Trắc nghiệm Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở các tỉnh miền Tây Nam Kì là:
A. đã lôi cuốn nhiều hoàng thân triều Nguyễn tham gia.
B. có sự kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến.
C. sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.
D. do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.
-
Câu 2:
Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào thời gian nào?
A. Năm 1858.
B. Năm 1862.
C. Năm 1867.
D. Năm 1868.
-
Câu 3:
Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp theo bản Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến ở:
A. Đà Nẵng và Huế.
B. Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
C. Gia Định và Gò Công.
D. Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
-
Câu 4:
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang dâng cao khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình nhà Nguyễn đã:
A. kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp.
B. cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp.
C. buộc Pháp phải đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh.
D. tán thưởng những hành động chống Pháp của nhân dân ta.
-
Câu 5:
Trận đánh lớn nhất trong ngày 22-6-1861 do ai chỉ huy, đánh vào đâu?
A. Do Nguyễn Trung Trực chỉ huy, đánh vào tàu chiến Hy vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
B. Do Đỗ Trinh Thoại chỉ huy, đánh vào căn cứ Quy Sơn (gần Gò Công).
C. Do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, đánh vào Gò Công Đông.
D. Do Trương Định chỉ huy, đánh vào Gò Công.
-
Câu 6:
Người đã phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX là:
A. Trương Định.
B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Phan Thanh Giản.
-
Câu 7:
Trong những năm 1859 – 1862, hai lực lượng nào đã hợp tác chiến đấu ở Gò Công, Tân An và Mĩ Tho?
A. Quân triều đình do Nguyễn Tri Phương lãnh đạo và quân của Nguyễn Trung Trực.
B. Quân của Trương Định và quân triều đình do Nguyễn Tri Phương lãnh đạo.
C. Quân triều đình do Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu lãnh đạo.
D. Quân Trương Định và quân Nguyễn Trung Trực.
-
Câu 8:
Ngay từ tháng 2-1859, khi Pháp đánh Gia Định, ai là người đưa đội quân của mình đến đóng tại đồn Thuận Kiều?
A. Phan Thanh Giản.
B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Trương Định.
-
Câu 9:
Tháng 8-1860, ai là người được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định và cho xây dựng phòng tuyến Chí Hòa?
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Phan Thanh Giản.
-
Câu 10:
Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định bị thất bại, Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch:
A. “đánh chắc tiến chắc”.
B. “chinh phục từng gói nhỏ”.
C. “đánh phủ đầu”.
D. “vừa đánh vừa đàm”.
-
Câu 11:
Tại mặt trận Gia Định, từ tháng 2-1859, quân Pháp bị chặn đánh quyết liệt ở:
A. trên sông Sài Gòn.
B. Đại đồn Chí Hòa.
C. thành Gia Định.
D. trên sông cần Giờ.
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây được xem là không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn sau khi Pháp đã chiếm sáu tỉnh Nam Kì Việt Nam?
A. Thực hiện chính sách bế quan toả cảng.
B. Cử các phái đoàn đi Pháp để đàm phán đòi lại sáu tỉnh Nam Kì.
C. Đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Nam Kì.
D. Từ chối mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước.
-
Câu 13:
Lực lượng nào đã bị quân dân ta chặn đánh và giam chân ở đảo Sơn Trà suốt năm tháng (từ tháng 8-1858 đến tháng 2-1859)?
A. Liên quân Pháp - Bồ Đào Nha.
B. Liên quân Pháp - Đức.
C. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha.
D. Liên quân Pháp - Anh.
-
Câu 14:
Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đà Nẵng vào tháng 9-1858 bao gồm:
A. quân chủ lực của triều đình Huế.
B. các đội quân nông dân sát cánh bên quân đội triều đình.
C. lực lượng nông dân và công nhân thành phố Đà Nẵng.
D. đông đảo nhân dân thành phố Đà Nẵng.
-
Câu 15:
Cuộc chiến đấu của quân dân ta trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng, từ tháng 8-1858 đến tháng 2-1859) đã:
A. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.
C. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
D. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.
