Trắc nghiệm Kính hiển vi Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 21cm. Một người mắt tốt, có khoảng cực cận là 20cm, có năng suất phân ly là \(1' = \frac{1}{{3500}}rad\). Người này quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi ở trạng thái không điều tiết. Độ cao của vật là bao nhiêu thì mắt người này còn phân biệt được điểm đầu và điểm cuối của vật?
A. 7,143μm
B. 0,714μm
C. 0,743μm
D. 0,643μm
-
Câu 2:
Tại sao khi di chuyển kính hiển vi phải dừng cả hai tay, một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính và không được để tay ướt hay bẩn lên mặt kính?
A. Để tránh rơi vỡ
B. Để tránh làm mờ kính
C. Vì kính hiển vi nặng
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 3:
Tế bào thịt quả cà chua có đường kính khoảng 0,55 mm. Để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kinh hiển vi có độ phóng to nào dưới đây là phù hợp?
A. 40 lần.
B. 400 lần.
C. 1 000 lần.
D. 3 000 lần.
-
Câu 4:
Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?
A. Tế bào biếu bì vảy hành.
B. Con kiến.
C. Con ong.
D. Ép bưởi.
-
Câu 5:
Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm
A. Thị kinh, vật kính.
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.
C. Ốc to (núm chỉnh thô), Ốc nhỏ (núm chính tỉnh).
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.
-
Câu 6:
Có bao nhiêu bước khi sử dụng kính hiển vi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Kí hiệu 10X, 40X, 100X là của bộ phân nào :
A. Vật kính
B. Thị kính
C. Bàn kính
D. Giá đỡ
-
Câu 8:
Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào?
A. Vật kính
B. Thị kính
C. Bàn kính
D. Giá đỡ
-
Câu 9:
Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, chúng ta đặt mắt nhìn vật mẫu qua
A. Vật kính
B. Thị kính
C. Chân kính
D. Giá đỡ
-
Câu 10:
Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, vật mẫu được đặt lên
A. Vật kính
B. Thị kính
C. Bàn kính
D. Giá đỡ
-
Câu 11:
Vật nào dưới đây, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi
A. Nấm tai mèo
B. Virus
C. Rêu
D. Con muỗi
-
Câu 12:
Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ:
A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng.
B. Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
C. Đưa mắt ra xa thị kính
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 13:
Hệ thống phóng đại của kính hiển vi gồm
A. Vật kính
B. Thị kính
C. Vật kính và thị kính
D. Vật kính, thị kính và nguồn sáng
-
Câu 14:
Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính bao gồm:
A. Vật kính, thị kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Đèn, gương, màn chắn sáng
D. Ốc to, ốc nhỏ
-
Câu 15:
Hệ thống chiếu sáng của kính hiển vi gồm:
A. Vật kính, thị kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Đèn, gương, màn chắn sáng
D. Ốc to, ốc nhỏ
-
Câu 16:
Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi gồm? Chọn đáp án đúng.
A. Vật kính, thị kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Đèn, gương, màn chắn sáng
D. Ốc to, ốc nhỏ
-
Câu 17:
Cấu tạo kính hiển vi quang học bao gồm bao nhiêu hệ thống:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Kính hiển vi quang học có độ phóng đại lớn nhất là :
A. 1000 lầ
B. 500 lần
C. 2000 lần
D. 3000 lần
-
Câu 19:
Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực có (các) tính chất nào sau đây ?
A. Tỉ lệ thuận với tiêu cự vật kính.
B. Tỉ lệ thuận với tiêu cự thị kính.
C. Tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính.
D. Các kết luận A, B, C đều đúng.
-
Câu 20:
Trong trường nào thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có trị số không phụ thuộc vị trí mắt sau thị kính ?
A. Ngắm chừng ở điểm cực cận.
B. Ngắm chừng ở điểm cực viễn nói chung.
C. Ngắm chừng ở vô cực.
D. Không có (góc trông ảnh luôn phụ thuộc vị trí mắt).
-
Câu 21:
Khi điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện cách nào sau đây ?
A. Dời vật trước vật kính.
B. Dời ống kính (trong đó vật kính và thị kính được gắn chặt) trước vật.
C. Dời thị kính so với vật kính.
D. Dời mắt ở phía sau thị kính.
-
Câu 22:
Biểu thức nào dưới đây cho phép tính được số bội giác của kính hiển vi đối với mắt cận khi ngắm chừng ở điểm cực viễn
A. δĐ/(f1f2) với D là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận; δ là chiều dài quang học của kính ; f1,f2 là các tiêu cự của vật kính và của thị kính
B. k1k2 với k1,k2 lần lượt là số phóng đại của ảnh qua vật kính và qua thị kính
C. k1G2v với G2v là số bội giác của ảnh qua thị kính khi mắt ngắm chừng ở điểm cực viễn
D. k1G2c với G2c là số bội giác của ảnh qua thị kính khi mắt ngắm chừng ở điểm cực cận
-
Câu 23:
Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
A. Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính
B. Tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính
C. Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính
D. Tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.
-
Câu 24:
Vật kính của một kính hiển có tiêu cự f1=1cm , thị kính có tiêu cự f2=4cm . Độ dài quang học của kính là 16cm. Mắt đặt sát thị kính. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận là Đ=20cm . Phải đặt vật trong khoảng nào trước vật kính để người quan sát có thể nhìn thấy ảnh của vật qua kính?
A. 0,025mm
B. 10,625mm
C. 10,6mm
D. 21,225mm
-
Câu 25:
Vật kính của kính hiển vi có tiêu cự f1=0,8cm , thị kính có tiêu cự f2=2cm Khoảng cách giữa hai kính là a=16cm . Một người mắt không tật quan sát một vật nhỏ qua kính trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm A, B trên vật mà mắt người còn phân biệt được khi nhìn qua kính. Biết năng suất phân ly của mắt ε=1/3500(rad)
A. 9,4.10−3cm
B. 4,36.10−5cm
C. 3,46.10−5cm
D. 4,9.10−3cm
-
Câu 26:
Một kính hiển vi, vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 21cm. Một người mắt tốt, có khoảng cực cận là 20cm, có năng suất phân ly là \(1'=1/3500rad\) . Người này quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi ở trạng thái không điều tiết. Độ cao của vật là bao nhiêu thì mắt người này còn phân biệt được điểm đầu và điểm cuối của vật?
A. 7,143μm
B. 0,714μm
C. 0,743μm
D. 0,643μm
-
Câu 27:
Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 5mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biệt độ dài quang học bằng 120mm . Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là:
A. 1,2cm
B. 0,5cm
C. 1,28cm
D. 0,52
-
Câu 28:
Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự f1=1cmvà thị kính có tiêu cự f2=4cm . Hai thấu kính cách nhau một khoảng 17cm. Số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực có giá trị là bao nhiêu? Biết Đ=25cm
A. 325
B. 300
C. 75
D. 125
-
Câu 29:
Số phóng đại của vật kính của kính hiển vi bằng 20. Biết tiêu cự của thị kính là 2cm, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 30cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là:
A. 75
B. 180
C. 450
D. 300
-
Câu 30:
Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là:
A. 6,67cm
B. 25cm
C. 19,67cm
D. 13cm
-
Câu 31:
Một học sinh đang ngắm chừng vô cực một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?
A. Tiêu bản đặt tại tiêu điểm vật của vật kính
B. Vật kính phóng đại ảnh A1B1 lên gấp \( \left| {{k_1}} \right| = \frac{\delta }{{{f_1}}}\) so với tiêu bản AB
C. Số bội giác khi quan sát ảnh A2B2 so với A1B1 là \( {G_\infty } = \frac{{O{C_C}}}{{{f_2}}}\)
D. Số bội giác vô cực của kính lúp là \( {G_\infty } = \frac{{\delta O{C_C}}}{{{f_1}.{f_2}}}\)
-
Câu 32:
Một học sinh đang ngắm chừng một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây đúng?
A. Tiêu bản phải nằm trong khoảng O1F1 của vật kính
B. Tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 của vật kính và rất gần F1
C. Ảnh thật A1B1 của tiêu bản rơi vào khoảng O2F2 của thị kính
D. Ảnh cuối cùng A2B2 tạo bởi thị kính là ảnh thật rơi vào khoảng thấy rõ của mắt
-
Câu 33:
Một học sinh đang ngắm chừng một tiêu bản qua kính hiển vi. Đáp án nào sau đây sai?
A. Tiêu bản phải nằm trong khoảng O1F1 của vật kính
B. Tiêu bản phải nằm ngoài khoảng O1F1 của vật kính và rất gần F1
C. Ảnh thật A1B1A1B1 của tiêu bản rơi vào khoảng O2F2 của thị kính
D. Ảnh cuối cùng A2B2 tạo bởi thị kính là ảnh ảo rơi vào khoảng thấy rõ của mắt
-
Câu 34:
Ý kiến nào sau đây không đúng về kính hiển vi?
A. Kính hiển vi bổ trợ cho mắt trong việc quan sát những vật rất nhỏ bằng cách tạo ra ảnh ảo có góc trông và số bội giác rất lớn so với kính lúp
B. Vật kính có là thấu kính hội tụ có tiêu cự cỡ vài mm, thị kính là kính lúp giúp quan sát ảnh tạo bởi vật kính
C. Vật kính và thị kính được ghép đồng trục và khoảng cách giữa hai kính thay đổi được khi ngắm chừng
D. Khoảng cách \(δ=F_1′F_2\) gọi là độ dài quang học của kính hiển vi
-
Câu 35:
Một kính hiển vi, với vật kính có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Hai kính đặt cách nhau 15 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rỏ cách mắt từ 20 cm đến 50 cm. Xác định vị trí đặt vật trước vật kính để nhìn thấy ảnh của vật.
A. \(0,5 cm ≥d_1≥0,6 cm\)
B. \(0,4206 cm ≥d_1≥ 0,5204 cm\)
C. \(0,5206 cm ≥d_1≥ 0,5204 cm\)
D. \(0,5406 cm ≥d_1≥ 0,6 cm\)
-
Câu 36:
Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 2 cm, thị kính có tiêu cự 10 cm đặt cách nhau 15 cm. Để quan sát ảnh của vật qua kính phải đặt vật trước vật kính
A. 1,88 cm.
B. 2,04 cm.
C. 1,77 cm.
D. 1,99 cm
-
Câu 37:
Một người có mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự gấp 10 lần thị kính thì thấy độ bội giác của ảnh là 150. Độ dài quang học của kính là 15 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là
A. 5 cm và 0,5 cm.
B. 0,8 cm và 8 cm.
C. 0,5 cm và 5 cm.
D. 8 cm và 0,8 cm.
-
Câu 38:
Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết là
A. 13,28.
B. 47,66.
C. 40,02.
D. 27,53.
-
Câu 39:
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính. (1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật. Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất?
A. (1) + (5)
B. (2) + (3)
C. (1) + (3) + (5)
D. (2) + (4) + (5)
-
Câu 40:
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính. (1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật. Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?
A. (1) +(4)
B. (2) + (3) + (5).
C. (1) + (3) + (5)
D. (2) + (4)
-
Câu 41:
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính. (1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật. Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?
A. (1) + (3)
B. (2) + (4)
C. (1) + (4) + (5)
D. (2) + (4) + (5 )
-
Câu 42:
Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biệt độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là
A. 4,00000mm
B. 4,10256mm
C. 1,10156mm
D. 4,10354mm
-
Câu 43:
Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính Q1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2=20cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận là
A. 75
B. 70
C. 89
D. 110
-
Câu 44:
Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là
A. 67,2
B. 100
C. 70
D. . 96
-
Câu 45:
Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm. Biết khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm; khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 25cm. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính hiển vi là
A. 200
B. 350
C. 250
D. 175
-
Câu 46:
Số phóng đại của vật kính của kính hiển vi bằng 30. Biết tiêu cự của thị kính là 2cm, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 30cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là
A. 75
B. 180
C. 450
D. 900
-
Câu 47:
Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là
A. 6,67 cm
B. 13 cm
C. 19,67 cm
D. 25 cm
-
Câu 48:
Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực
A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính
B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính
C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính
D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.
-
Câu 49:
Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
-
Câu 50:
Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.