Trắc nghiệm Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949) Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Liên hợp quốc (UN - United Nations) là tổ chức có nhiều đóng góp trong việc duy trì an ninh và hòa binh thế giới. Tuy nhiên hạn chế vẫn nằm ở nhiều mặt như?
A. Quan liêu, tham nhũng ngày càng gia tăng.
B. Chưa giải quyết các vấn đề dịch bệnh, thiên tai, viện trợ kinh tế đối với các nước thành viên nghèo khó.
C. Hệ thống nội bộ chia rẽ.
D. Chưa đưa ra được quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông, châu Âu, Irắc.
-
Câu 2:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị. Có ý kiến cho rằng sự tham gia của Liên Xô với tư cách là ủy viên thường trực có ý nghĩa với tổ chức, ý nghĩa đó là?
A. Hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ.
B. Tăng cường vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới
C. Thể hiện tính đa dạng trong tổ chức.
D. Kiềm chế sự mâu thuẫn giữa các cường quốc
-
Câu 3:
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Vậy vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc (UN - United Nations) là gì?
A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới
-
Câu 4:
“Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công một phần là nhờ quyết định của hội nghị Ianta (2-1945)”. Nhận xét này theo anh/chị là đúng hay sai? Vì sao?
A. Không. Vì phát xít Nhật là do nhân dân Việt Nam tiêu diệt
B. Đúng. Vì tổ chức Liên hợp quốc được thành lập đã hỗ trợ Việt Nam giành chính quyền
C. Không. Vì hội nghị Ianta đã tạo điều kiện để thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam
D. Đúng. Vì hội nghị đã quyết định tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật- kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam
-
Câu 5:
Từ những quyết định của Hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta đâu là điểm hạn chế từ những quyết định của Hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Dẫn tới cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô.
-
Câu 6:
Quyết định Hội nghị I-an-ta Trật tự thế giới mới bao gồm những cường quốc nào dưới đây?
A. Liên Xô, Anh. Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Liên Xô, Anh, Pháp. Mĩ. Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
-
Câu 7:
Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ quyết định Hội nghị I-an-ta gồm tất cả là bao nhiêu nước?
A. 3 nước
B. 4 nước
C. 5 nước
D. 6 nước
-
Câu 8:
Cơ sở nào là nền tảng cơ bản khiến trật tự thế giới hai cực Ianta hình thành?
A. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
B. Những thỏa thuận của ba cường quốc sau Hội nghị Ianta, sự phân chia đóng quân của các cường quốc.
C. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta.
D. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
-
Câu 9:
Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới (mà sau này là Liên Hợp Quốc). Nguyên nhân sâu xa khiến Hội nghị Ianta đưa ra quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc là gì?
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Các cường quốc tham dự Hội nghị Ianta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới.
C. Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh.
D. Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.
-
Câu 10:
Tháng 12/1989, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống gặp nhau tại Manta với nội dung gì?
A. Tuyên bố chấm dứt việc chạy đua vũ trang
B. Tuyên bố hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân
C. Tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”
D. Tuyên bố hai nước hợp tác để giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh cho nhân loại
-
Câu 11:
Trong các nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc nguyên tắc nào chịu nhiều sự chi phối nhất?
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
-
Câu 12:
Hội nghị Ianta có nguyên nhân nào sâu xa dẫn đến quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc?
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Các cường quốc tham dự Hội nghị Ianta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới.
C. Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh.
D. Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.
-
Câu 13:
Liên hợp quốc từ khi thành lập đến hiện tại có vai trò gì?
A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình
C. Giúp đỡ các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới
-
Câu 14:
Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai đã đi đến những ngày cuối cùng. Đây là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, thiệt hại của nó đối với thế giới bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong lịch sử cộng lại vì vậy yêu cầu cần phải thành lập tổ chức Liên hợp quốc là gì?
A. Do yêu cầu của Liên Xô
B. Do ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới
C. Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại
D. Do ảnh hưởng của chương trình 14 điểm
-
Câu 15:
Nội dung Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
-
Câu 16:
Hội nghị Potsdam quốc gia tham dự hội nghị là Mỹ, Anh và Liên Xô. Đại diện của ba quốc gia gồm có tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin, Thủ tướng Anh Winston Churchill người sau đó được thay bởi Clement Attlee, và Tổng thống Mỹ Harry S. Truman hội nghị được triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Tháng 7 năm 1945. Ở Liên Xô.
B. Tháng 8 năm 1945. Ở Mĩ.
C. Tháng 10 năm 1945. Ở Đức.
D. Tháng 7 năm 1945. Ở Đức.
-
Câu 17:
Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô đã có cam kết gì?
