Trắc nghiệm Mạch điện xoay chiều ba pha Công Nghệ Lớp 12
-
Câu 1:
Công thức tính hệ số biến áp dây?
A. \({K_d} = \frac{{{U_{N1}}}}{{{U_{N2}}}}\)
B. \({K_d} = \frac{{{U_{N2}}}}{{{U_{N1}}}}\)
C. \({K_d} = \frac{{{U_{P1}}}}{{{U_{P2}}}}\)
D. \({K_d} = \frac{{{U_{P2}}}}{{{U_{P1}}}}\)
-
Câu 2:
Máy biến áp ba pha là ..., dùng để biến đổi điện áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ nguyên tần số.
A. máy phát điện
B. động cơ điện
C. máy điện quay
D. máy điện tĩnh
-
Câu 3:
Một máy biến áp ba pha, mỗi pha dây quấn sơ cấp có 11000 vòng và dây quấn thứ cấp 200 vòng. Dây quấn của máy biến áp được nối theo kiểu Y/Yo ,được cấp điện bởi nguồn điện ba pha có Ud=22kv. Tính hệ số biến áp dây.
A. 45
B. 50
C. 55
D. 60
-
Câu 4:
Máy phát điện xoay chiều là máy điện biến đổi
A. cơ năng thành điện năng
B. điện năng thành cơ năng
C. nhiệt năng thành cơ năng
D. quang năng thành cơ năng
-
Câu 5:
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha dựa trên
A. hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. nguyên lý lực điện từ.
C. nguyên lý cảm ứng điện từ và lực điện từ.
D. hiện tượng cộng hưởng.
-
Câu 6:
Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha là mạch điện gồm:
A. nguồn điện ba pha, dây dẫn ba pha và tải ba pha.
B. nguồn điện, dây dẫn và tải.
C. nguồn và tải ba pha.
D. nguồn và dây dẫn ba pha.
-
Câu 7:
Để tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha cần phải dùng thiết bị điện nào sau đây?
A. máy biến áp xoay chiều ba pha
B. máy phát điện xoay chiều ba pha
C. động cơ điện xoay chiều ba pha
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Ưu điểm nào sau đây là của mạch điện ba pha bốn dây?
A. Tạo ra 2 trị số điện áp khác nhau.
B. Điện áp pha trên các tải hầu như vẫn giữ được bình thường, không vượt quá giá trị định mức
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 9:
Quan hệ giữa đại lượng dây và pha khi nối hình sao là?
A. Id=3Ip,Ud=Up
B. Id=Ip,Ud=3Up
C. Id=√3Ip,Ud=Up
D. Id=Ip,Ud=√3Up
-
Câu 10:
Bộ phận nào có chức năng nối từ điểm trung tính của nguồn đến điểm trung tính của tải ?
A. Dây pha
B. Dây trung tính
C. Điện áp dây
D. Điện áp pha
-
Câu 11:
Tải ba pha gồm 3 điện trở R=10Ω, nối tam giác, đấu vào nguồn ba pha có Ud=380V . Tính dòng điện dây?
A. 220A
B. 380A
C. 38A
D. 65,8A
-
Câu 12:
Việc nối sao hay nối tam giác của tải phụ thuộc vào
A. điện áp của nguồn và tải.
B. điện áp của nguồn
C. điện áp của tải
D. cách nối của nguồn.
-
Câu 13:
Khi tải nối tam giác nếu một dây pha bị đứt thì dòng điện qua tải
A. giảm xuống
B. tăng lên.
C. không đổi
D. bằng không.
-
Câu 14:
Máy phát điện ba pha có điện áp pha là 220V. Tính giá trị điện áp dây, pha khi nối tam giác.
A. Up=220V,Ud=380V
B. Ud=220V,Up=380V
C. Ud=Up=220V
D. Ud=Up=380V
-
Câu 15:
Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng rộng rãi do?
A. Cấu tạo nhỏ, gọn
B. Dễ sử dụng
C. Cấu tạo đơn giản
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 16:
Động cơ không đồng bộ ba pha sử dụng dòng điện?
A. Dòng một chiều
B. Dòng xoay chiều
C. Có thể là dòng một chiều hay xoay chiều
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 17:
Hệ số trượt tốc độ?
