Trắc nghiệm Phong trào dân chủ 1936-1939 Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
"Tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới, đồng thời sa thải bớt công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm, …. Kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối lại, ấn định giá cả" là chính sách gì của thực dân Pháp năm 1939?
A. Kinh tế chỉ huy
B. Kinh tế mới
C. Thị trường mới
D. Điều lệ mới
-
Câu 2:
Từ năm 1939, thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy, chính sách này thi hành những điều kiện gì?
A. Tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới
B. Sa thải bớt công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm
C. Kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối lại, ấn định giá cả
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 3:
Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy đã dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt trước tình hình đó, đảng ta đã triệu tập hội nghị nào?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
B. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương (3 - 1935).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11 - 1939).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 - 1936).
-
Câu 4:
Trước tình hình nào đảng ta đã triệu tập hội nghị tháng 11-1939, đưa ra chủ trương giải quyết vấn đề trước mắt đó là giải phóng dân tộc?
A. Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp đàn áp và bóc lột nhân dân Đông Dương.
B. Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
C. Phát xít Nhật tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
D. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần hai.
-
Câu 5:
Chính sách nào của thực dân Pháp năm 1939 khiến mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt?
A. Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
B. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần hai.
C. Phát xít Nhật tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
D. Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp đàn áp và bóc lột nhân dân Đông Dương.
-
Câu 6:
Việc thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy, đã khiến hội nghị nào của Đảng ta nhanh chóng được triệu tập?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11 - 1939).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 - 1936).
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương (3 - 1935).
-
Câu 7:
Từ năm 1939 thế lực nào đã thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy tại Việt Nam?
A. Quốc tế Cộng sản.
B. Mặt trận nhân dân Pháp.
C. Thực dân Pháp.
D. Mặt trận nhân dân Liên Xô.
-
Câu 8:
Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy vào thời gian nào?
A. Từ năm 1935
B. Từ năm 1937
C. Từ năm 1938
D. Từ năm 1939
-
Câu 9:
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, ở Đông Dương thế lực nào tiến hành khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Mặt trận nhân dân Liên Xô.
B. Quốc tế Cộng sản.
C. Mặt trận nhân dân Pháp.
D. Thực dân Pháp.
-
Câu 10:
Căn cứ vào điều kiện nào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1936 quyết định chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng?
A. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ
B. Thực dân Pháp ở Đông Dương tiến hành khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương
C. Thực dân Pháp ở Đông Dương khủng bố các đoàn thể quần chúng
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 11:
Trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giải quyết những vấn đề gì?
A. Chuyển hướng đường lối
B. Phương pháp cách mạng trong tình hình mới
C. Xác định lại kẻ thù
D. Chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng trong tình hình mới
-
Câu 12:
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ với cương vị gì đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939?
A. Phái viên
B. Người phát ngôn
C. Tổng Bí thư của Đảng
D. Phó Bí thư của Đảng
-
Câu 13:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939 tổ chức tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do ai chủ trì?
A. Nguyễn Văn Cừ
B. Lê Duẩn
C. Võ Văn Tần
D. Phan Đăng Lưu
-
Câu 14:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939 dự hội nghị không có sự tham gia của đồng chí nào dưới đây?
A. Trần Phú
B. Lê Duẩn
C. Võ Văn Tần
D. Phan Đăng Lưu
-
Câu 15:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939 dự hội nghị có các đồng chí nào dưới đây?
A. Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn...
B. Bùi Quang Chiêu, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn...
C. Dinh Nhất, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn...
D. Lê Thừa, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn...
-
Câu 16:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939, tổ chức tại?
A. Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định).
-
Câu 17:
Trước tình hình nào Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành họp hội trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939?
A. Pháp cấm Đông Dương đại hội
B. Pháp cấm báo chí hoạt động
C. Khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể quần chúng
D. Pháp thi hành chính sách vơ vét cướp ruộng
-
Câu 18:
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương tiến hành hàng loạt các hành động gì?