-
Câu 16:
Sau khi chiếm sáu tỉnh Nam Kì Việt Nam, thực dân Pháp đã:
A. thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh Bắc Kì.
B. tìm cách kêu gọi nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp.
C. triển khai củng cố lực lượng cho các chiến dịch sau.
D. tiếp tục mở rộng việc đánh phá Bắc Kì.
-
Câu 17:
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì khi:
A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã bị Pháp chiếm đóng.
B. ba tỉnh Đông Nam Kì và tỉnh Vĩnh Long đã bị Pháp chiếm.
C. triều đình đã kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
D. triều đình đã kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.
-
Câu 18:
Ngày 23-2-1860, quân Pháp mở đợt tấn công vào Đại đồn Chí Hòa khi:
A. đã đánh chiếm được Gia Định.
B. chưa đánh chiếm Gia Định.
C. Hiệp ước Bắc Kinh giữa Pháp và Trung Quốc đã được kí kết.
D. Triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
-
Câu 19:
Cuộc chiến đấu của nhân dân ở Gia Định đã làm thất bại kế hoạch xâm lược nào của Pháp?
A. Kế hoạch “đánh chắc tiến chắc”.
B. Kế hoạch “vừa đánh vừa đàm”.
C. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
D. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
-
Câu 20:
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm các tỉnh:
A. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
B. Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
C. Đồng Nai, Biên Hòa và Gia Định.
D. Vĩnh Long, Đồng Nai và Biên Hòa.
-
Câu 21:
Sáng 1-9-1858, Pháp gửi tối hậu thư đòi triều đình Huế phải trả lời trong hai giờ. Nhưng chưa hết hẹn, Pháp đã:
A. đánh thẳng vào triều đình nhà Nguyễn ở Huế.
B. nổ súng rồi đổ bộ lên chiếm bán đảo Sơn Trà.
C. cho quân bao vây toàn bộ Đà Nẵng.
D. tập trung lực lượng đánh vào Huế.
-
Câu 22:
Từ ngày 20 đến 24-6-1867, thực dân Pháp đã chiếm thêm ba tỉnh nào ở Nam Kì?
A. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
B. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.
C. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.
-
Câu 23:
Ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long và ép ai phải nộp thành không điều kiện?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Phan Thanh Giản.
D. Trương Định.
-
Câu 24:
Hiệp ước Nhâm Tuất được triều đình Huế và Pháp ký kết vào thời gian nào? Gồm bao nhiêu điều khoản?
A. Năm 1862, gồm 12 điều khoản.
B. Năm 1863, gồm 14 điều khoản.
C. Năm 1864, gồm 16 điều khoản.
D. Năm 1865, gồm 21 điều khoản.
-
Câu 25:
Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?
A. Trương Định.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Trường Tộ.
-
Câu 26:
Ngày 23-2-1861, quân Pháp đánh chiếm vùng nào ở Nam Bộ?
A. Định Tường.
B. Biên Hòa.
C. Thành Vĩnh Long.
D. Đại đồn Chí Hòa.
-
Câu 27:
Ngày 17-2-1859 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào Việt Nam?
A. Pháp nổ súng đánh vào Kinh thành Huế.
B. Pháp nổ súng đánh thành Gia Định.
C. Pháp nổ súng đánh vào Sơn Trà (Đà Nẵng).
D. Pháp nổ súng đánh vào Nha Trang.
-
Câu 28:
Tháng 2 - 1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh vào:
A. Gia Định.
B. bán đảo Sơn Trà.
C. Nha Trang.
D. Kinh thành Huế.
-
Câu 29:
Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra cơ quan nào để bàn cách can thiệp vào nước ta?
A. Hội đồng Quản hạt.
B. Hội đồng Bản xứ.
C. Hồi đồng Nam Kì.
D. Hội đồng Bắc Kì.
-
Câu 30:
Đến giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách xâm chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với nước nào ở khu vực châu Á?
A. Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha.
C. Anh.
D. Nhật.
-
Câu 31:
Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam sau khi phong trào nào dưới đây nổ ra?
A. Phong trào cần vương.
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.
D. Phong trào nông dân Tây Sơn.
-
Câu 32:
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A. Tương quan lực lượng giữa ta và Pháp chênh lệch, không có lợi cho ta.
B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản nhân dân chống Pháp.
C. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp vì không có người lãnh đạo.
D. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân thiếu sự liên kết, thống nhất.
-
Câu 33:
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào?
A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp.
