Trắc nghiệm Hợp chất của cacbon Hóa Học Lớp 11
-
Câu 1:
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2. Toàn bộ lượng khí X vừa đủ khử hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp khí X là:
A. 14,28
B. 28,57
C. 13,24
D. 16,14
-
Câu 2:
Cho 200g canxicacbonat tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí CO2. Dẫn khí CO2 vào 300g dung dịch NaOH 40%. Khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
A. 10,6 gam
B. 12,6 gam
C. 14,7 gam
D. 20,5 gam
-
Câu 3:
Hiện tượng xảy ra khi sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 là
A. có kết tủa nâu đỏ.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
C. có kết tủa keo trắng.
D. có kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
-
Câu 4:
Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,... Công thức của natri cacbonat là
A. Na2CO3
B. NaHCO3
C. Na2SO3
D. CaCO3
-
Câu 5:
Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 được điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được CO2 gần như tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua hai bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây?
A. NaOH, H2SO4 đặc
B. NaHCO3, H2SO4 đặc
C. Na2CO3, NaCl
D. H2SO4 đặc, Na2CO3
-
Câu 6:
Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào
A. tên gọi
B. tính khử
C. tính oxi hóa
D. phản ứng thủy phân
-
Câu 7:
Cho 200ml gồm K2CO3 1M và NaHCO3 0,5M vào 200ml HCl 2M thì thu được bao nhiêu thể tích khí CO2 ?
A. 4,48l
B. 5,376l
C. 8,96l
D. 4,48l
-
Câu 8:
Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam đá vôi (có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất không bị nhiệt phân) ta thu được 60,4 gam chất rắn. Hàm lượng CaCO3 trong đá vôi là
A. 90%
B. 92%
C. 80%
D. 88%
-
Câu 9:
Nhiệt phân hoàn toàn 100g mẫu đá vôi thu được 20,37 lít CO2 đktc. Tìm hàm lượng phần trăm của đá vôi
A. 53,62%
B. 81,37%
C. 90,94%
D. 95,67%
-
Câu 10:
Cho một mẩu đá vôi (chứa CaCO3) vào dung dịch HCl dư, hiện tượng xảy ra là
A. đá vôi không tan.
B. đá vôi tan ra,có khí màu vàng lục thoát ra.
C. đá vôi tan ra,dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. đá vôi tan ra,có khí không màu thoát ra.
-
Câu 11:
Khi hòa tan một mẫu đá vôi trong dung dịch HCl (phản ứng có \(\Delta H\)) một học sinh dùng các cách sau:
Cách 1: Đập nhỏ mẫu đá.
Cách 2: Đun nóng hỗn hợp sau khi trộn.
Cách 3: Lấy dung dịch HCl đặc hơn.
Cách 4: Cho thêm mẫu Zn vào hỗn hợp.
Cách 5: Cho thêm ít Na2CO3 vào hỗn hợp.
Số cách có thể làm mẫu đá tan nhanh hơn là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 12:
Cacbon monooxit (CO) có lẫn các tạp chất là khí cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để loại bỏ các tạp chất trên ra khỏi CO
A. Muối ăn
B. Axit clohiđric - HCl
C. Đồng oxit – CuO
D. Nước vôi trong
-
Câu 13:
Thổi từ từ V lít hỗn hợp CO và H2 đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp CuO, ZnO, Fe2O3 , Al2O3. Sau phản ứng thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu là 0,64 gam. Giá trị của V là
A. 0,896
B. 0,672
C. 0,56
D. 0,448
-
Câu 14:
Công thức cấu tạo đúng của CO2 là
A. O ← C = O
B. O = C = O
C. O = O – C
D. O = C – O
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Than chì rất cứng, không thể bị đập vỡ.
B. Kim cương có liên kết cộng hoá trị bền, than chì thì không.
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp, trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn.
D. Đốt cháy kim cương hay than chì ở đốt nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacbonic
-
Câu 16:
Trong phản ứng nào dưới đây cacbon thể hiện đồng thời tính oxi hóa và tính khử?
A. \(C{\rm{ }} + {\rm{ }}2{H_2}\mathop \to \limits^{{t^0}} C{H_4}\)
B. \(3C{\rm{ }} + {\rm{ }}CaO\mathop \to \limits^{{t^0}} Ca{C_2}\; + {\rm{ }}CO\)
C. \(\;C{\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2}\mathop \to \limits^{{t^0}} 2CO\)
D. \(3C{\rm{ }} + {\rm{ }}4Al\;\mathop \to \limits^{{t^0}} \;A{l_4}{C_3}\)
-
Câu 17:
Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4.
(c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3.
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. a
B. b
C. c
D. d
-
Câu 18:
Muối cacbonat nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. MgCO3
B. CaCO3
C. K2CO3
D. BaCO3
-
Câu 19:
Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, CaO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. \(Al,{\rm{ }}Fe,{\rm{ }}Cu,{\rm{ }}Ca\)
B. \(A{l_2}{O_3},{\rm{ }}F{e_2}{O_3},{\rm{ }}Cu,{\rm{ }}CaO\)
C. \(A{l_2}{O_3}\;Cu,{\rm{ }}Ca,{\rm{ }}Fe\)
D. \(A{l_2}{O_3},{\rm{ }}Cu,{\rm{ }}CaO,{\rm{ }}Fe.\)
-
Câu 20:
Số oxi hóa cao nhất của cacbon thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. CaC2
B. CH4
C. CO
D. CO2
-
Câu 21:
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. không có hiện tượng gì
B. có bọt khí thoát ra
C. có kết tủa trắng
D. có kết tủa trắng và bọt khí
-
Câu 22:
Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit X là
A. CuO
B. Al2O3
C. K2O
D. MgO
-
Câu 23:
Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. \(C{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} 2CO\)
B. \(C{\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} 2C{O_2}\)
C. \(3C{\rm{ }} + {\rm{ }}CaO\mathop \to \limits^{{t^o}} 2Ca{C_2} + CO\)
D. \({H_2}\mathop \to \limits^{xt,{t^o}} C{H_4}\)
-
Câu 24:
Đơn chất X điều kiện thường ở trạng thái rắn, được sử dụng làm bút chì. Cho X phản ứng với O2 thu được khí Y. Cho Y phản ứng với đơn chất X trong điều kiện nhiệt độ cao, không có O2 thu được khí Z là một khí không màu, không mùi và rất độc. Các chất X, Y và Z lần lượt là:
A. \(C{l_2},{\rm{ }}C{l_2}O;{\rm{ }}Cl{O_2}\)
B. \(C,{\rm{ }}CO,{\rm{ }}C{O_2}\)
C. \(C,{\rm{ }}C{O_2}{\rm{, }}CO\)
D. \(S,{\rm{ }}S{O_2},{\rm{ }}S{O_3}\)
-
Câu 25:
Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch Ca(OH)2.
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaCl.
D. dung dịch H2O.
-
Câu 26:
Về mùa đông, một số người quen dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm ở trong phòng kín. Kết quả là bị tử vong. Hỏi khí nào chủ yếu gây nên hiện tượng đó?
A. Cl2
B. CO
C. CO2
D. SO2Cl2 và SO2
-
Câu 27:
Loại than có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hoá chất và trong y học gọi là
A. than hoạt tính
B. than gỗ
C. than chì
D. than cốc
-
Câu 28:
Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và CaSO3:
Khí Y là
A. SO2
B. CO2
C. H2
D. Cl2
-
Câu 29:
Trước những hậu quả nặng nề mà biến đổi khí hậu gây ra, trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực để ngăn chặn và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thông qua các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Một trong những văn bản đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý trên phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực này là Nghị định thư Kyoto được ký kết vào năm 1997 với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên và làm nước biển dâng.
Trong số các khí sau: CO2, N2, O2, N2O, CH4, CFC, có bao nhiêu khí nằm trong danh sách mục tiêu cắt giảm của Nghị định thư Kyoto?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 30:
CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau
A. O2
B. NaOH
C. CaO
D. Mg
-
Câu 31:
Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
A. đồng(II) oxit và mangan oxit.
B. đồng(II) oxit và than hoạt tính.
C. than hoạt tính.
D. đồng(II) oxit và magie oxit.
-
Câu 32:
Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương có khả năng hấp thụ các chất khí và chất tan trong dung dịch.
D. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic.
-
Câu 33:
Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ mol 2:1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 11,82 gam
B. 9,456 gam
C. 15,76 gam
D. 7,88 gam
-
Câu 34:
Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch chứa đồng thời x mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). giá trị của x là
A. 0,15
B. 0,28
C. 0,14
D. 0,3
-
Câu 35:
Hấp thu hoàn toàn 896 ml CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Thêm từ từ HCl 0,5M vào dung dịch X đến khi xuất hiện khí thì hết V ml. Giá trị của V là
A. 40ml
B. 80ml
C. 60ml
D. 120ml
-
Câu 36:
Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là
A. 0,048 và 22,254
B. 0,045 và 22,254
C. 0,084 và 8,274
D. 0,035 và 13,980
-
Câu 37:
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml . Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 160
B. 40
C. 60
D. 80
-
Câu 38:
Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị V và m lần lượt là
A. 1,0752 và 22,254
B. 1,0752 và 23,430
C. 0,4480 và 25,800
D. 0,4480 và 11,820
-
Câu 39:
Hoà tan hoàn toàn 4,78 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào dung dịch HCl, thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,33 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 1,12
B. 1,68
C. 2,24
D. 3,36
-
Câu 40:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 ; K2CO3 ; BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y. Để hấp thụ hoàn toàn khí X cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15g muối khan. Giá trị của m là
A. 47,85
B. 58,50
C. 44,55
D. 33,80
-
Câu 41:
Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và KHCO3 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M, khuấy đều phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 448
B. 268,8
C. 191,2
D. 336
-
Câu 42:
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là:
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
-
Câu 43:
Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m.
A. 11,2 lít CO2 ; 40 gam CaCO3
B. 11,2 lít CO2 ; 90 gam CaCO3
C. 16,8 lít CO2 ; 60 gam CaCO3
D. 11,2 lít CO2; 60 gam CaCO3
-
Câu 44:
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 60
B. 40
C. 50
D. 70
-
Câu 45:
Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là
A. 0,08 M
B. 0,16 M
C. 0,4M
D. 0,24M
-
Câu 46:
Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là
A. 11,175
B. 16,39
C. 11,92
D. 8,94
-
Câu 47:
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít CO2 (đkc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là
A. 80
B. 40
C. 60
D. 100
-
Câu 48:
Nhỏ rất từ từ đến hết 200 ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 aM và HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của a là
A. 0,4
B. 0,1
C. 0 2
D. 0 3
-
Câu 49:
Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là
A. 3:4
B. 1:2
C. 1:4
D. 2:3
-
Câu 50:
Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 11,2.(a - b)
B. V = 22,4.(a - b)
C. V = 22,4.(a + b)
D. V = 11,2.(a + b)