Trắc nghiệm Hóa trị và số oxi hóa Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Cho biết c(H) = 2,20 và c(Br) = 2,96. Dự đoán loại liên kết trong phân tử HBr.
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. iên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cho – nhận.
-
Câu 2:
Cho biết c(Mg) = 1,31 và c(Cl) = 3,16. Dự đoán loại liên kết trong phân tử MgCl2.
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cho – nhận.
-
Câu 3:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử CO2?
A. Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Phân tử CO2 có công thức cấu tạo là O=C=O.
C. Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.
D. Phân tử CO2 là phân tử phân cực.
-
Câu 4:
Số liên kết s và liên kết p có trong phân tử C2H2 lần lượt là
A. 3 và 3.
B. 3 và 2.
C. 2 và 3.
D. 2 và 2.
-
Câu 5:
Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. CO2.
B. O2.
C. KCl.
D. HCl.
-
Câu 6:
Công thức cấu tạo của phân tử N2 là
A. N – N.
B. N=N.
C. N®N.
D. NºN.
-
Câu 7:
Cho các chất sau: N2, HCl, HF, O2, Cl2. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Cho các chất sau: N2, HCl, HF, O2, Cl2. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Liên kết ba gồm
A. ba liên kết s.
B. hai liên kết s và một liên kết p.
C. hai liên kết s và một liên kết p.
D. một liên kết s và hai liên kết p.
-
Câu 10:
Liên kết đơn là liên kết
A. có một cặp electron dùng chung.
B. ó hai cặp electron dùng chung.
C. ó ba cặp electron dùng chung.
D. có bốn cặp electron dùng chung.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cho – nhận.
B. Liên kết ion có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion.
D. Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.
-
Câu 12:
Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường có hiệu độ âm điện (|Dc|) trong khoảng nào sau đây?
A. |Dc| ≥ 1,7.
B. 0,4 ≤ |Dc| < 1,7.
C. 0 ≤ |Dc| < 0,4.
D. |Dc| ≥ 2,8.
-
Câu 13:
Trong các liên kết: liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion thì độ phân cực liên kết
A. giảm dần.
B. tăng dần.
C. giống nhau.
D. gần giống nhau.
-
Câu 14:
Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
A. đều làm tăng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy.
B. đều làm giảm nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy.
C. đều làm tăng nhiệt độ sôi và làm giảm nhiệt độ nóng chảy.
D. đều làm giảm nhiệt độ sôi và làm tăng nhiệt độ nóng chảy.
-
Câu 15:
Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết trong các phân tử mà
A. cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
B. cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
C. cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
D. cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.
-
Câu 16:
Liên kết hóa học được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết hydrogen.
D. liên kết kim loại.
-
Câu 17:
Nước Gia-ven có tính chất sát trùng và tẩy màu là do:
A. nguyên tử Cl trong NaClO có số oxi hóa +1 thể hiện tính oxi hóa mạnh.
B. NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh.
C. NaClO phân hủy ra Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
D. NaCl trong nước Gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng.
-
Câu 18:
Muối natri hipoclorit có tính oxi hóa mạnh là do:
A. Muối natri hipoclorit chứa clo có số oxi hóa +1
B. Muối natri hipoclorit có thể phân hủy thành [O] nguyên tử có tính oxi hóa mạnh
C. Muối natri hipoclorit là thành phần của nước Gia-ven
D. Muối natri hipoclorit là muối của axit yếu
-
Câu 19:
Hợp chất tạo bởi các nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s1 và 1s22s22p5 có liên kết thuộc loại
A. Cộng hóa trị có cực
B. Cộng hóa trị không cực
C. Ion
D. Kim loại
-
Câu 20:
Các nhóm hợp chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là
A. (H2S, H2SO3, H2SO4) ; (SO2, SO3) ; (K2S, NaHS, Na2SO3).
B. (H2SO3, H2SO4, Na2SO3) ; (SO3, SO2) ; (K2S, H2S, NaHS).
C. (H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3, SO2) ; (K2S, H2S, NaHS).
D. (H2S, NaHS, K2S) ; (H2SO3, Na2SO3, SO2) ; (H2SO4, SO3).
-
Câu 21:
Hoá trị của lưu huỳnh trong CS2 là
A. -2
B. 2
C. 1
D. -1
-
Câu 22:
Khí N2 tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. phân tử N2 không phân cực.
C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VIA.
D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, không phân cực, có năng lượng lớn.
