Trắc nghiệm Thực hiện pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
X 14 tuổi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông nên làm gì?
A. Ra quyết định xử phạt hành chính đối với X.
B. Không xử phạt hành chính X vì chưa đủ tuổi.
C. Ra quyết định phạt tiền đối với hành vi vi phạm của X.
D. Nhận một ít tiền của X , không xử phạt cho X đi tiếp.
-
Câu 2:
B 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều và bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Trong trường hợp này, Cảnh sát giao thông cần xử lí vi phạm của B như thế nào?
A. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền.
B. Ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức phạt tiền cảnh cáo.
C. Vừa quyết định xử phạt hành chính vừa phạt tiền.
D. Nhắc nhở, giáo dục B rồi cho đi.
-
Câu 3:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính, đáp án nào dưới đây đúng?
A. Vi phạm hành chính do cố ý.
B. Một số vi phạm hành chính do mình gây ra.
C. Mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
D. Hành vi vi phạm kỉ luật do mình gây ra.
-
Câu 4:
Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 14 tuổi trở lên.
B. 15 tuổi trở lên.
C. 16 tuổi trở lên.
D. 18 tuổi trở lên.
-
Câu 5:
Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì phải chịu xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?
A. Từ đủ 10 tuổi đến 12 tuổi.
B. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi.
C. Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi.
D. Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.
-
Câu 6:
Ông D bị Đội quản lí thị trường Quận X bắt giữ khi đang vận chuyển 100kg thịt lợn đã bốc mùi hôi thối, đang trong quá trình phân hủy đi tiêu thụ. Trong trường hợp này, ông D phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 7:
Đoàn kiểm tra và chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố phát hiện cơ sở sản xuất nước đá VA không đạt điều kiện vệ sinh, chưa xét nghiệm nguồn nước sự dụng cho sản xuất và mẫu nước đá do cơ sở này sản xuất không đạt chuẩn. Với những hành vi trên, cơ sở sản xuất nước đá VA phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hành chính.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 8:
T điều kiển xe mô tô chạy vào đường cấm và đã bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để kiểm tra giấy tờ. T đã thừa nhận với Cảnh sát giao thông là mình chưa có giấy phép lái xe mô tô. Với các hành vi điều kiển xe mô tô đi vào đường cấm và điều kiện xe khi không có giấy phép lái xe, T phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 9:
Sau khi phát hiện điều kiển xe mô tô chạy vượt đèn đỏ tại ngã tư, Cảnh sát giao thông đã yêu cầu D dừng xe để kiểm tra giấy tờ. Với hành vi điều kiển xe mô tô vượt đèn đỏ, D phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 11:
Người có hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước thì phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 12:
B điều kiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định 20km/h.Trường hợp này, hành vi của B đã vi phạm vấn đề nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 13:
A điều kiển xe mô tô ngược chiều của đường một chiều. Trường hợp này A đã vi phạm tới cái nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 14:
Phòng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Q kiểm tra phát hiện Công ty sản xuất thương mại T vi phạm các quy đinh về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nước uống đóng chai. Kết quả xét nghiệm cho thấy 100% mẫu nước do công ty sản xuất không đạt tiêu chuẩn. Trường hợp này, Công ty sản xuất thương maị T đã vi phạm đến vấn đề nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 15:
Vi phạm hành chính được xem là hành vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các điều nào sau đây?
A. Quan hệ lao động.
B. Quy tắc quản lí nhà nước.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quy tắc chung của xã hội.
-
Câu 16:
Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm , xâm hại các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm cái nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 17:
P ( 14 tuổi 8 tháng ) mang trong người 160 triệu đồng tiền giả. Khi P đang gạ bán số tiền giả nói trên cho L thig bị bắt. Trong trường hợp này, P phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Kỉ luật.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 18:
A ( 14 tuổi ) và B ( 15 tuổi ) cướp giật túi sách của chị M, trong túi có 300 triệu đồng và 10 lượng vàng. Trên đường tẩu thoát, A và B đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt giữ. Với tội cướp tài sản, A và B phải chịu trách nhiệm nào trong đáp án dưới đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 19:
Trần Văn X ( 14 tuổi 6 tháng) bị công an bắt khi đang vận chuyển 3 kg ma túy đến nơi tiêu thụ. Với hành vi này, X phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Kỉ luật.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 20:
Nguyễn Văn A 15 tuổi bị bắt sau khi lừa bán hai cô gái ( một cô 14 tuổi và một cô 15 tuổi) sang bên kia biên giới. Với tội mua bán người A phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 21:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình gây ra là tội nào sau đây?
A. Một số tội phạm.
B. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. Mọi tội phạm.
D. Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý.
-
Câu 22:
Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra?
A. 14 tuổi trở lên.
B. 15 tuổi trở lên.
C. 16 tuổi trở lên.
D. 18 tuổi trở lên.
-
Câu 23:
Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. 14 tuổi trở lên.
B. 15 tuổi trở lên.
C. 16 tuổi trở lên.
D. 18 tuổi trở lên.
-
Câu 24:
Người đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.
B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.
C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.
D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.
-
Câu 25:
Người đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.
B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.
C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.
D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.
-
Câu 26:
Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được xem là bao nhiêu tuổi?
