Trắc nghiệm Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước, giữ nước vì
A. Quá trình dựng nước và giữ nước gắn liền với đoàn kết chinh phục thiên nhiên.
B. Quá trình dựng nước và giữ nước gắn liền với chống giặc ngoại xâm.
C. Đại đoàn kết tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập.
D. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
-
Câu 2:
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc nhất quán theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
B. Chủ trong phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
C. Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách.
D. Các dân tộc giữ gìn bản sắc riêng.
-
Câu 3:
Trong thời kì cận - hiện đại, đoàn kết dân tộc Việt Nam được phát huy cao độ thông qua
A. Quá trình tiếp thu văn hoá bên ngoài.
B. Hợp tác kinh tế với nước ngoài.
C. Các hình thức mặt trận.
D. Kế thừa truyền thống của dân tộc.
-
Câu 4:
Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam được hình thành trước hết dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.
B. Quá trình chinh phục thiên nhiên.
C. Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.
D. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.
-
Câu 5:
Ở Việt Nam, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?
A. Ngày 18/11 hằng năm.
B. Ngày 27/7 hằng năm.
C. Ngày 25/6 hằng năm.
D. Ngày 18/3 hằng năm.
-
Câu 6:
Nghị định 57/2007/NĐ - CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Quốc phòng.
D. Y tế.
-
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Sức mạnh nền tảng quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
B. Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.
C. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.
D. Góp phần thiết thực, đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.
-
Câu 8:
Nhân tố nào quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
B. Phương tiện chiến đấu hiện đại.
C. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân.
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài.
-
Câu 9:
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam có vai trò thế nào?
A. Là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng và phát triển đất nước.
B. Tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
C. Đưa đất nước và nhân dân Việt Nam bước vào thời kì phát triển phồn thịnh.
D. Tạo sức mạnh để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
-
Câu 10:
Mặt trận dân tộc nào dưới đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận thống nhất nhân chủ Đông Dương.
-
Câu 11:
Ở thời kì cổ - trung đại, các vương triều đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, ngoại trừ việc
A. đoàn kết các tầng lớp nhân dân.
B. đề cao sự hòa thuận trong nội bộ triều đình.
C. đoàn kết các tộc người trong cộng đồng quốc gia.
D. đề cao tính tự trị, biệt lập giữa các dân tộc, vùng miền.
-
Câu 12:
Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở nào?
A. Quá trình chinh phục thiên nhiên.
B. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
C. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.
D. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.
-
Câu 13:
Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?
A. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.
B. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.
C. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.
D. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
-
Câu 14:
Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số của Đảng và nhà nước Việt Nam hướng đến vấn đề gì?
A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.
D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
-
Câu 15:
Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam là gì?
A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
-
Câu 16:
Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc
A. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
B. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
C. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
D. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
-
Câu 17:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của lễ hội đối với đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam?
A. Là dịp bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên.
B. Là cơ sở vật chất tạo nên sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
C. Góp phần giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa qua các thế hệ.
D. Là dịp các thành viên gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết.
-
Câu 18:
Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ở Việt Nam?
A. Thờ thánh Ala.
B. Thờ cúng tổ tiên.
C. Thờ anh hùng dân tộc.
D. Thờ cúng Trời, đất.
-
Câu 19:
Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài.
B. Phong phú về hoa văn trang trí.
C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.
D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc.
-
Câu 20:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
A. Ngữ hệ.
B. Tiếng nói.
C. Chữ viết.
D. Ngôn từ.
-
Câu 21:
Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là
A. tiếng Thái.
B. tiếng Môn.
C. tiếng Hán.
D. tiếng Việt.
-
Câu 22:
Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào sau đây?
A. Nam Á.
B. Nam Đảo.
C. Thái - Ka-đai.
D. Hán - Tạng.
-
Câu 23:
Ở Việt Nam, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?
A. Ngày 18/11 hằng năm.
B. Ngày 27/7 hằng năm.
C. Ngày 25/6 hằng năm.
D. Ngày 18/3 hằng năm.
-
Câu 24:
Nghị định 57/2007/NĐ - CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Quốc phòng.
D. Y tế.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Sức mạnh nền tảng quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
B. Là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.
C. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.
D. Góp phần thiết thực, đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.
-
Câu 26:
Nhân tố nào quyết định mọi thắng lợi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.
B. Phương tiện chiến đấu hiện đại.
C. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân.
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài.
-
Câu 27:
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có vai trò như thế nào?
A. Là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng và phát triển đất nước.
B. Tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
C. Đưa đất nước và nhân dân Việt Nam bước vào thời kì phát triển phồn thịnh.
D. Tạo sức mạnh để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
-
Câu 28:
Mặt trận dân tộc nào dưới đây được thành lập ở Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Mặt trận thống nhất nhân chủ Đông Dương.
-
Câu 29:
Ở thời kì cổ - trung đại, các vương triều đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc, ngoại trừ việc
A. đoàn kết các tầng lớp nhân dân.
B. đề cao sự hòa thuận trong nội bộ triều đình.
C. đoàn kết các tộc người trong cộng đồng quốc gia.
D. đề cao tính tự trị, biệt lập giữa các dân tộc, vùng miền.
-
Câu 30:
Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở nào?
A. Quá trình chinh phục thiên nhiên.
B. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
C. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.
D. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.
-
Câu 31:
Nhận xét nào sau đây đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam?
A. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.
B. Mang tính cụ thể, chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.
C. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.
D. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
-
Câu 32:
Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số của Đảng và nhà nước Việt Nam hướng đến vấn đề gì?
A. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
B. Nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Củng cố, bảo vệ các địa bàn chiến lược, trọng yếu ở vùng biên giới.
D. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
-
Câu 33:
Nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước Việt Nam là gì?
A. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
B. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
C. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
D. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
-
Câu 34:
Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc
A. “Chính sách dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài, là vấn đề cấp bách”.
B. “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.
C. “Chú trọng phát triển kinh tế các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa”.
D. “Các dân tộc giữ gìn bản văn hóa sắc riêng”.
-
Câu 35:
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?
A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.
C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.
D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh và bền vững.
-
Câu 36:
Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?
A. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia, khu vực.
B. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất.
C. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng miền núi.
D. Đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.
-
Câu 37:
Một trong những chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Nhà nước Việt Nam là
A. tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống.
B. phổ cập giáo dục cho các dân tộc thiểu số.
C. mở rộng giao lưu văn hóa với bên ngoài.
D. xây dựng nền văn hóa hiện đại, cởi mở.
-
Câu 38:
Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
A. Xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt.
B. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.
C. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi.
D. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 39:
Một trong những nội dung của nguyên tắc tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
A. các dân tộc vun đắp, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
B. các dân tộc phát triển giúp đỡ các dân tộc còn khó khăn.
C. phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong lịch sử.
D. các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực đời sống.
-
Câu 40:
Một trong những nội dung của nguyên tắc đoàn kết giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
A. các dân tộc tôn trọng nhau, giúp nhau cùng phát triển về mọi mặt.
B. các dân tộc đều bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. các dân tộc phát triển sẽ giúp đỡ cho các dân tộc còn khó khăn.
D. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
-
Câu 41:
Các nguyên tắc cơ bản trong đường lối về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là
A. bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
B. bình đẳng, chủ quyền, thống nhất trong đa dạng.
C. đoàn kết, tôn trọng, thống nhất trong đa dạng.
D. đoàn kết, dân chủ, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
-
Câu 42:
Tổ chức nào sau đây có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
A. Đảng Lao động Việt Nam.
B. Hội Văn hóa cứu quốc.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Hội Phản đế đồng minh.
-
Câu 43:
Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là
A. tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.
B. tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.
C. thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
D. tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
-
Câu 44:
Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện về tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lịch sử?
A. Chung vai sát cánh trong đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Tiến hành bành trướng mở rộng lãnh thổ đất nước.
C. Xây dựng nền văn hóa mang bản sắc của từng dân tộc.
D. Phát triển nền kinh tế đặc trưng của từng dân tộc.
-
Câu 45:
Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
A. yêu cầu thống nhất lãnh thổ quốc gia.
B. yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm.
C. tham vọng bành trướng lãnh thổ.
D. nhu cầu buôn bán với bên ngoài.
-
Câu 46:
Ngoài mục tiêu kinh tế, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay đặc biệt chú trọng lĩnh vực nào?
A. Chăm sóc y tế.
B. Giáo dục và đào tạo.
C. Xây dựng hệ thống giao thông.
D. Xây dựng các công trình văn hóa.
-
Câu 47:
Mục tiêu cấp bách trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về kinh tế là gì?
A. Hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất.
B. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc.
C. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc.
D. Huy động các nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào.
-
Câu 48:
Động lực chủ yếu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là gì?
A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
B. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
-
Câu 49:
Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.
D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
-
Câu 50:
Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.
A. chiến lược.
B. to lớn.
C. sách lược.
D. cơ bản.