A. \(S = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
B. \(S = \frac{{{n_2 - n}}}{{{n_1}}}\)
C. \(S = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
D. Đáp án A và B đúng
-
Câu 18:
Tốc độ trượt?
A. n2 = n – n1
B. n2 = n1 – n
C. n2 = n + n1
D. n1 = n2 – n
-
Câu 19:
Công thức tính tốc độ từ trường quay?
A. \(n = \frac{{60f}}{p}\)
B. \(n1 = \frac{{60f}}{p}\)
C. \(n = \frac{{60p}}{f}\)
D. \(n 1= \frac{{60p}}{f}\)
-
Câu 20:
Phát biểu về động cơ không đồng bộ ba pha nào sau đây sai?
A. Stato có lõi thép xẻ rãnh trong
B. Roto có lõi thép xẻ rãnh ngoài
C. Stato có lõi thép xẻ rãnh ngoài, roto có lõi thép xẻ rãnh trong
D. Đáp án A và B đúng
-
Câu 21:
Phát biểu về động cơ nào sau đây đúng?
A. Động cơ không đồng bộ ba pha cấu tạo chỉ gồm hai phần là stato và roto.
B. Động cơ không đồng bộ ba pha cấu tạo gồm hai phần chính là stato và roto, ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy,...
C. Stato là phần tĩnh
D. Roto là phần quay
-
Câu 22:
Động cơ không đồng bộ ba pha?
A. Là máy điện tĩnh
B. Là máy điện quay
C. Có stato là phần quay
D. Có roto là phần tĩnh
-
Câu 23:
Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ xoay chiều ba pha có?
A. n < n1
B. n > n1
C. n = n1
D. n ≤ n1
-
Câu 24:
Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng trong?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Đời sống
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 25:
Nếu máy biến áp nối tam giác – sao có dây trung tính thì?
A. Kp = √3 Kd
B. Kd = Kp/√3
C. Kd = √3 Kp
D. Kd = 1/Kp
-
Câu 26:
Nếu máy biến áp nối sao – tam giác thì?
A. Kd = Kp
B. Kd = √3 Kp
C. Kp = √3 Kd
D. Kp = Kd/√3
-
Câu 27:
Nếu máy biến áp nối sao – sao có dây trung tính thì?
A. Kd = Kp
B. \(Kd = \frac{1}{{Kp}}\)
C. Kd = √3 Kp
D. \(Kd = \frac{{Kp}}{{\sqrt 3 }}\)
-
Câu 28:
Công thức tính hệ số biến áp dây?
A. \(Kd = \frac{{Up1}}{{Up2}}\)
B. \(Kd = \frac{{Ud1}}{{Ud2}}\)
C. \(Kd = \frac{{N1}}{{N2}}\)
D. \(Kd = \frac{{Ud2}}{{Ud1}}\)
-
Câu 29:
Công thức tính hệ số biến áp pha?
A. \(Kp = \frac{{Up1}}{{Up2}}\)
B. \(Kp = \frac{{Up2}}{{Up1}}\)
C. \(Kp = \frac{{N2}}{{N1}}\)
D. \(Kp = \frac{{Up1}}{{Up2}}= \frac{{N2}}{{N1}}\)
-
Câu 30:
Máy biến áp đấu dây kiểu?
A. Nối sao – sao có dây trung tính
B. Nối sao – tam giác
C. Nối tam giác – sao có dây trung tính
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 31:
Cấu tạo máy biến áp ba pha?
A. Chỉ có lõi thép
B. Chỉ có dây quấn
C. Có lõi thép và dây quấn
D. Có lõi thép hoặc dây quấn
-
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây sai: máy biến áp ba pha?
A. Là máy điện tĩnh
B. Biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều ba pha
C. Không biến đổi tần số
D. Biến đổi điện áp và tần số của hệ thống dòng điện xoay chiều ba pha
-
Câu 33:
Phát biểu về máy phát điện nào sau đây sai?
A. Máy điện tĩnh: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau
B. Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động
C. Máy điện quay: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau.
D. Máy điện tĩnh và máy điện quay là máy điện xoay chiều ba pha
-
Câu 34:
Máy điện xoay chiều ba pha là?