A. Cam kết cùng Mỹ quản lý nước Đức.
B. Cam kết sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
C. Hỗ trợ Mỹ về vũ khí để chống Nhật.
D. Cùng Mỹ thành lập liên minh chống Nhật.
-
Câu 18:
Đầu tháng 12 năm 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sàn Liên Xô Goocbachop và Tổng thỗng Mĩ Busơ diễn ra ở?
A. Ở Luân Đôn (Anh)
B. Ở Ianta (Lien Xô)
C. Ở Manta (Địa Trung Hải)
D. Oasinh tơn (Mĩ)
-
Câu 19:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Trong phiên họp ngày 20/ 9 / 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ bao nhiêu?
A. 194.
B. 149.
C. 195.
D. 159.
-
Câu 20:
Chuyển biến như thế nào trong nhận thức của nhân loại về vấn đề hòa bình khi tổ chức Liên hợp quốc?
A. Đây là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và công cụ bảo vệ nó.
B. Cần có những nước lớn đứng ra lãnh đạo nền hòa bình thế giới
C. Phải có một công cụ bảo vệ nền hòa bình thế giới
D. Phải xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử chung giữa các nước
-
Câu 21:
Nền tảng Hội nghị nào cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hội nghị Ianta
B. Hội nghị Xan Phranxico
C. Hội nghị Pốtxđam
D. Hội nghị Pari
-
Câu 22:
Đầu năm 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh yêu cầu cần phải thành lập tổ chức Liên hợp quốc là gì?
A. Do yêu cầu của Liên Xô
B. Do ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới
C. Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại
D. Do ảnh hưởng của chương trình 14 điểm
-
Câu 23:
Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của ai theo hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của 2 cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ (2/1945)?
A. Anh.
B. Mĩ.
C. Liên Xô.
D. Pháp.
-
Câu 24:
Hội nghị Pốt-xđam được triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu?
A. Tháng 7 năm 1945. Ở Liên Xô.
B. Tháng 8 năm 1945. Ở Mĩ.
C. Tháng 10 năm 1945. Ở Đức.
D. Tháng 7 năm 1945. Ở Đức.
-
Câu 25:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai trật tự thế giới mới có gì đặc biệt?
A. Thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng, chi phối mọi hoạt động.
B. Thế giới được phân chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đối lập nhau.
C. Được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
D. Được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
-
Câu 26:
Đầu tháng 8/1975, đã có 35 nước châu Âu cùng với Canada và nước nào ký kết định ước Henxinki?
A. Cùng với Mĩ và Liên Xô
B. Cùng với Mĩ và Pháp
C. Cùng với Mĩ và Canada
D. Cùng với Mĩ và Anh
-
Câu 27:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
“Tại Hội nghị Ialta (2 /1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN).
Từ ngày 25/4 đến 26 /6 / 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ).
Ngày 24 / 10 / 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 / 01 / 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước.
Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 / 7 / 2011. Đại hội đồng Liên hợp quốc họp phiên đầu tiên tại đâu?
A. Mỹ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Đức.
-
Câu 28:
Liên hợp quốc ra đời là bước nhảy vọt trong nhận thức như thế nào của nhân loại về vấn đề hòa bình?
A. Đây là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và công cụ bảo vệ nó.
B. Cần có những nước lớn đứng ra lãnh đạo nền hòa bình thế giới
C. Phải có một công cụ bảo vệ nền hòa bình thế giới
D. Phải xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử chung giữa các nước
-
Câu 29:
Điểm tương đồng của hai hệ thống lớn trong lịch sử hệ thống Vécxai - Washington với trật tự hai cực Ianta là?
A. Đều do các nước đế quốc thiết lập nên để phục vụ lợi ích các nước đó.
B. Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
C. Đều chia thế giới ra làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. Đều là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
-
Câu 30:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960 bị ảnh hưởng không nhỏ bởi quyết định nào của Liên hợp quốc (UN - United Nations)?
A. Nghị quyết phi thực dân hóa
B. Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
C. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
D. Hiến chương Liên hợp quốc
-
Câu 31:
Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của 2 cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ theo quyết định của hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào?
A. Đông Đức.
B. Bắc Triều Tiên.
C. Đông Âu.
D. Nam Á.
-
Câu 32:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.Sự hình thành của hai nhà nước ở Đức với hai chế độ chính trị khác nhau vào năm 1949. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 9 năm 1949.
B. Tháng 12 năm 1949.
C. Tháng 10 năm 1949.
D. Tháng 8 năm 1948.
-
Câu 33:
Hãy chỉ ra một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc đúng là?
A. Hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
B. Chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
C. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
-
Câu 34:
Tổ chức quân sự NATO được Mĩ và các nước phương Tây đã thành lập ở đâu?