-
Câu 23:
Khí Nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:
A. Liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, bền vững
B. Phân tử N2 không phân cực
C. Nitơ có độ âm điện tương đối lớn
D. Nitơ có bán kình nguyên tử nhỏ
-
Câu 24:
Theo quy tắc bát tử thì công thức cấu tạo cùa phân từ SO2 là
A. O=S→O
B. O-S-O
C. O→S→O
D. O=S=O
-
Câu 25:
Số oxi hóa của Mn trong MnO42- là:
A. +7
B. 6
C. +10
D. 8
-
Câu 26:
Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử H2SO3; S8; SO3; H2S lần lượt là
A. +6,+8,+6,-2
B. +4,0,+6,-2
C. +4,-8,+6,-2
D. +4,0,+4,-2
-
Câu 27:
Hóa trị của Nitơ trong hợp chất đi nitơ oxit (N2O) là
A. I
B. II
C. IV
D. V
-
Câu 28:
Hóa trị của Nitơ trong hợp chất nitơ oxit (NO) là
A. I
B. II
C. IV
D. V
-
Câu 29:
Số oxi hóa của nguyên tử C trong CO2, H2CO3, HCOOH, CH4 lần lượt là
A. -4; + 4; +3; +4
B. +4; +4; +2; +4
C. +4; +4; +2; -4
D. +4; -4; +3; +4
-
Câu 30:
Số oxi hóa của nitơ trong NO2– , N2O, NH3 lần lượt là
A. – 3 , +3 , +5
B. +3 , –3 , –5
C. +4 , +6 , +3
D. +3 , +1 , –3
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hóa trị?
A. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là điện hóa trị.
B. Trong hợp chất CH4, C có điện hóa trị là 4+.
C. Trong hợp chất KCl, K có điện hoá trị +1.
D. Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion.
-
Câu 32:
Nhận định chính xác về điện hoá trị:
A. Điện hoá trị là hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion.
B. Điện hoá trị là hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị.
C. Điện hoá trị thường được viết dấu trước số sau.
D. Điện hoá trị có gía trị bằng tích của chỉ số và điện tích của ion.
-
Câu 33:
X là nguyên tố có hóa trị cao nhất đối với oxi bằng hóa trị của X trong hợp chất với hiđro. Trong oxit cao nhất của X có 53,33% O về khối lượng. X là:
A. Al
B. N
C. C
D. Si
-
Câu 34:
Tổng hoá trị trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hiđro của S bằng
A. 7
B. 8
C. 6
D. 5
-
Câu 35:
Trorg phân tử CS2, số cặp electron (lớp ngoài cùng) chưa tham gia liên kết là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?
A. Na+
B. Fe=+
C. CO32-
D. Al3+
-
Câu 37:
Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử?
A. CaCl2
B. NH4Cl
C. AlCl3
D. HCl
-
Câu 38:
Số oxi hóa của S trong các chất \(N{a_2}S,\;S,\;N{a_2}S{O_4},{K_2}S{O_3}\) lần lượt là
A. -2, 0, +6, +4.
B. -2, +4, 0, +6
C. -2, 0, +4, +6.
D. +4, -2, 0, +6.
-
Câu 39:
Tổng số electron trong ion NO3−là (cho 7N, 8O)
A. 32
B. 3
C. 31
D. 24
-
Câu 40:
Ion nào là ion đơn nguyên tử?
A. NH4+
B. NO3−
C. Cl−
D. OH-
-
Câu 41:
Số oxi hóa của S trong các chất \({H_2}S{O_3},\;S,\;S{O_3},\;{H_2}S\) lần lượt là
A. +6; +8; +6; -2
B. +4; 0; +4; -2
C. +4; 0; +6; -2
D. +4; -8; +6; -2
-
Câu 42:
Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất: \(N{H_4}Cl,\;HN{O_3},\;NO,\;N{O_2},\;{N_2},{N_2}O\) lần lượt là
A. - 4, +6, +2, +4, 0, +1.
B. 0, +1,–4, +5, –2, 0.
C. -3, +5, +2,+4, 0,+1.
D. 0, +1.+3, –5, +2, –4.
-
Câu 43:
Cho các ion: \(N{a^ + };\;A{l^{3 + }};\;SO_4^{2 - };\;NO_3^ - ;\;C{a^{2 + }};\;NH_4^ + ;\;C{l^ - }\). Hỏi có bao nhiêu cation ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 44:
Hợp chất mà nguyên tố clo có số oxi hoá +3 là
A. NaClO
B. NaClO2
C. NaClO3
D. NaClO4
-
Câu 45:
Cho các nguyên tố X, Y, Z, T với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 14, 19, 20. Nguyên tố nào tạo với oxi hợp chất trong đó nó có hóa trị cao nhất
A. X
B. Y
C. Z
D. T
-
Câu 46:
R có tống số hạt 52, số hạt không mang điện trong hạt nhân gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm. Số oxi hóa cao nhất R tạo với oxi?
A. +1
B. +3
C. +5
D. +7
-
Câu 47:
Clo có số oxi hoá +3 trong hợp chất nào trong 4 hợp chất?
A. NaClO
B. NaClO2
C. NaClO3
D. NaClO4
-
Câu 48:
Em hãy xác định điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 ?
A. 2 và 1.
B. 2+ và 1–.
C. +2 và –1.
D. 2+ và 2–
-
Câu 49:
Xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong KCl?
A. 1+, 1-
B. 2+, 2-
C. 1+, 2-
D. 2+, 1-
-
Câu 50:
Số oxi hóa của Na+, Cu2+, Fe2+ , Fe3+, Al3+ lần lượt thõa mãn là?
A. +1, +2, +2, +3, +3
B. -1, 0, +2, +3, +3
C. +1, +2, +2, +3, +4
D. +1, +2, +2, +3, +5