A. Là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha
B. Là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều một pha
C. Là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều một pha và ba pha
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 35:
Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 220V. Tính điện áp dây nếu biết nối hình sao?
A. Ud = 220V
B. Ud = 433,01V
C. Ud = 127,02V
D. Ud = 658,2V
-
Câu 36:
Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10Ω, nối hình tam giác, đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. Tính điện áp pha?
A. Up = 380V
B. Up = 658,2V
C. Up = 219,4V
D. Up = 220V
-
Câu 37:
Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình tam giác thì?
A. Id = Ip
B. Ip = √3 Id
C. Ud = Up
D. Ud = √3 Up
-
Câu 38:
Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình sao thì?
A. Id = √3 Ip
B. Id = Ip
C. Ud = Up
D. Id = √3 Id
-
Câu 39:
Nguồn điện ba pha được nối?
A. Nối hình sao
B. Nối hình tam giác
C. Nối hình sao có dây trung tính
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 40:
Nối tam giác?
A. Đầu pha này nối với cuối pha kia theo thứ tự pha
B. Chính là cách nối dây của mạch ba pha không liên hệ
C. Ba điểm cuối ba pha nối với nhau.
D. Ba điểm đầu ba pha nối với nhau.
-
Câu 41:
Nối hình sao?
A. Đầu pha này đối với cuối pha kia theo thứ tự pha.
B. Ba điểm cuối của ba pha nối với nhau
C. Ba điểm đầu của ba pha nối với nhau
D. Đầu pha này nối với cuối pha kia không cần theo thứ tự pha.
-
Câu 42:
Tại sao mạch điện ba pha không liên hệ ít được dùng trên thực tế?
A. Các pha không có sự liên hệ về điện
B. Tốn dây dẫn
C. Mạch không hoạt động được
D. Tốn dây và các pha không có sự liên hệ về điện
-
Câu 43:
Để tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha, người ta dùng?
A. Máy phát điện xoay chiều ba pha
B. Máy phát điện xoay chiều một pha
C. Máy phát điện xoay chiều một pha hoặc ba pha
D. Ac quy
-
Câu 44:
Mạch điện xoay chiều ba pha gồm?
A. Nguồn điện ba pha và đường dây ba pha
B. Nguồn điện ba pha và tải ba pha
C. Đường dây ba pha và tải ba pha
D. Nguồn ba pha, đường dây ba pha và tải ba pha
-
Câu 45:
Nguồn điện ba pha được nối
A. Nối hình sao
B. Nối hình tam giác
C. Nối hình sao có dây trung tính
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 46:
Với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện thì dòng điện trong mạch
A. Sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch góc π/2.
B. Sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch góc π /4.
C. Trễ pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch góc π /2.
D. Trễ pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch góc π /4.
-
Câu 47:
Một mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm, i là cường độ dòng điện tức thời qua mạch và u là điện áp tức thời. Chọn câu đúng:
A. i sớm pha hơn u là π/2
B. u trễ pha hơn i là π/4
C. u sớm pha hơn i là π/2
D. i trễ pha hơn u là π/4
-
Câu 48:
Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L được mắc vào điện áp xoay chiều u có tần số f. Chọn phát biểu đúng:
A. Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa cùng pha với điện áp u.
B. Cường độ hiệu dụng qua mạch tỉ lệ nghịch với f.
C. Cường độ dòng điện qua mạch tỉ lệ thuận với L.
D. Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa với tần số f’ = 2f
-
Câu 49:
Điều nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần?
A. Dòng điện qua điện trở và điện áp hai đầu điện trở luôn cùng pha.
B. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không.
C. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp hiệu dụng là I = U/R
D. Nếu điện áp ở hai đầu điện trở là u = U0sin(ωt+φ)V thì biểu thức dòng điện là i = I0sin(ωt+φ)A
-
Câu 50:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần?
A. Dòng điện qua điện trở và điện áp hai đầu điện trở luôn cùng pha.
B. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không.
C. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp hiệu dụng là U = I/R.
D. Nếu điện áp ở hai đầu điện trở là u = U0sin(ωt+φ)(V) → i = I0sin(ωt)(A)