B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân chống Pháp không kiên quyết.
C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang.
D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp.
-
Câu 34:
Quân Pháp đã ghi nhận chiếm được sáu tỉnh Nam Kì như thế nào?
A. Pháp đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông trước, sau đó, dùng ba tỉnh miền Đông làm căn cứ đánh chiếm ba tỉnh miền Tây.
B. Pháp dùng vũ lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn.
C. Pháp thông qua đàm phán buộc triều đình nhà Nguyễn nộp ba tỉnh miền Tây, sau đó dùng binh lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông.
D. Pháp không tốn một viên đạn để chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó tấn công đánh chiếm ba tỉnh miền Tây.
-
Câu 35:
Ai được xem là người có câu nói nổi tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”?
A. Trương Định.
B. Nguyễn Trung Trực.
C. Nguyễn Hữu Huân.
D. Dương Bình Tâm.
-
Câu 36:
Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều Nguyễn chứng tỏ:
A. tư tưởng trung quân ái quốc không còn tồn tại.
B. nhân dân chán ghét triều đình nhà Nguyễn.
C. nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do kháng chiến chống Pháp.
D. sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
-
Câu 37:
Thực dân Pháp đã hành động ra sao sau khi buộc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất?
A. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
B. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam KÌ và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị.
C. Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
D. Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862.
-
Câu 38:
Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào?
A. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống.
B. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.
C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn.
D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp.
-
Câu 39:
Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn có chủ trương như thế ?
A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất.
B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long.
C. Chủ trương giành lại vùng đất đã bị mất theo điều khoản Hiệp ước Nhâm Tuất.
D. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi thực dân Pháp.
-
Câu 40:
Người được ghi nhận đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai?
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Nguyễn Trung Trực.
C. Phạm Văn Nghị.
D. Trương Định.
-
Câu 41:
Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp được ghi nhận là:
A. nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. bồi thường 20 triệu quan tiền cho thực dân Pháp.
C. triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán.
D. mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
-
Câu 42:
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào?
A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối.
B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn bởi chính sách đàn áp của triều đình.
C. Giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng.
D. Triều đình nhà Nguyễn bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp.
-
Câu 43:
Vào năm 1861, Gia Định lại bị thất thủ một lần nữa vì:
A. quân ta không chủ trương giữ thành Gia Định.
B. quân Pháp quá mạnh và tiến công một cách chớp nhoáng.
C. quân ta đã chọn cách phòng thủ, không chủ động tiến công khi có cơ hội.
D. lực lượng quân ta ở Gia Định quá yếu, thiếu vũ khí chiến đấu.
-
Câu 44:
Khi được điều từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã gấp rút huy động hàng vạn quân và dân binh để làm gì?
A. Tăng cường sản xuất vũ khí.
B. Xây dựng đại đồn Chí Hòa.
C. Ngày đêm luyện tập quân sự.
D. Tổ chức tấn công quân Pháp.
-
Câu 45:
Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào?
A. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”.
B. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”.
D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
-
Câu 46:
Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến vì:
A. trong thành không có lương thực.
B. trong thành không có vũ khí.
C. quân triều đình phản công quân Pháp quyết liệt.
D. các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng.
-
Câu 47:
Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?
A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.
B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.
C. Ở Gia Định không có quân triều đình đóng.
D. Từ Gia Định có thể đem quân sang Campuchia một cách dễ dàng.
-
Câu 48:
Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng là nơi cung cấp lương thực cho triều Nguyễn.
B. Từ Đà Nẵng có thể tấn công Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
C. Đà Nẵng có cảng nước sâu, thuận tiện cho tàu lớn ra vào.
D. Ở Đà Nẵng có nhiều giáo dân nên có thể đặt nội gián tiếp ứng.
-
Câu 49:
Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam vì:
A. quân Pháp quá yếu và phải dựa vào quân Tây Ban Nha.
B. Pháp và Tây Ban Nha đã thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam.
C. muốn trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giết hại.
D. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm hoàn toàn thị trường Việt Nam.
-
Câu 50:
Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân tới dàn trận trước cửa biển nào ở Việt Nam?
A. Cửa biển Đà Nẵng.
B. Cửa biển Hội An.
C. Cửa biển Lăng Cô.
D. Cửa biển Thuận An.