A. 10.
B. 12.
C. 14.
D. 16.
-
Câu 27:
Người bao nhiêu tuổi được ghi nhận thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.
B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.
C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.
D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.
-
Câu 28:
Cho rằng M có bình luận xúc phạm mình trên facebook, D là sinh viên Trường Đại học Y đã chặn đường và dunghf dao nhọn đâm M bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu. Trong trường hợp này, D phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Kỉ luật.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 29:
Cho rằng A có bình luận xúc phạm mình trên facebook, D là sinh viên Trường Cao đẳng X đã chặn đường đánh, khiến A bị thương rất nặng phải nhập viện điều trị. Trong trường hợp này, D phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 30:
H vừa lĩnh 60 triệu đồng tiền gửi ngân hàng đi ra đến đường quốc lộ thì T (35 tuổi) dùng dao dí vào cổ H và yêu cầu H đưa tiền, nếu không đưa T sẽ đâm. Ngay lúc đó quần chúng nhân dân chạy tới bắt giữ T. Trong trường hợp nàyT phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Kỉ luật.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 31:
B ( 19 tuổi) thấy chi H đeo 2 nhẫn vàng ở ngón tay nên B đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị bị ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Ngay sau đó B đã bị công an bắt.Trong trường hợp này, B phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hình sự.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
-
Câu 32:
B ( 19 tuổi) thấy chi H đeo 2 nhẫn vàng ở ngón tay nên T đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị bị ngất, sau đó T lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Trong trường hợ này, B đã vi phạm gì?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Hành chính.
D. Kỉ luật.
-
Câu 33:
Nguyễn Văn Y (35 tuổi) sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của một số cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ số tiền lên đến 1,1 tỷ đồng. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn Y đã vi phạm cái gì trong những đáp án sau đây?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm dân sự.
-
Câu 34:
Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm nào sau đây?
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 35:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm dân sự.
-
Câu 36:
Tương ứng với mỗi loại trách nhiệm pháp luật là một loại vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm nhất định.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Hình phạt nhất định.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 37:
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ pháp lí.
B. Hình phạt nhất định.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm cụ thể.
-
Câu 38:
Vi phạm pháp luật thường được chia thành mấy loại?
A. Hịa.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
-
Câu 39:
Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi vượt đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quy định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải thực hiện pháp luật nào?
A. Thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình.
B. Chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm pháp luật của mình.
C. Chịu thiệt hại do vi phạm pháp luật.
D. Khắc hục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 40:
Nghĩa vụ các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là như thế nào?
A. Nghĩa vụ pháp lí.
B. Hình phạt.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Sự trừng phạt.
-
Câu 41:
Việc xác đinh hành vi vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định điều gì sau đây?
A. Trách nhiệm.
B. Nghĩa vụ pháp lí.
C. Tội danh.
D. Trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 42:
Vi phạm pháp luật không có dấu hiệu nào trong những đáp án dưới đây?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực pháp lí thực hiện.
C. Làm cho người khác phải ân hận, đau khổ.
D. Người vi phạm pháp luật có lỗi.
-
Câu 43:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi được thực hiện bởi ai trong những đáp án sau đây?
A. Tội phạm thực hiện.
B. Người có năng lực thực hiện.
C. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Mọi tổ chức hoặc cá nhân thực hiện.
-
Câu 44:
Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào sau đây?
A. Là hành vi sai trái , có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Là hành vi trái đạo đức, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí thực hiện.
-
Câu 45:
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, sâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi:
A. vi phạm kỉ luật.
B. phạm quy.
C. vi phậm pháp luật.
D. phạm tội.
-
Câu 46:
Thực hiện pháp luật bao gôm mấy hình thức?
A. Môt.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
-
Câu 47:
Chi cục thi hành án dân sự Quận 1(thành phố C) tiến hành cưỡng chế thi hành án buộc bà Lê Thị H giao trả nguyên hiện trạng diện tích đang xử dụng tại tầng trệt nhà số 3 đường X , phường Y, Quận 1 cho ông Võ Văn T theo kết luật bản án số 123/2015/DSPT ngày 5 tháng 6 năm 2015 của tòa án nhân dân Thành phố C về giải quyết việc “ tranh chấp hợp đồng thuê nhà và đòi tài sản” giữa ông Võ Văn T và bà Lê Thị H. Trong trường hợp này , chi cục thi hành án Quân 1 ( thành phố C) đã:
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
-
Câu 48:
Tòa án nhân dân Thành phố A (tỉnh B) tuyên án sơ thẩm, yêu cầu tòa án nhân dân tỉnh B hải bồi thường hơn 22,9 tỷ đồng tiền oan sai cho ông P do trước đó tòa án nhân dân tỉnh B đã xử sai khiến ông P phải ngồi tù oan gần 3 năm. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện A đã:
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 49:
Tòa án nhân dân quận H tuyên phạt Nguyễn Văn M 10 năm tù giam về tội cướp tài sản. Trong trường hợp này , tòa án nhân dân Quận H đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 50:
Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định giải quyết về phân chia tài sản và trách nhiệm nuôi con giữa anh A và chị B sau khi ly hôn. Trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện A đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.