Trắc nghiệm Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật về hình thức, phương pháp giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì
A. Đấu tranh chính trị hòa bình
B. Đấu tranh vũ trang
C. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
D. Đấu tranh công khai, hợp pháp
-
Câu 2:
Nguyên nhân trực tiếp nào sau đây được xem là dẫn đến sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945?
A. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật
B. Do bản chất đế quốc của Nhật- Pháp
C. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau
D. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường
-
Câu 3:
Nguyên nhân sâu xa nào dưới đây được xem là dẫn tới sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945?
A. Do bản chất đế quốc của Nhật - Pháp
B. Do Đông Dương có vị trí chiến lược đối với Nhật
C. Do Nhật đang thất bại trên chiến trường
D. Để tránh nguy cơ bị Pháp đánh từ phía sau
-
Câu 4:
Vì sao từ ngày 14-8-1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… được xem đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã?
A. Do lệnh tổng khởi nghĩa về đây sớm.
B. Do các tỉnh này được lựa chọn thí điểm khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Do các tỉnh này đã chuẩn bị chu đáo cho Tổng khởi nghĩa.
D. Do cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng đúng tinh thần chỉ thị ngày 12-3-1945.
-
Câu 5:
Tại sao từ ngày 14-8, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng nhiều địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Do căn cứ vào tình hình thực tế của cách mạng thế giới.
B. Do vận dụng chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
C. Do mâu thuẫn dân tộc không thể điều hòa được nữa
D. Do nhạy bén của chính quyền các địa phương
-
Câu 6:
Sự kiện Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương (3-1945) chứng tỏ điều gì
A. Thời cơ của cách mạng Việt Nam chưa xuất hiện.
B. Kẻ thù của cách mạng Việt Nam vẫn còn mạnh.
C. Pháp trở thành kẻ thù trực tiếp cách mạng.
D. Phát xít Nhật không đủ sức chống lại phe Đồng minh.
-
Câu 7:
Tại sao Đảng cộng sản Đông Dương lại không phát động tổng khởi nghĩa khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945)?
A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu
B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng
C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động
D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi
-
Câu 8:
Đâu được xem là biểu hiện của cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc khi Nhật đảo chính Pháp?
A. Hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử.
B. Quân Nhật độc quyền Đông Dương.
C. Quân Pháp suy yếu.
D. Lực lượng trung gian ngả về phía cách mạng.
-
Câu 9:
Đâu được xem không phải là luận điểm để chứng minh cho sự việc: Nhật đảo chính Pháp lại tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương?
A. Chính quyền Pháp đã tan rã, chính quyền Nhật chưa ổn định
B. Quân Nhật đã gục ngã
C. Tầng lớp trung gian hoang mang
D. Quần chúng cách mạng muốn hành động
-
Câu 10:
Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) ở Việt Nam được xem có ý nghĩa nào sau đây?
A. Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước.
B. Mở đầu thời kỳ vận động giải phóng dân tộc.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cách mạng.
D. Giúp cho quần chúng nhân dân tập dượt đấu tranh.
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây được xem không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc
B. Tập dượt quần chúng đấu tranh
C. Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi
D. Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến
-
Câu 12:
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi nào
A. Nội các Nhật Bản thông qua các quyết định đầu hàng
B. Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
D. Phát xít Nhật chính thức đầu hàng đồng minh vô điều kiện
-
Câu 13:
Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 được xem là kết thúc khi
A. Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
B. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.
-
Câu 14:
Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) là gì
A. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn
B. Tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít
C. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ thứ hai
D. Mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng gay gắt
-
Câu 15:
Những thắng lợi của quân Đồng minh trên chiến trường cuối năm 1944 - đầu năm 1945 được xem đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Đông Dương?
A. Hoang mang, lo sợ
B. Tiếp tục thỏa hiệp với Nhật
C. Tiến hành lật đổ chính quyền Nhật ở Đông Dương
D. Ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật
-
Câu 16:
Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là gì
A. Cao trào kháng Pháp và Nhật.
B. Cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.
C. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
D. Phong trào chống Nhật cứu nước.
-
Câu 17:
Sự kiện nào sau đây được xem là không thuộc thời kì cao trào “kháng Nhật cứu nước”?
A. Khởi nghĩa Ba Tơ.
B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.
D. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh.
-
Câu 18:
Ngày 30/8/1945 ghi dấu sự kiện lịch sử gì dưới đây trong cách mạng tháng Tám?
A. Vua Bảo Đại thoái vị
B. Cách mạng tháng Tám thành công
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn
D. Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội
-
Câu 19:
Ngày 30 - 8 - 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị được xem là sự kiện đánh dấu
A. nhiệm vụ dân tộc của cách mạng hoàn thành.
B. nhiệm vụ dân chủ của cách mạng hoàn thành.
C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
D. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước.
-
Câu 20:
Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam là ai?
A. Trùng Khánh
B. Duy Tân
C. Bảo Đại
D. Khải Định
-
Câu 21:
Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật - Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó được xem là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho:
A. Hưởng ứng chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”.
B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói
C. . Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước
-
Câu 22:
“Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi trong đoạn trích trên được hiểu là gì
A. Quần chúng đã sẵn sàng đấu tranh
B. Sự ủng hộ tuyệt đối của quân Đồng Minh
C. Các lực lượng vũ trang đã vào vị trí
D. Phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện
-
Câu 23:
Trong cách mạng tháng Tám, những địa phương dưới đây giành được chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8 bao gồm
A. Châu Đốc, Hà Tiên
B. Đồng Nai Thượng, Hà Giang
C. Lào Cai, Vĩnh Yên
D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng
-
Câu 24:
Bốn tỉnh nào dưới đây giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị
C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam
D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên
-
Câu 25:
Hội nghị quân sự Bắc Kì (15-4-1945) quyết định vấn đề gì dưới đây?
A. Chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa
C. Phát động cao trào “Kháng nhật cứu nước"
D. Khởi nghĩa giành chính quyền
-
Câu 26:
Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập Ủy ban Dân dân tộc giải phóng miền Nam (chính phủ lâm thời) do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó được xem là quyết định của
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15-8-1945)
B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16-8-1945).
C. Đại hội Đảng lần thứ nhất ở Ma cao (Trung Quốc) năm 1935
D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4-1945)
-
Câu 27:
Đâu được xem không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?
A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng
B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa
C. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh
D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
-
Câu 28:
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi nào
A. Nội các Nhật Bản thông qua các quyết định đầu hàng
B. Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng
C. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc
D. Phát xít Nhật chính thức đầu hàng đồng minh không điều kiện
-
Câu 29:
Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã làm gì
A. Triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. Triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C. Phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. Thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc.
-
Câu 30:
Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1930-1945 là ở đâu
A. Tuyên Quang, Cao Bằng
B. Lạng Sơn và Cao Bằng
C. Cao Bằng, Bắc Cạn
D. Bắc Sơn- Võ Nhai, Cao Bằng
-
Câu 31:
Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là ở đâu
A. Tân Trào (Tuyên Quang).
B. Định Hoá (Thái Nguyên).
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D. Pác Bó (Cao Bằng).
-
Câu 32:
Căn cứ địa nào dưới đây được nhìn nhận là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trong cách mạng tháng Tám?
A. Cao Bằng
B. Bắc Sơn- Võ Nhai
C. Cao- Bắc- Lạng
D. Khu giải phóng Việt Bắc
-
Câu 33:
Sự kiện nào sau đây được nhìn nhận là đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương trong năm 1945?
A. Pháp âm mưu đảo chính Nhật.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh.
C. Nhật đảo chính Pháp.
D. Đức đầu hàng Đồng minh.
-
Câu 34:
Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung thể hiện trong Nghị quyết nào dưới đây của Đảng?
A. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8
B. Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngay trong đêm 9-3-1945.
C. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào
D. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (13 đến 15-8-1945)
-
Câu 35:
Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất của những lực lượng vũ trang nào dưới đây?
A. Các đội Cứu quốc quân.
B. Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ
D. Cứu quốc quân và du kích Ba Tơ
-
Câu 36:
Khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật - Pháp" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" được biết nêu ra trong
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1945).
B. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
C. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15 - 8 - 1945).
-
Câu 37:
Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được xem đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là
A. Thực dân Pháp
B. Phát xít Nhật
C. Pháp- Nhật
D. Thực dân Pháp và tay sai
-
Câu 38:
Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến thàng 8 – 1945), nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì thực hiện khẩu hiệu nào dưới đây:
A. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
B. “Người cày có ruộng”
C. “Tăng gia sản xuất”
D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
-
Câu 39:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào dưới đây?
A. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”
B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp”
D. “Đánh đổ phong kiến”
-
Câu 40:
Ngày 9-3-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây ở Đông Dương?
A. Pháp kí với Nhật hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
B. Chiến tranh Pháp- Nhật bùng nổ
C. Nhật đảo chính Pháp
D. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam
-
Câu 41:
Đoạn văn dưới đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939).
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).
C. “Tuyên ngôn độc lập” (2/9/1945).
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946).
-
Câu 42:
"Hai mươi năm trước ở nơi này
Đảng vạch con đường đánh Nhật-Tây
Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay".
Địa danh lịch sử nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn thơ trên là
A. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
B. Pác Pó (Cao Bằng).
C. Võ Nhai (Thái Nguyên).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).
-
Câu 43:
Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương đảng (5/1941) so với các hội nghị trước đó là gì
A. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
C. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh.
-
Câu 44:
Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941 so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương được xem là chủ trương
A. thành lập chính quyền nhà nước của toàn dân tộc.
B. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng.
C. hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. thành lập hình thức chính quyền công nông binh.
-
Câu 45:
Gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức cách mạng nào dưới đây?
A. Đội du kích Bắc Sơn
B. Đội Cứu quốc quân
C. Đội du kích Thái Nguyên
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
-
Câu 46:
Các Hội Cứu quốc của mặt trận Việt Minh được nhìn nhận bắt đầu xây dựng từ
A. Đồng bằng, trung du
B. Trung du miền núi
C. Miền xuôi
D. Miền núi
-
Câu 47:
Vì sao Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05-1941 lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh?
A. Vì muốn tập hợp đoàn kết các lực lượng yêu nước chống kẻ thù chung.
B. Vì để chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.
C. Vì muốn giúp việc thành lập mặt trận ở các nước Lào và Camphuchia.
D. Vì muốn giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
-
Câu 48:
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, Hội nghị nào dưới đây của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1940.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 - 1941.
C. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 - 1945.
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939.
-
Câu 49:
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là gì
A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
-
Câu 50:
“Hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa”. Đó được xem là nội dung quan trọng được đề ra trong hội nghị nào?
A. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 5/1941.
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8/1945.
C. Hội nghị quân sự Bắc kì tháng 4/1945.
D. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939.