A. Cấm Đông Dương đại hội
B. Cấm báo chí hoạt động
C. Khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể quần chúng
D. Thi hành chính sách vơ vét cướp ruộng
-
Câu 19:
Có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động…là tình hình chính trị Việt Nam thời kì nào?
A. 1919 - 1925
B. 1925 - 1930
C. 1930 - 1935
D. 1936 - 1939
-
Câu 20:
Chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa bù đắp cho chính quốc sau sự kiện gì?
A. Chiến tranh thế giới thứ 1
B. Chiến tranh thế giới thứ 2
C. Khủng hoảng kinh tế 1919 - 1925
D. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
-
Câu 21:
Có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng là khó khăn của cách mạng Việt Nam thời kì nào?
A. 1919 - 1925
B. 1936 - 1939
C. 1937 - 1939
D. 1938- 1939
-
Câu 22:
Chính phủ nào sau khi cầm quyền đã cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương?
A. Pháp
B. Anh
C. Mĩ
D. Anh
-
Câu 23:
Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình của khu vực nào?
A. Đông Dương
B. Việt Nam
C. Trung Quốc
D. Châu Phi
-
Câu 24:
Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của chính phủ Pháp nằm trong khuôn khổ phong trào đấu tranh nào của cách mạng Việt Nam?
A. Phong trào Đông Dương Đại hội
B. Phong trào đón Gô đa
C. Phong trào 1937 - 1939
D. Phong trào 1937 - 1938
-
Câu 25:
Phong trào thu thập “Dân nguyện” tiến tới Đông Dương đại hội diễn ra vào thời gian nào?
A. Năm 1933
B. Năm 1934
C. Năm 1935
D. Năm 1936
-
Câu 26:
Thu thập “Dân nguyện” tiến tới Đông Dương đại hội nằm trong khuôn khổ phong trào đấu tranh cách mạng nào của Việt Nam?
A. Phong trào Dân tộc Dân chủ 1919 – 1930.
B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
-
Câu 27:
Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của chính phủ Pháp nằm trong khuôn khổ phong trào đấu tranh cách mạng nào của Việt Nam?
A. Phong trào Dân tộc Dân chủ 1919 – 1930.
B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
-
Câu 28:
Năm 1936, ở Việt Nam các uỷ ban hành động phần lớn là thanh niên tham gia được thành lập nhằm mục đích gì?
A. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của chính phủ Pháp.
B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Thu thập “Dân nguyện” tiến tới Đông Dương đại hội.
D. Lập ra các hội ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.
-
Câu 29:
Nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ cách mạng 1936 - 1939 còn vấp phải những khó khăn gì?
A. Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương.
B. Hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi.
C. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa
D. Có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng
-
Câu 30:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939, nhằm giải quyết vấn đề chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng trong tình hình mới được triệu tập trong bối cảnh có gì thay đổi?
A. Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp đàn áp và bóc lột nhân dân Đông Dương.
B. Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
C. Phát xít Nhật tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
D. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần hai.
-
Câu 31:
Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn mở đầu bằng?
A. Cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội).
B. Phong trào “đón rước” Gôđa.
C. Cuộc đấu tranh nghị trường.
D. Phong trào Đông Dương đại hội.
-
Câu 32:
Hội nghị tháng 7/1936 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đến năm 1938, dựa vào tình hình mới Mặt trận này được đổi tên mới là?
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
-
Câu 33:
Theo nghị quyết đại hội VII mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì?
A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
-
Câu 34:
Về hình thức tổ chức quần chúng và phương châm phương pháp đấu tranh, Trung ương Đảng chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật bất hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai hợp pháp và nửa hợp pháp trong phong trào đấu tranh nào của cách mạng Việt Nam?
A. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
B. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền 1945.
C. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
-
Câu 35:
Hình thức và phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939 là?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
B. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù
C. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai
D. Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường và chủ yếu
-
Câu 36:
Nhằm đẩy mạnh phong trào vận động dân chủ, chống phản động phát xít và chống chiến tranh, đòi tự do, hòa bình (1936 - 1939) Đảng Cộng sản Đông Dương đã xuất bản những tờ báo nào sau đây?
