Trắc nghiệm Nhôm và hợp chất của nhôm Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất là
A. Al
B. Cr
C. Fe
D. Cu
-
Câu 2:
Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. BaCl2
B. KCl
C. NaOH
D. KNO3
-
Câu 3:
Nung nóng hỗn hợp gồm FexOy và 8,64 gam Al trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần một cho vào dung dịch NaOH loãng, dư thấy thoát ra a mol khí H2. Phần hai cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư), thu được 2a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch chứa 43,36 gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3.
B. FeO
C. Fe3O4
D. FeO hoặc Fe2O3.
-
Câu 4:
Nung nóng 45,06 gam hỗn hợp gồm Al, Cr và Cr2O3 trong khí trơ, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng, dư thu được 1,512 lít khí H2 (đktc) và 14,43 gam rắn không tan. Phần 2 tác dụng vừa đủ 550 ml dung dịch HCl 2M (đun nóng). Biết rằng trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 60,5%
B. 75,0%
C. 72,5%
D. 67,5%
-
Câu 5:
Nung nóng 45,76 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được rắn X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy còn lại 14,72 gam hỗn hợp rắn. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa của kim loại và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 12,2. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 77,16
B. 88,68
C. 83,88
D. 74,28
-
Câu 6:
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X chứa 18,56 gam Fe3O4 và 4,32 gam Al trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Trong Y chứa:
A. Al2O3, Fe.
B. Al2O3, Fe và Al.
C. Al2O3, Fe, Fe3O4.
D. Al2O3, Fe, Al, Fe3O4.
-
Câu 7:
Chia 200 ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol) thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch chứa 36,0 gam NaOH, thu được 17,16 gam kết tủa.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 (dùng dư), thu được 55,92 gam kết tủa.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y lần lượt là
A. 3 : 2
B. 1 : 2
C. 2 : 3
D. 1 : 1
-
Câu 8:
Cho 375 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,6
B. 7,8
C. 3,9
D. 19,5
-
Câu 9:
Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 9,36
B. 4,68
C. 7,80
D. 6,24
-
Câu 10:
Cho 15,6g hỗn hợp X gồm Al,Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư,thu được 6,72 lit khí H2 (đktc). Khối lượng Al2O3 trong X là:
A. 5,4
B. 5,1
C. 10,2
D. 2,7
-
Câu 11:
Cho 60 ml dung dịch NaOH 0,8M vào 15 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được lượng kết tủa là.
A. 0,234 gam
B. 1,170 gam
C. 0,936 gam
D. 0,624 gam
-
Câu 12:
Cho 16,0 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào nước dư, thu được 7,168 lít khí H2 (đktc) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m là
A. 8,00
B. 1,28
C. 4,86
D. 8,64
-
Câu 13:
Cho 2,88 gam bột Al vào dung dịch NaOH lấy dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,032
B. 2,016
C. 3,584
D. 2,688
-
Câu 14:
Cho 18,0 gam hỗn hợp gồm Na và Al vào nước dư, thấy thoát ra 5,376 lít khí khí H2 (đktc) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị m là
A. 16
B. 12
C. 10
D. 08
-
Câu 15:
Hòa tan hết 15,28 gam hỗn hợp gồm Al và Ba vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của V là
A. 5,600
B. 6,720
C. 7,168
D. 4,480
-
Câu 16:
Cho chuỗi phản ứng sau:
Al → Al2O3 → AlCl3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al.
Mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp. Số phản ứng oxi hóa - khử xảy ra theo sơ đồ trên là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 17:
Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Nhôm là kim loại nhẹ, phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
B. Natri và kali được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
C. Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O.
