Trắc nghiệm Linh kiện bán dẫn và IC Công Nghệ Lớp 12
-
Câu 1:
Xác định: Công dụng của điôt bán dẫn?
A. Tách sóng, trộn tần.
B. Ổn định điện áp một chiều
C. Biến đổi điện áp xoay chiều thành dòng điện một chiều.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 2:
Phát biểu về IC nào sau đây không đúng?
A. IC có một hàng chân
B. IC có hai hàng chân
C. IC có một hàng chân hoặc có hai hàng chân
D. IC không có hàng chân
-
Câu 3:
Đâu là Công dụng của tirixto?
A. Dùng để tách sóng, trộn tần
B. Dùng để khuếch đại tín hiệu
C. Dùng để điều khiển thiết bị trong mạch điện xoay chiều
D. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển
-
Câu 4:
Nối ý cột A1 với ý cột B1:
A1 B1 1. Điôt bán dẫn
2. Tirixto
3. Tranzito
4. Triac
5. Có 3 tiếp giáp P – N, có 3 điện cực
6. Dòng điện đi từ cực C sang cực E
7. Có 3 điện cực A1, A2, G
8. Có 1 tiếp giáp P - N
A. 1-7; 2-5; 3-6; 4-8
B. 1-8; 2-5; 3-6; 4-8
C. 1-7; 2-6; 3-5; 4-8
D. 1-8; 2-6; 3-7; 4-5
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Triac?
A. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song, cùng chiều.
B. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song nhưng ngược chiều.
C. Triac khác điac ở chỗ triac không có cực điều khiển.
D. Điac khác triac ở chỗ điac có cực điều khiển.
-
Câu 6:
Em hãy cho biết: Tranzito PNP có gì?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 7:
Chọn ý đúng: Tirixto cho dòng điện đi qua khi?
A. UAK > 0, UGK > 0
B. UAK > 0, UGK < 0
C. UAK < 0, UGK > 0
D. UAK < 0, UGK < 0
-
Câu 8:
Hãy chọn ý đúng: Đâu là kí hiệu điôt bán dẫn?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 9:
Đâu là ý sai khi nói về điốt?
A. Điôt tiếp điểm chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua
B. Điôt tiếp mặt chỉ cho dòng điện lớn đi qua
C. Điôt ổn áp dùng để ổn định điện áp xoay chiều
D. Điôt chỉnh lưu biến đổi dòng xoay chiều
-
Câu 10:
Hãy cho biết: Linh kiện điôt có?
A. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, K
B. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, G
C. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: K, G
D. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A1, A2
-
Câu 11:
Xác định: Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có?
A. 1 tiếp giáp P – N.
B. 2 tiếp giáp P – N.
C. 3 tiếp giáp P – N.
D. Các lớp bán dẫn ghép nối tiếp.
-
Câu 12:
Hãy cho biết: Tirixto là linh kiện bán dẫn có mấy điện cực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Xác định: Đâu là tên của tranzito?
A. PNP
B. NPN
C. PNP và NPN
D. PNN và NNP
-
Câu 14:
Hãy cho biết: Điện cực của tranzito là?
A. B, E, C
B. A, K, G
C. A, B, C
D. B, C, E
-
Câu 15:
Chọn ý đúng: Điện cực của điôt bán dẫn là?
A. A, K
B. A, G
C. K, G
D. A, K, G
-
Câu 16:
Xác định: Tranzito có mấy điện cực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Hãy cho biết: Điôt có mấy dây dẫn điện ra?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Cho biết: Công dụng của điôt chỉnh lưu là?
A. Biến điện xoay chiều thành điện một chiều
B. Tách sóng
C. Trộn tần
D. Ổn định điện áp một chiều
-
Câu 19:
Đâu là đặc điểm của điôt tiếp mặt?
A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ
B. Thường dùng để tách sóng
C. Thường dùng để trộn tần
D. Cho dòng điện lớn đi qua
-
Câu 20:
Chọn ý đúng: Đặc điểm nào sau đây không phải của điôt tiếp điểm là:
A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ
B. Thường dùng để tách sóng
C. Thường dùng để trộn tần
D. Cho dòng điện lớn đi qua
-
Câu 21:
Xác định: Điôt nào sau đây được phân loại theo công nghệ chế tạo?
A. Điôt tiếp điểm
B. Điôt ổn áp
C. Điôt chỉnh lưu
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 22:
Em hãy cho biết: Có mấy cách phân loại điôt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Chọn ý đúng: Thế nào là tirixto?
A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N
B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N
C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 24:
Xác định: Thế nào là tranzito?
A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N
B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N
C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 25:
Xác định: Thế nào là điôt bán dẫn?
A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N
B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N
C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 26:
Chọn ý đúng: Linh kiện bán dẫn được chế tạo từ chất bán dẫn nào?
A. Chất bán dẫn loại P
B. Chất bán dẫn loại N
C. Chất bán dẫn loại P và loại N
D. Đáp án khác
-
Câu 27:
Kí hiệu như hình vẽ dưới đây là của loại Tranzito nào?
A. Tranzito loại NPN
B. Tranzito loại PNP
C. Tranzito loại NNP
D. Tranzito loại PPN
-
Câu 28:
Kí hiệu như hình vẽ sau là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tranzito loại NPN
B. Tranzito loại PNP
C. Tranzito loại NNP
D. Tranzito loại PPN
-
Câu 29:
Tranzi to P- N - P trong mạch điện khi nó hoạt động:
A. Cho dòng điện đi từ cực C sang cực E
B. Cho dòng điện đi từ cực E sang cực C
C. Cho dòng điện đi từ cực B sang cực C
D. Cho dòng điện đi từ cực B sang cực E
-
Câu 30:
Tranzito là linh kiện bán dẫn có…
A. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).
B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G)
C. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E)
D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E)
-
Câu 31:
Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi…
A. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
C. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
-
Câu 32:
Thông thường gười ta phân Tranzito làm hai loại là:
A. Tranzito PNP và Tranzito NPN
B. Tranzito PPN và Tranzito NNP
C. Tranzito PNN và Tranzito NPP
D. Tranzito PPP và Tranzito NNN
-
Câu 33:
Trong mạch ổn áp dùng Điốt zêne:
A. Mắc Điốt chịu điện áp thuận
B. Mắc Điốt chịu điện áp ngược
C. Mắc Điôt song song với phụ tải
D. Mắc Điốt nối tiếp với tải (Rtải)
-
Câu 34:
Linh kiện điện tử có thể cho dòng điện ngược đi qua là:
A. Điốt tiếp điểm
B. Tirixto
C. Điôt zêne
D. Điốt tiếp mặt
-
Câu 35:
Công dụng của Điôt bán dẫn:
A. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển
B. Khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung
C. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện
-
Câu 36:
Kí hiệu như hình vẽ dưới đây là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Điôt ổn áp (Điôt zene)
B. Điôt chỉnh lưu
C. Tranzito
D. Tirixto
-
Câu 37:
Hãy cho biết kí hiệu như hình vẽ sau đây là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tirixto
B. Tranzito
C. Triac
D. Điac
-
Câu 38:
Hãy chọn câu Đúng trong các câu sau:
A. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K
B. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2
C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau
D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G
-
Câu 39:
Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ:
A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở
B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa
C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở
D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý
-
Câu 40:
Tirixto chỉ dẫn điện khi…
A. UAK < 0 và UGK > 0
B. UAK < 0 và UGK < 0
C. UAK > 0 và UGK < 0
D. UAK > 0 và UGK > 0
-
Câu 41:
Chọn ý đúng: Công dụng của tirixto:
A. Dùng để tách sóng, trộn tần
B. Dùng để khuếch đại tín hiệu
C. Dùng để điều khiển thiết bị trong mạch điện xoay chiều
D. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển
-
Câu 42:
Xác định đâu là kí hiệu điôt bán dẫn?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 43:
Chọn ý đúng: Linh kiện điôt có?
A. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, K
B. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, G
C. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: K, G
D. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A1, A2
-
Câu 44:
Trong kĩ thuật Tirixto thường được dùng để:
A. Chỉnh lưu dòng điện
B. Chỉnh lưu có điều khiển
C. Điều khiển
D. Phân cực
-
Câu 45:
Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:
A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng
B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K)
C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược
D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng
-
Câu 46:
Hãy xác định: Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có?
A. 1 tiếp giáp P – N.
B. 2 tiếp giáp P – N.
C. 3 tiếp giáp P – N.
D. Các lớp bán dẫn ghép nối tiếp.
-
Câu 47:
Triac trong mạch điều khiển làm thay đổi tốc độ động cơ nhờ:
A. Tăng, giảm thời gian dẫn
B. Tăng, giảm trị số dòng điện
C. Tăng, giảm trị số điện áp
D. Tăng, giảm tần số nguồn điện
-
Câu 48:
Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito?
A. Là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng
B. Là linh kiện điện tử dùng để tạo xung
C. Là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu
D. Là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu
-
Câu 49:
Người ta dùng linh kiện bán dẫn nào sau đây để chỉnh lưu?
A. Tranzito
B. Điôt tiếp mặt
C. Triac
D. Tirixto
-
Câu 50:
Chọn ý đúng: Điốt bán dẫn có?
A. 4 lớp tiếp giáp P - N
B. 2 lớp tiếp giáp P - N
C. 1 lớp tiếp giáp P - N
D. 3 lớp tiếp giáp P - N