Trắc nghiệm Sản xuất thức ăn cho vật nuôi Công Nghệ Lớp 10
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của ngành chăn nuôi?
A. Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.
-
Câu 2:
Giai đoạn lợn choai có khối lượng?
A. 5 – 10 kg
B. 20 – 30 kg
C. 20 – 50kg
D. 30 – 60kg
-
Câu 3:
Ngô và cám loại I có tỉ lệ?
A. Ngô/cám = 1/2
B. Ngô/cám = 2/3
C. Ngô/cám = 1/4
D. Ngô/cám = 1/3
-
Câu 4:
Giá của 1kg thức ăn hỗn hợp được tính trong bài tập trên là bao nhiêu?
A. 2 950,14đ
B. 1 895,16đ
C. 2 563,90đ
D. 1 995,26đ
-
Câu 5:
Phương pháp đại số không gồm bước nào sau đây?
A. Tính hàm lượng protein của hỗn hợp ngô với cám
B. Tính khối lượng ngô và cám trong hỗn hợp
C. Lập hệ phương trình cho tỉ lệ ngô với cám gạo
D. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí
-
Câu 6:
Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm:
A. Phương pháp đại số
B. Phương pháp hình vuông Pearson
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 7:
Lượng protein (%) có trong cám gạo loại I của bài tập là bao nhiêu?
A. 9%
B. 13%
C. 42%
D. 50%
-
Câu 8:
Bước đầu tiên của phương pháp hình vuông Pearson được thực hiện như thế nào?
A. Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và ghi các số liệu đã biết theo các vị trí
B. Tìm hiệu số giữa tỉ lệ protein
C. Cộng kết quả của hai hiệu trên, ghi vào phía dưới bên phải của hình vuông
D. Tính lượng thức ăn ở hỗn hợp 1
-
Câu 9:
Phương pháp tính khối lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi gồm mấy phương pháp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Dụng cụ cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm?
A. Máy tính cá nhân
B. Giấy
C. Bút
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 11:
Tài liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi không bao gồm?
A. Bảng tiêu chuẩn ăn của từng loại vật nuôi
B. Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
C. Máy tính cá nhân
D. Giá của từng loại thức ăn
-
Câu 12:
Loại thức ăn đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi là thức ăn gì?
A. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
C. Thức ăn xanh.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 13:
Loại thức ăn nào mà chất lượng của nó phụ thuộc vào giống cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ chăm sóc và thời kì thu cắt?
A. Thức ăn xanh.
B. Thức ăn thô.
C. Thức ăn tinh.
D. Thức ăn hỗn hợp.
-
Câu 14:
Có mấy loại thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 15:
Trong các loại thức ăn sau, thức ăn nào không phải là thức ăn thô?
A. Cỏ khô.
B. Bã mía.
C. Rau xanh.
D. Rơm rạ.
-
Câu 16:
Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp gồm mấy bước?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 17:
Vai trò của thức ăn hỗn hợp:
A. Tăng hiệu quả sử dụng.
B. Tiết kiệm được nhân công.
C. Giảm chi phí thức ăn, chi phí chế biến, bảo quản
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp là:
A. Thức ăn được chế biến sẵn.
B. Phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán.
C. Đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 19:
Đặc điểm nào không phải của thức ăn tinh:
A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao.
B. Được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm
C. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ
D. Gồm thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein
-
Câu 20:
Một số loại thức ăn giàu protein là ...
A. các cây họ đậu
B. thức ăn ủ xanh.
C. các loại rau xanh, cỏ tươi
D. hạt đậu, đỗ, khô dầu, bột cá…
-
Câu 21:
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì ?
A. Làm sạch nguyên liệu
B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
C. Cân đo theo tỉ lệ.
D. Sấy khô