Trắc nghiệm Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Tổ chức, hoạt động của phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là
A. theo lề lối phong kiến.
B. biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.
C. tổ chức bạo động và đấu tranh vũ trang.
D. tổ chức, tập hợp quần chúng diễn thuyết.
-
Câu 2:
Mục đích làm cách mạng là cứu nước và cứu dân là tư tưởng cứu nước của
A. Phan Bội Châu.
B. Phong trào Cần Vương.
C. Phan Châu Trinh.
D. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
-
Câu 3:
Đâu là nhân tố quan trọng bậc nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh xét từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn?
A. Vấn đề thực lực kinh tế.
B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo
C. Vấn đề đoàn kết quốc tế
D. Phương thức tác chiến
-
Câu 4:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)
Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam.
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta.
D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát.
-
Câu 5:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?
A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
-
Câu 6:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)
Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp.
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
-
Câu 7:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)
Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
B. Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Anh và Pháp.
D. Ấn Độ và Trung Quốc.
-
Câu 8:
Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu được ghi nhận là:
A. sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng.
B. ý đồ cầu viện Nhật Bản để đánh đuổi Pháp.
C. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm.
D. chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc.
-
Câu 9:
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 đều bị thất bại là:
A. thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân.
B. thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.
C. thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
D. ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.
-
Câu 10:
Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX được đánh dấu là bước phát triển cao nhất và khi nó thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần vương trên phạm vi cả nước?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
-
Câu 11:
Sắp xếp theo thứ tự thời gian kết thúc (từ trước đến sau) các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:
A. Khởi nghĩa Ba Đình - khởi nghĩa Bãi Sậy - khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy - khởi nghĩa Ba Đình - khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy - khởi nghĩa Hương Khê - khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Hương Khê - khởi nghĩa Ba Đình - khởi nghĩa Bãi Sậy.
-
Câu 12:
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây tồn tại lâu nhất trong số các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
-
Câu 13:
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây nổ ra trước khi chiếu Cần vương được ban bố?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
-
Câu 14:
Mục tiêu của phong trào Cần vương thế kỉ XIX ở Việt Nam là:
A. phò vua, cứu nước.
B. giải phóng dân tộc.
C. chống triều đình Huế.
D. chống các thế lực phản động trong nước.
-
Câu 15:
Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua hiệp ước:
A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
B. Hiệp ước Hácmăng (1883).
C. Hiệp ước Patơnốt (1884).
D. Hiệp ước Thiên Tân (1884).
-
Câu 16:
Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?
A. Năm 1883, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.
B. Năm 1882, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.
C. Năm 1885, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất thuyết.
D. Năm 1884, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.
-
Câu 17:
Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?
A. Năm 1873, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.
B. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.
C. Năm 1875, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất Thuyết.
D. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.
-
Câu 18:
Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng để lo việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là:
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Hoàng Diệu.
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Tri Phương.
-
Câu 19:
Vì sao cuối thế kỉ XVIII, thực dân Pháp được ghi nhận không thực hiện được ý đồ xâm lược Việt Nam?
A. Vì chúng chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Vì triều đại phong kiến Việt Nam còn mạnh.
C. Vì chúng chưa có thế lực nội ứng ở Việt Nam.
D. Vì những diễn biến chính trị năm 1789 và điều kiện khó khăn về kinh tế tài chính.
-
Câu 20:
Thực dân Pháp đã lợi dụng các điều khoản của hiệp ước nào để chuẩn bị xâm lược Việt Nam?
A. Hiệp ước Mácxây (1788).
B. Hiệp ước Vécxai (1787).
C. Hiệp ước Hácmăng (1883).
D. Hiệp ước Patơnốt (1884).
-
Câu 21:
Triều Nguyễn thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì là đất thuộc Pháp trong Hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng.
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
-
Câu 22:
Tháng 2-1859, thực dân Pháp mở cuộc tấn công địa phương nào của nước ta?
A. Đà Nẵng.
B. Miền Bắc.
C. Gia Định.
D. Hà Nội.
-
Câu 23:
Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước ở Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng bạo động vũ trang?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Nguyễn Ái Quốc.
D. Lương Văn Can.
-
Câu 24:
Vị tướng nào trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp?
A. Phan Đình Phùng.
B. Đinh Công Tráng.
C. Cao Thắng.
D. Nguyễn Thiện Thuật.
-
Câu 25:
Trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn nhất?
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
-
Câu 26:
Chiếu Cần vương kêu gọi đồng bào, tướng lĩnh, sĩ phu ra sức giúp vua cứu nước được ban hành bởi:
A. vua Hàm Nghi.
B. vua Duy Tân.
C. vua Thành Thái.
D. vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
-
Câu 27:
Sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884), phái chủ chiến trong triều đình do ai đứng đầu vẫn hi vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới?
A. Vua Hàm Nghi.
B. Nguyễn Văn Tường.
C. Vua Duy Tân.
D. Tôn Thất Thuyết.
-
Câu 28:
Triều đình nhà Nguyễn kí kết Hoà ước Nhâm Tuất với Pháp vào thời gian nào?
A. Năm 1862.
B. Năm 1874.
C. Năm 1883.
D. Năm 1884.
-
Câu 29:
Người tổ chức thành công hai trận phục kích quân Pháp tại cầu Giấy (năm 1873 và năm 1883) là:
A. Lưu Vĩnh Phúc.
B. Phan Bá Vành.
C. Hoàng Diệu.
D. Nguyễn Tri Phương.
-
Câu 30:
Thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam bằng sự kiện lịch sử nào?
A. Ngày 9-1-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng.
B. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Anh nổ súng đánh vào Đà Nẵng.
C. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào Đà Nẵng.
D. Ngày 9-1-1858, liên quân Pháp - Bồ Đào Nha nổ súng đánh vào Đà Nẵng.
-
Câu 31:
Nhà Nguyễn được ghi nhận có bao nhiêu đời vua, bao nhiêu đời chúa?
A. Chín đời vua, chín đời chúa.
B. Mười ba đời vua, chín đời chúa.
C. Chín đời vua, mười ba đời chúa.
D. Tám đời vua, mười đời chúa.
-
Câu 32:
Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, ai là người đầu tiên củng cố chế độ phong kiến tập quyền ở Việt Nam sau nhiều thế kỉ đất nước bị chia cắt?
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Thiệu Trị.
D. Tự Đức.
-
Câu 33:
Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng được ghi nhận từ:
A. thế kỉ XVII.
B. thế kỉ XVIII.
C. thế kỉ XIX.
D. thế kỉ XX.
-
Câu 34:
Trong quá trình cai trị nước ta, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Việt Nam phải có nghĩa vụ:
A. phục dịch cho nước Pháp.
B. đóng góp sức của, sức người phục vụ cho “nước mẹ ”tham chiến.
C. tạo mọi điều kiện cho nước Pháp cai trị Việt Nam.
D. Việt Nam là một nước thuộc địa của Pháp.
-
Câu 35:
Ai là người đã nhận thức đúng đắn yêu cầu phải tìm ra một con đường cứu nước mới cho dân tộc và có quyết định bước đầu phù hợp?
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Nguyễn Tất Thành.
-
Câu 36:
Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đầu thế kỉ XX là gì?
A. Tập hợp các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất.
B. Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài.
C. Phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
D. Tiến hành canh tân đất nước để tạo nên tiềm lực bên trong, góp phần đánh đuổi giặc Pháp.
-
Câu 37:
Lực lượng có vai trò tiên phong trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là:
A. Văn thân, sĩ phu yêu nước.
B. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ.
C. Công nhân.
D. Tư sản và tiểu tư sản.
-
Câu 38:
Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất:
A. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
B. xã hội thuộc địa.
C. xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. xã hội tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 39:
Mục đích của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
A. khai hóa văn minh cho Việt Nam – một nước phong kiến lạc hậu.
B. biến Việt Nam thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công để làm giàu cho nước Pháp.
C. mang lại nguồn lợi cho cả Pháp và Việt Nam.
D. thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Pháp.
-
Câu 40:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn.
B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào.
D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu nên không thể chống lại được thực dân Pháp.
-
Câu 41:
Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là:
A. phong trào Cần vương.
B. phong trào “tị địa”.
C. phong trào cải cách – duy tân đất nước.
D. phong trào nông dân Yên Thế.
-
Câu 42:
Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp được ghi nhận mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam?
A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược.
B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc khác.
C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta.
D. Pháp vấp phải sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh trong cuộc xâm lược Việt Nam.
-
Câu 43:
Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu:
A. triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp.
B. một phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp.
C. lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp.
D. sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp.
-
Câu 44:
Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp được ghi là gì?
A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp.
B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc.
C. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp.
-
Câu 45:
Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đà Nẵng (1858) chứng tỏ điều gì?
A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt.
B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Là hoạt động dọn đường cho cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp.
D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp.
-
Câu 46:
Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì?
A. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân.
B. Tăng cường liên kết với các nước trong khu vực để tăng tiềm lực.
C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực.
D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để nhằm tránh ảnh hưởng của phương Tây.
-
Câu 47:
Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?
A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài.
B. Thông qua hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây.
C. Mua chuộc quan lại nhà Nguyễn và những người theo đạo Thiên Chúa.
D. Thông qua các thương nhân Pháp để timg hiểu tình hình Việt Nam.
-
Câu 48:
Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài được ghi nhận lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta.
B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam.
C. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.
D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á.
-
Câu 49:
Để nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, yêu cầu đặt ra là gì?
A. Thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc.
B. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản vào Việt Nam.
C. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời.
D. Thay đổi kĩ thuật canh tác đã lạc hậu.
-
Câu 50:
Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị cản trở phát triển vì:
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành.
B. Gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời.
C. Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân Việt Nam.
D. Kĩ thuật canh tác quá lạc hậu, không tạo ra năng suất cao.