A. Người cùng khổ, Thanh niên, Nhân đạo, Đời sống người lao động
B. Việt Nam độc lập, Nhân dân, Người nhà quê
C. Tiền phong, Thanh niên, Pháp luật, Người Lao động
D. Tiền phong, Dân chúng, Lao động, Tin tức
-
Câu 37:
Đòi tự do dân chủ chủ cơm áo và hòa bình một cao trào cách mạng dân tộc, dân chủ rộng lớn là phong trào nào của nhân dân Việt Nam?
A. Phong trào dân chủ (1936 – 1939).
B. Phong trào Dân tộc Dân chủ (1919 – 1925).
C. Phong trào Dân tộc Dân chủ (1925 – 1930).
D. Phong trào cách mạng (1930 – 1931).
-
Câu 38:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương trong thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày
B. Chống đế quốc và phong kiến
C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
D. Chống đế quốc và tư sản phản bội quyền lợi dân tộc.
-
Câu 39:
Thực chất tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội và phong trào Đông Dương đại hội trong thời kì 1936-1939 là để?
A. Vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Thu thập “dân nguyện”, đưa yêu sách đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
C. Triệu tập Hội nghị Đông Dương để bàn về vấn đề chống chủ nghĩa phát xít.
D. Phong trào đấu tranh công khai của nhân dân ta.
-
Câu 40:
Phong trào 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.
C. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, binh vận.
-
Câu 41:
Về hình thức tổ chức quần chúng và phương châm phương pháp đấu tranh hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam?
A. Đấu tranh nghị trường.
B. Mít tinh đưa “dân nguyện”.
C. Đấu tranh báo chí.
D. Đấu tranh vũ trang.
-
Câu 42:
Đâu không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào vận động dân chủ 1936 - 1939?
A. Là cuộc tập dượt đầu tiên, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
B. Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C. Là phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi.
D. Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
-
Câu 43:
Một trong những bài học kinh nghiệm của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Xây dựng khối liên minh công - nông.
B. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
C. Thành lập và duy trì chính quyền cách mạng.
D. Thực hiện các chính sách của chính quyền Xô viết.
-
Câu 44:
Căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam (tình hình trong nước) Đảng cộng sản Đông Dương định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng cộng sản Đông Dương?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11 - 1939).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 - 1936).
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương (3 - 1935).
-
Câu 45:
Tháng 7 -1936, Hội nghi Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương họp, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 vì sao Đảng lại có những quyết định ngoạn mục này?
A. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
B. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
C. Chính quyền Pháp ở Đông Dương thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
D. Mâu thuẫn xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
-
Câu 46:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939 nội dung nào không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?
A. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
B. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
C. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.
-
Câu 47:
Phong trào đấu tranh dân chủ 1936 -1939 bị thu hẹp khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã chứng minh là gì?
A. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú.
B. Tập hợp một lượng công - nông hùng mạnh.
C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao.
D. Uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân.
-
Câu 48:
Phong trào đấu tranh dân chủ 1936 -1939 bị thu hẹp khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt tuy nhiên bài học nào dưới đây được rút ra từ phong trào này còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
A. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào cách mạng nước ta.
C. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
D. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
-
Câu 49:
Thực tiễn phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã chứng minh đường lối cách mạng dân chủ 1936 - 1939 là đúng đắn?
A. Phải hạ thấp nhiệm vụ dân chủ để phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc.
B. Tiến hành song song hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ngang bằng nhau
C. Phải luôn giương cao ngọn cờ dân chủ trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc.
-
Câu 50:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất cho Đảng Cộng sản Đông Dương khi đề ra các chủ trương mới đường lối mới giai đoạn 1936 - 1939 là?
A. Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
B. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh
C. Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược- sách lược
D. Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi