiện do sự biến đổi sức trương nước bên trong các tế bào, trong các cấu trúc chuyển hoá hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hoá chất gây ra.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Cho các hiện tượng về cảm ứng ở thực vật sau đây, có bao nhiêu hiện tượng liên quan đến ứng động?
1. Quang ứng động
2. Thủy ứng động
3. Nhiệt ứng động
4. Hóa ứng động
5. Ứng động tiếp xúc
6. Điện ứng động
7. Ứng động tổn thương
8. Ứng động hướng sang
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 37:
Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Ứng động nở hoa của bồ công anh, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, ứng động nở hoa của bồ công anh.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
-
Câu 38:
Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:
(1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
(3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.
(4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.
(5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 39:
Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng sớm và cụp lại lúc chạng vạng tối là kiểu ứng động nào?
A. Quang ứng động
B. Nhiệt ứng động
C. Hóa ứng động
D. Điện ứng động
-
Câu 40:
Các hình thức vận động cảm ứng của cây phụ thuộc vào:
A. Biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học
B. Sự co rút của chất nguyên sinh
C. Thay đổi đột ngột sức trương nước của tế bào
D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng
-
Câu 41:
Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?
A. Thụ quan đau ở da -> Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ ->Tuỷ sống -> Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ -> Các cơ ngón ray.
B. Thụ quan đau ở da -> Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ -> Tuỷ sống -> Các cơ ngón ray.
C. Thụ quan đau ở da -> Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ -> Tuỷ sống -> Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ -> Các cơ ngón ray.
D. Thụ quan đau ở da -> Tuỷ sống -> Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ -> Các cơ ngón ray.
-
Câu 42:
Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?
A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.
B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.
C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.
D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.
-
Câu 43:
Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh phát triển là:
A. Hạch ngực.
B. Hạch não.
C. Hạch bụng.
D. Hạch lưng
-
Câu 44:
Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?
A. Co rút chất nguyên sinh.
B. Chuyển động cả cơ thể.
C. Tiêu tốn năng lượng.
D. Tiêu tốn năng lượng.
-
Câu 45:
Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự:
A. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ
B. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh
C. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ
D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác
-
Câu 46:
Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là gì?
A. Ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác động của ngoại cảnh, còn ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi sức trương nước trong tế bào.
B. Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.
C. Ứng đông sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá.
D. Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, còn ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.
-
Câu 47:
Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là:
A. Ứng động không sinh trưởng: nhiệt ứng động, hoá ứng đông.
B. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
C. Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.
D. Ứng động sinh trưởng: ứng động sức trương, quang ứng động.
-
Câu 48:
Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?
A. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động.
B. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương.
C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc.
D. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động.
-
Câu 49:
Ứng động nở hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipa) nở ra vào lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối (do sự biến đổi của nhiệt độ) là kiểu ứng động:
A. Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động
B. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động
C. Ứng động sinh trưởng - quang ứng động
D. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động
-
Câu 50:
Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?
.
A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi
B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu
C. Vận động hướng ánh sáng của cây sồi
D. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương