Trắc nghiệm Sinh sản hữu tính ở thực vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Điều kiện được mô tả là n + n được cho là
A. sinh vật đơn nhân
B. lưỡng bội
C. sợi nấm sơ cấp
D. song nhân
-
Câu 2:
Loại nấm nào sau đây không có sợi nấm?
A. mốc bánh mì
B. nấm men
C. nấm cốc phân hủy
D. Penicillium
-
Câu 3:
Hầu hết các loại nấm tạo ra thành tế bào có chứa polymer ______________.
A. kitin
B. penicilin
C. xenlulozơ
D. peptidoglycan
-
Câu 4:
Khi quả của cây hạt kín chín, biến đổi sinh lý nào dưới đây là không đúng?
A. Pectat canxi bị phân hủy, thành xenlulose bị thủy phân
B. Những biến đổi sinh hóa diễn ra mạnh mẽ khi quả đạt kích thước trung bình
C. Diệp lục giảm đi,carotenoid được tổng hợp thêm
D. Các chất ankaloid và axit hữu cơ giảm đi, etilen được hình thành, fructose , saccarozo tăng lên
-
Câu 5:
Trong nông nghiệp để bảo quản quả của cây hạt kín được lâu người ta dùng cách nào?
A. Nhiệt độ thấp kết hợp với CO2
B. Tạo khí etilen
C. Kết hợp auxin với GA
D. Kết hợp nhiệt độ thấp với GA
-
Câu 6:
Xử lý auxin hoặc giberelin có thể tạo ra quả không hạt, cơ chế tác động của hai loại hormone này là gì?
A. Ức chế sự nảy mầm của ống phấn
B. Ngăn cản sự thụ tinh
C. Kìm hãm sự phát triển của hạt làm chúng bị thoái hóa
D. Kích thích sự phát triển bầu nhụy tạo thành quả đơn tính
-
Câu 7:
Quả ở thực vật hạt kín chín nhanh hơn dưới tác động của
A. Etilen
B. Nhiệt độ cao
C. Tăng hàm lượng CO2
D. A và B đều đúng
-
Câu 8:
Loại quả ở thực vật hạt kín có khả năng tự phát tán là:
A. Quả khô nẻ
B. Quả mọng
C. Quả hạch
D. Quả có cánh
-
Câu 9:
Quả ở cây hạt kín phát tán nhờ gió thường có đặc điểm
A. Quả nhẹ và khô
B. Quả thường mọng nước
C. Quả có vỏ mỏng
D. Quả có màu sắc sặc sỡ
-
Câu 10:
Quả ở thực vật hạt kín phát tán nhờ động vật không có đặc điểm
A. Có màu sắc sặc sỡ
B. Có hương thơm, vị ngọt
C. Hạt có vỏ dày, cứng
D. Quả khô và cứng
-
Câu 11:
Ý nào không chính xác khi nói về cấu tạo của quả ở thực vật hạt kín?
A. Quả là do bầu nhuỵ dày sinh trưởng lên chuyển hoá thành.
B. Quả không hạt đều là quả đơn tính.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con.
B. Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ
C. Những loài mà hạt không có nội nhũ nhưng vẫn có quá trình thụ tinh kép
D. Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm
-
Câu 13:
Ý nào không chính xác khi nói về cấu tạo của hạt ở thực vật?
A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.
-
Câu 14:
Hạt của cây hạt kín có nguồn gốc từ đâu?
A. Bầu nhụy
B. Noãn
C. Hạt phấn
D. Đầu nhụy
-
Câu 15:
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa không nhất thiết phải có
A. Hai cơ thể khác nhau
B. Quá trình thụ tinh
C. Quá trình giảm phân
D. Quá trình nguyên phân
-
Câu 16:
Ý nghĩa về mặt di truyền học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì?
A. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh).
B. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
C. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
D. hình thành nội nhũ chứa các tế bào đột biến tam bội.
-
Câu 17:
Khi nói về thụ tinh của các cây hạt kín, điều nào sau đây không đúng?
A. Thụ phấn là điều kiện dẫn đến thụ tinh
B. Có thể thụ phấn mà không thụ tinh
C. Có thể thụ tinh mà không thụ phấn
D. Có thể thụ tinh nhưng không tạo hợp tử
-
Câu 18:
Sự kết hợp của tinh tử với nhân cực trong cơ thể thực vật có hoa tạo nên
A. Phôi
B. Nội nhũ
C. Hạt
D. Hợp tử
-
Câu 19:
Trứng ở thực vật có hoa được thụ tinh ở vị trí nào?
A. Bao phấn
B. Đầu nhụy
C. Ống phấn
D. Túi phôi
-
Câu 20:
Hiện tượng thụ tinh kép xuất hiện ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Thực vật hạt trần
B. Rêu
C. Thực vật hạt kín
D. Dương xỉ
-
Câu 21:
Hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật có hoa là gì?
A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.
C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.
-
Câu 22:
Hình thức thụ tinh ở thực vật có hoa là hiện tượng gì?
A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử, đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.
C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.
D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.
-
Câu 23:
Sau khi hạt phấn ở thực vật có hoa rơi vào đầu nhụy hoa thì dẫn đến
A. Hạt phấn sẽ xâm nhập vào đầu nhụy
B. Hạt phấn sẽ hút nước và nảy mầm
C. Hạt phấn sẽ khô đi
D. Hạt phấn đợi chín hẳn sẽ tham gia thụ tinh
-
Câu 24:
Nhóm thực vật có hoa nào sau đây thụ phấn nhờ gió?