D. Ở nhiệt độ cao, kim loại nhôm đều khử được các oxit kim loại thành kim loại.
-
Câu 18:
Cho kim loại M và các chất X, Y, Z thỏa mãn sơ đồ phản ứng sau: \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbtLgDRfgiuvgE0bqefm0B1jxA % Ljhiov2DaebbnrfifHhDYfgasaacH8srps0lbbf9q8WrFfeuY-Hhbb % f9v8qqaqFr0xc9pk0xbba9q8WqFfea0-yr0RYxir-Jbba9q8aq0-yq % -He9q8qqQ8frFve9Fve9Ff0dmeaabaqaciaadaGaaeqabaabaeaafa % aakeaacaWGnbWaa4ajaSqaaiaadoeacaWGSbWaaSbaaWqaaiaaikda % aeqaaSGaaiilaiaadshadaahaaadbeqaaiaad+gaaaaaleqakiaawk % ziaiaadIfadaGdKaWcbaGaaeizaiaabsgacaqGGaGaamOqaiaadgga % caGGOaGaam4taiaadIeacaGGPaWaaSbaaWqaaiaaikdaaeqaaaWcbe % GccaGLsgcacaWGzbWaa4ajaSqaaiaadoeacaWGpbWaaSbaaWqaaiaa % ikdaaeqaaSGaey4kaSIaamisamaaBaaameaacaaIYaaabeaaliaad+ % eaaeqakiaawkziaiaadQfacqGHtgYRaaa!5784! M\xrightarrow{{C{l_2},{t^o}}}X\xrightarrow{{{\text{dd }}Ba{{(OH)}_2}}}Y\xrightarrow{{C{O_2} + {H_2}O}}Z \downarrow \). Các chất X và Z lần lượt là
A. AlCl3 và Al(OH)3.
B. AlCl3 và BaCO3.
C. CrCl3 và BaCO3
D. FeCl3 và Fe(OH)3
-
Câu 19:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
\(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn % hiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwzYbItLDharqqtubsr % 4rNCHbGeaGqiVu0Je9sqqrpepC0xbbL8F4rqqrFfpeea0xe9Lq-Jc9 % vqaqpepm0xbba9pwe9Q8fs0-yqaqpepae9pg0FirpepeKkFr0xfr-x % fr-xb9adbaqaaeGaciGaaiaabeqaamaabaabaaGcbaGaamiwamaaBa % aaleaacaaIXaaabeaakmaaoqcaleaacqGHRaWkcaWGobGaamyyaiaa % d+eacaWGibaabeGccaGLsgcacaWGybWaaSbaaSqaaiaaikdaaeqaaO % Waa4ajaSqaaiaaboeacaqGpbWaaSbaaWqaaiaabkdaaeqaaSGaaeii % aiaabUcacaqGGaGaaeisamaaBaaameaacaqGYaaabeaaliaab+eaae % qakiaawkziaiaadIfadaWgaaWcbaGaaG4maaqabaGcdaGdKaWcbaGa % ey4kaSIaaGPaVlaadIeadaWgaaadbaGaaGOmaaqabaWccaWGtbGaam % 4tamaaBaaameaacaaI0aaabeaaaSqabOGaayPKHaGaamiwamaaBaaa % leaacaaI0aaabeaakmaaoqcaleaacqGHRaWkcaWGKbGaamizaiaayk % W7caWGobGaamisamaaBaaameaacaaIZaaabeaaaSqabOGaayPKHaGa % amiwamaaBaaaleaacaaIZaaabeaakmaaoqcaleaacaWG0bWaaWbaaW % qabeaacaWGVbaaaaWcbeGccaGLsgcacaWGybWaaSbaaSqaaiaaiwda % aeqaaaaa!63CA! {X_1}\xrightarrow{{ + NaOH}}{X_2}\xrightarrow{{{\text{C}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{ + }}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}}}{X_3}\xrightarrow{{ + \,{H_2}S{O_4}}}{X_4}\xrightarrow{{ + dd\,N{H_3}}}{X_3}\xrightarrow{{{t^o}}}{X_5}\)
Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm.
Các chất X1 và X5 lần lượt là
A. Al(NO3)3 và Al.
B. Al2O3 và Al.
C. AlCl3 và Al2O3.
D. Al2(SO4)3 và Al2O3.
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Corinđon ở trạng thái tinh thể và có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Nhôm oxit và nhôm hiđroxit đều có tính lưỡng tính.
C. Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại cả ở dạng khan và dạng ngậm nước.
D. Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
-
Câu 21:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
B. Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O.
C. Nhôm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối AlCl3.
D. Nhôm có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nên dùng làm dây tải điện.
-
Câu 22:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(b) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(g) Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch HCl.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
-
Câu 23:
Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. H2SO4
B. NaCl.
C. Na2SO4.
D. KCl.
-
Câu 24:
Cho dãy các chất sau: Al2O3; NaHCO3; (NH4)2CO3; KHSO4; Al(OH)3; NaAlO2. Số chất trong dãy vừa tác dụng được dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 25:
Phèn chua có công thức là
A. KAl(SO4)2.12H2O.
B. NaAl(SO4)2.12H2O.
C. LiAl(SO4)2.12H2O.
D. (NH4)Al(SO4)2.12H2O.
-
Câu 26:
Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
A. KOH
B. NaOH
C. H2SO4 (loãng).
D. H2SO4 (đặc, nguội).
-
Câu 27:
Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng, vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. Cr2O3.
B. Fe2O3.
C. Na2CO3.
D. Al2O3.
-
Câu 28:
Cho sơ đồ phản ứng: Al → X → Y → Z → Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
A. NaAlO2 và Al(OH)3.
B. AlCl3 và NaAlO2.
C. Al2O3 và NaAlO2.
D. Al2(SO4)3 và Al2O3.
-
Câu 29:
Cho dung dịch HCl lần lượt vào các dung dịch sau: NaOH; NaHCO3; Al2O3; AlCl3; NaAlO2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 30:
Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch X vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2Caerbw5usTq % vATv2CaerbuLwBLnhiov2DGi1BTfMBaeXatLxBI9gBaerbd9wDYLwz % YbItLDharqqtubsr4rNCHbGeaGqiVGI8VfYJH8YrFfeuY-Hhbbf9v8 % qqaqFr0xc9pk0xbba9q8WqFfeaY-biLkVcLq-JHqpepeea0-as0Fb9 % pgeaYRXxe9vr0-vr0-vqpWqaaiaacaWaamaadaGabiaaeaGaauaaaO % qaamaalaaabaGaaGOmaiaadggaaeaacaaIZaaaaaaa!3BA0! \frac{{2a}}{3}\) mol kết tủa.
D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
-
Câu 31:
Kim loại nhôm không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng.
B. NaOH đặc.
C. HCl đặc.
D. HNO3 đặc nguội.
-
Câu 32:
Cho phản ứng sau: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2. Phát biểu đúng là
A. NaOH là chất oxi hóa.
B. H2O là chất môi trường.
C. Al là chất oxi hóa.
D. H2O là chất oxi hóa.
-
Câu 33:
Quặng nào sau đây là nguyên liệu điều chế nhôm kim loại?
A. Quặng manhetit.
B. Quặng đôlômit.
C. Quặng boxit.
D. Quặng pirit.
-
Câu 34:
Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. (NH4)2SO4.
B. Al
C. MgO
D. NaAlO2.
-
Câu 35:
Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có?
A. Al2O3.
B. Fe
C. Fe2O3.
D. Al
-
Câu 36:
Mô tả nào sau đây về kim loại nhôm là không đúng?
A. Màu trắng bạc, là kim loại nhẹ.
B. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
C. Là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái.
D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn đồng kim loại.
-
Câu 37:
Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được một loại kết tủa sau khi kết thúc phản ứng?
A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
B. Đun nóng mẫu nước cứng tạm thời.
C. Cho dung dịch FeCl2 vào lượng dư dung dịch AgNO3.
D. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt là
A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt.
C. Nhôm và sắt tác dụng với khí clo dư theo cùng tỉ lệ mol.
D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước.
-
Câu 39:
Oxit nhôm (Al2O3) không có tính chất hay ứng dụng nào sau đây?
A. Có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
B. Là nguyên liệu dùng sản xuất nhôm kim loại.
C. Có tính lưỡng tính.
D. Không tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nguội.
-
Câu 40:
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp:
A. điện phân nóng chảy AlCl3.
B. điện phân nóng chảy Al2O3.
C. dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
D. dùng Mg khử Al3+ trong dung dịch.
-
Câu 41:
Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là
A. NaAlO2
B. K3AlF6
C. Na3AlF6
D. AlF3
-
Câu 42:
Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?
A. Al2O3
B. Al(OH)3
C. AlCl3
D. NaAlO2
-
Câu 43:
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Al2O3
B. BaCl2
C. AlCl3
D. Na2CO3
-
Câu 44:
Khi cho 20,7 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 8 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X là
A. 19,80%
B. 17,90%
C. 24,64%
D. 21,35%
-
Câu 45:
Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 1,83 gam X trong 50 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,345 lít
B. 1,008 lít
C. 1,267 lít
D. 2,456 lít
-
Câu 46:
Cho từ từ 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 x mol/l, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1M
B. 2M
C. 3M
D. 4M
-
Câu 47:
Nhôm thể hiện tính chất nào sau đây ?
1) Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
2) Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
3) Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
4) Nhôm là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660oC.
5) Nhôm là nguyên tố s.
A. 1, 2, 4, 5.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4.
-
Câu 48:
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Giá trị của x là?
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 1,12 lít
D. 2,24 lít
-
Câu 49:
Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là?
A. 0,08
B. 0,05
C. 0,04
D. 0,07
-
Câu 50:
Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 1M và CuSO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 6 gam
B. 7 gam
C. 8 gam
D. 9 gam