A. Pari (Pháp)
B. Luân Đôn (Anh)
C. Oasinhtơn (Hoa Kì)
D. Bruc xen (Bỉ)
-
Câu 35:
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San Francisco cho một hội nghị và bắt đầu soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà hát Opera San Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng Nhà hát Herbst. Điều lệ này được thông qua vào hội nghị nào?
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị Xan Phranxixcô.
C. Hội nghị Pốtxđam.
D. Hội nghị Pari.
-
Câu 36:
Liên minh chính trị-quân sự giữa Liên Xô và các nước Đông Âu hay còn gọi là hiệp ước Vácsava xã hội chủ nghĩa được thành lập vào thời gian?
A. Thành lập tháng 5-1955
B. Thành lập vào tháng 7-1955
C. Thành lập vào tháng 5-1949
D. Thành lập tháng 5-1952
-
Câu 37:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ).
Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước. Vào thời gian nào Hiến chương chính thức có hiệu lực?
A. 24 - 9 - 1945
B. 24 - 10 - 1945
C. 24 - 11 - 1945
D. 24 - 12 - 1945
-
Câu 38:
Nguyên nhân chính yếu nhất khiến Hội nghị Ianta thông qua quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc?
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Các cường quốc tham dự Hội nghị Ianta muốn thông qua tổ chức Liên Hợp quốc để thiết lập một trật tự thế giới mới.
C. Các cường quốc đã ý thức được hậu quả nặng nề của chiến tranh.
D. Duy trì hòa bình thế giới là vấn đề toàn cầu cần có sự chung tay của nhân loại và một công cụ bảo vệ nó.
-
Câu 39:
Hãy cho biết trong các hội nghị sau hội nghị nào đã đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hội nghị Ianta
B. Hội nghị Xan Phranxico
C. Hội nghị Pốtxđam
D. Hội nghị Pari
-
Câu 40:
Sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở khu vực châu Âu, bạn có nhận xét gì?
A. Sự phân chia diễn ra chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô
B. Sự phân chia diễn ra không đồng đều giữa Xô và Mĩ
C. Đức là nơi tập trung nhiều nước thực hiện nhiệm vụ giải giáp nhất
D. Sự phân chia diễn ra ở toàn bộ châu Âu
-
Câu 41:
Trong Hiến chương Liên hợp quốc để phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở nào?
A. Tôn trọng tôn chỉ, tư tưởng của mỗi dân tộc.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia.
C. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Tôn trọng chế độ, tư tưởng, văn hóa đa dạng của các dân tộc.
-
Câu 42:
Vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Việt Nam được tín nhiệm vào nhiệm kỳ mấy?
A. 2008 - 2009
B. 2007 - 2008
C. 2009 - 2010
D. 2006 - 2007
-
Câu 43:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta vĩ tuyến 38 theo thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sẽ trở thành ranh giới chia cắt giữa?
A. Hai miền nước Nhật.
B. Trung Quốc lục địa và Đài Loan.
C. Hai miền nước Đức.
D. Hai miền Triều Tiên.
-
Câu 44:
Tháng 6/1947, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến các nước Tây Âu?
A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO
B. Mĩ Thành lập khối SEATO
C. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh
D. Mĩ đề ra kế hoạch Macsan
-
Câu 45:
Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn - Anh), với sự tham dự của bao nhiêu nước?
A. 40 nước
B. 50 nước
C. 51 nước
D. 52 nước
-
Câu 46:
Sự tham gia của Liên Xô- lực lượng đi đầu của phong trào cách mạng thế giới sẽ giúp hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc đối với các vấn đề quốc tế; giúp Liên hợp quốc hoạt động có hiệu quả hơn hạn chế sự thao túng của các nước đế quốc, đặc biệt là?
A. Mĩ
B. Anh
C. Pháp
D. Canada
-
Câu 47:
Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh). Hội nghị Ianta triệu tập sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A. Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc sau chiến tranh
B. Nhu cầu thiết lập một nền hòa bình bền vững sau chiến tranh
C. Tham vọng chi phối thế giới của các cường quốc
D. Thái độ coi thường của các nước lớn đối với các dân tộc nhược tiểu
-
Câu 48:
Có ý kiến cho rằng trật tự Véc-xai - Oasinhtơn không tích cực và tiến bộ bằng trật tự Ianta hãy lý giải vì sao?
A. Do tham dự hội nghị đều là những nước tư bản dân chủ tiến bộ
B. Do ảnh hưởng của chương trình 14 điểm
C. Do sức ép của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
D. Do những bài học rút ra từ trước và có sự tham dự của Liên Xô
-
Câu 49:
Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc Liên hợp quốc hoạt động theo nguyên tắc chủ yếu nhằm mục đích?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Mục đích của Hiến chương đã nêu rõ.
-
Câu 50:
Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh). Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là?
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.