A. Phong lan, cúc, hồng
B. Ngô , lúa, cỏ may
C. Cau, dừa , bí đỏ
D. Cam, quýt, mãng cầu
-
Câu 25:
Đặc điểm nào được cho là không đặc trưng ở những loài thực vật có hoa nở về đêm như: nhài, quỳnh, dạ hương…
A. Có màu sắc sặc sỡ
B. Có hương thơm ngào ngạt
C. Đầu nhụy có chất dính
D. Chóng tàn
-
Câu 26:
Ở thực vật có hoa thụ phấn nhờ gió thì không có đặc điểm
A. Hạt phấn khô, nhiều, nhỏ, nhẹ
B. Tràng hoa tiêu giảm
C. Thường mọc ở ngọn hoặc đỉnh cành
D. Có hương thơm
-
Câu 27:
Các loài cây có hoa được thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm nổi bật là
A. Tràng lớn và có màu sắc rất sặc sỡ
B. Vòi nhị rất dài
C. Thường không mọc thành cụm
D. Không có hương thơm
-
Câu 28:
Hiện tượng thụ phấn chéo ở thực vật có hoa là gì?
A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài.
B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.
-
Câu 29:
Hiện tượng tự thụ phấn ở thực vật có hoa là gì?
A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài
B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
D. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
-
Câu 30:
Hiện tượng thụ phấn ở thực vật có hoa là gì?:
A. Sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ.
B. Sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn.
C. Sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ
D. Sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm.
-
Câu 31:
Hình thức sinh sản nhân tạo nào ở thực vật không có đặc điểm là “không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cây con giống nhau và giống cây mẹ”?
A. Trồng cây con bằng hạt
B. Trồng cây con bằng cách giâm cành.
C. Trồng cây con bằng củ
D. Trồng cây con bằng cách chiết cành.
-
Câu 32:
Sự hình thành giao tử ở thực vật có điểm gì khác so với động vật?
A. Chỉ thực hiện nhờ quá trình giảm phân
B. Chỉ thực hiện nhờ quá trình nguyên phân
C. Diễn ra qua giảm phân và nguyên phân
D. Tạo số giao tử đực và cái bằng nhau từ một tế bào ban đầu
-
Câu 33:
Giao tử cái ở thực vật có hoa thì được gọi là
A. Hợp tử
B. Phôi
C. Hạt phấn
D. Noãn cầu
-
Câu 34:
Trong quá trình nguyên phân - giảm phân hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
-
Câu 35:
Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong các tế bào sinh giao tử ở sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa là?
A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.
B. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, tế bào nhân cực đều mang n.
C. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n
D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, tế bào nhân cực đều mang n.
-
Câu 36:
Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa đơn tính hoặc lưỡng tính diễn ra như thế nào?
A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực.
B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
-
Câu 37:
Tế bào con được hình thành qua quá trình giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn) thì
A. Chính là giao tử đực
B. Là thể giao tử.
C. Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực
D. Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực
-
Câu 38:
Trong quá trình hình thành hạt phấn ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
C. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
-
Câu 39:
Sự hình thành các loại giao tử đực ở cây có hoa đơn tính hay lưỡng tính diễn ra như thế nào?
A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.
B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực.
C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực
D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn→ Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.
-
Câu 40:
Hoa ở loài thực vật sinh sản hữu tính có cấu tạo gồm?
A. Tràng hoa.
B. Nhị hoa và nhụy hoa, hoặc một trong hai với hoa đơn tính.
C. Cuống hoa, đế hoa và đài hoa.
D. Tất cả các bộ phận trên.
-
Câu 41:
Đặc điểm nào không phải là lợi thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
-
Câu 42:
Sinh sản hữu tính ở thực vật là hình thức sinh sản như thế nào?
A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-
Câu 43:
Thực vật hạt kín khác với tất cả các thực vật khác thực vật vì
A. chúng tạo ra một ống phấn hoa
B. chúng tạo ra phấn hoa phát tán nhờ gió
C. thế hệ thể bào tử là trội
D. tạo quả
-
Câu 44:
Chức năng của nội nhũ trong thực vật hạt kín là để cung cấp
A. dinh dưỡng cho phấn hoa
B. dinh dưỡng cho sự phát triển phôi thai
C. nguyên liệu phát triển quả
D. chất liệu vỏ hạt
-
Câu 45:
Sự thụ tinh kép đặc trưng cho sự sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào trong số hậu quả sau?
A. Hiện tượng đa bội hóa và lai xa phổ biến ở thực vật hơn ở động vật.
B. Cần có hai hạt phấn để thụ tinh cho mỗi noãn.
C. Hợp tử hình thành ở cả thế hệ giao tử và thể bào tử.
D. Mô dự trữ thức ăn trong hạt là thể tam bội.
-
Câu 46:
Một bào tử dương xỉ nảy mầm sẽ phát triển thành:
A. thân rễ.
B. thể giao tử.
C. cổ khuẩn.
D. thể bào tử.
-
Câu 47:
Sinh vật sinh sản hữu tính có số lượng thể lưỡng bội (2n) là nhiễm sắc thể. Đây là một lợi thế về mặt tiến hóa của họ thành công. Điều nào sau đây giải thích tốt nhất lý do cho việc này?
I. Thể lưỡng bội ẩn chứa sự biến dị di truyền to lớn.
II. Tế bào lưỡng bội trội hơn tế bào đơn bội (n).
III. Điều kiện lưỡng bội cho phép đột biến, trong khi đơn bội điều kiện không.
A. i
B. ii
C. iii
D. i, iii
-
Câu 48:
Bộ phận nào của hoa sau này trở thành hạt giống?
A. A
B. B
C. C
D. D
-
Câu 49:
Nơi sản xuất tinh trùng
A. A
B. B
C. C
D. D
-
Câu 50:
Nơi hạt phấn nảy mầm
A. A
B. B
C. C
D. E