Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề xã hội Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Sự suy giảm tầng ozon là do đâu?
A. Khi CO2
B. Mưa axit
C. Clo và các hợp chất của clo
D. Quá trình sản xuất gang, thép
-
Câu 2:
Để khử độc không khí có nhiễm clo người ta có thể xịt vào không khí dung dịch nào?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch H2SO4
D. Dung dịch NaCl
-
Câu 3:
Theo quy định của Bộ Y tế chất Acesulfam K có liều lượng chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể 1 ngày. Nếu 1 người nặng 50kg, trong 1 ngày có thể dùng tối đa bao nhiêu gam?
A. 750mg
B. 900mg
C. 600mg
D. 15g
-
Câu 4:
Lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 1 tấn nguyên liệu chứa 75% CuS là bao nhiêu nếu %H cả quá trình là 80%?
A. 2 tấn
B. 20 tấn
C. 1,2 tấn
D. 21 tấn
-
Câu 5:
Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là bao nhiêu ngày?
A. 1 – 2 ngày.
B. 12 – 15 ngày.
C. 2 – 3 ngày.
D. 30 – 35 ngày
-
Câu 6:
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz.
B. Thu khí metan từ khí bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước qua than nóng đỏ trong lò.
-
Câu 7:
Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứa:
A. vitamin A.
B. β-caroten (thuỷ phân tạo vitamin A).
C. este của vitamin A.
D. enzim tổng hợp vitamin A.
-
Câu 8:
Những chất nào đã gây nên các hiện tượng như mưa axit?
A. SO2, NO2.
B. H2S, Cl2
C. NH3, HCl
D. CO2, SO2.
-
Câu 9:
Khu sản xuất nào thường được xây dựng gần các khu mỏ chứa quặng sắt?
A. chỉ có thể xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Thái Nguyên.
B. tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp.
C. có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo
D. không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài sau khi khai thác.
-
Câu 10:
Nêu tác dụng của khí biogas?
A. phát triển chăn nuôi.
B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
C. giảm giá thành sản suất dầu, khí.
D. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
-
Câu 11:
Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
A. Có hệ thống sử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.
B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.
D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.
-
Câu 12:
Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch ?
A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl.
C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi.
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
-
Câu 13:
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò biogaz.
B. Thu khí metan từ khí bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
-
Câu 14:
Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể một ngày. Một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng tối đa là bao nhiêu?
A. 12 mg.
B. 10 mg.
C. 1500 mg.
D. 900 mg.
-
Câu 15:
Hàm lượng lưu huỳnh cho phép trong xăng là dưới 0,3%. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam xăng, sản phẩm cháy (coi như chỉ có \(C{O_2},S{O_2},{H_2}O\)) làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan \(3,{5.10^{ - 4}}\,mol\,KMn{O_4}.\) Loại xăng này chứa hàm lượng lưu huỳnh cho phép hay không?
A. Không, vì vượt quá 0,3%.
B. Có, vì hàm lượng S bằng 0,25%.
C. Có, vì hàm lượng 0,28%.
D. Có vì hàm lượng S nhỏ hơn 0,3%.
-
Câu 16:
Năm 2000 cả nước ta tiêu thụ 1,5 triệu tấn dầu và thải vào môi trường 113 700 tấn khí \(C{O_2}.\) Trong 1 ngày khối lượng dầu vầ lượng khí \(C{O_2}\) thải vào môi trường là bao nhiêu?
A. 0,004 triệu tấn dầu, 532 tấn \(C{O_2}.\)
B. 0,003 triệu tấn dầu, 311 tấn \(C{O_2}.\)
C. 0,003 triệu tấn dầu, 532 tấn \(C{O_2}.\)
D. 0,004 triệu tấn dầu, 311 tấn \(C{O_2}.\)
-
Câu 17:
Phương pháp tổng hợp dầu mỏ trong nhà máy lọc dầu là gì?
A. chưng cất phân đoạn.
B. chưng cất lôi cuốn hơi nước.
C. chưng cất thường.
D. chưng cất ở áp suất thấp.
-
Câu 18:
Tại sao trong vỏ Trái đất có nhiều nhôm hơn sắt, nhưng giá mỗi tấn nhôm cao hơn nhiều so với giá mỗi tấn sắt.
A. vận chuyển quặng nhôm đến nhà máy xử lí tốn kém hơn vận chuyển quặng sắt.
B. nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên để thu hồi nhôm từ quặng sẽ tốn kém hơn.
C. nhôm khó nóng chảy nên sản xuất khó hơn sắt.
D. quặng nhôm ở sâu trong lòng đất khai thác tốn kém, trong khi quặng sắt tìm thấy ngay trên mặt đất.
-
Câu 19:
Đâu là sản phẩm của công nghệ hóa học hiện đại?
A. Vật liệu nano.
B. Thủy tinh plexiglat.
C. Thuốc súng không khói.
D. Nước nặng \(({D_2}O)\)
-
Câu 20:
Dạng năng lượng điện ở nước ta đã được khai thác từ lâu và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển là dạng năng lượng nào sau đây?
A. Thủy điện.
B. Nhiệt điện.
C. Quang điện.
D. Hạt nhân.
-
Câu 21:
Dạng năng lượng không sinh ra do phản ứng hóa học?
A. Dòng điện từ pin, acquy.
B. Sức công phá của thuốc nổ.
C. Hoạt động của tàu ngầm.
D. Nhiệt năng của bếp gas.
-
Câu 22:
Tính số mắt xích trong mạch PVC biết clo hóa PVC thu được loại tơ clorin chứa 63,96% clo về khối lượng?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
CTCT của vitamin B1 như sau:
Một viên vitamin B1 có khối lượng 1 gam, chứa 45,91% chất phụ gia. Số mol vitamin B1 có trong viên thuốc là bao nhiêu?
A. 0,00185 mol.
B. 0,0020 mol.
C. 0,0018 mol.
D. 0,0017 mol.
-
Câu 24:
Chất được sử dụng trong y tế nhưng đồng thời cũng là một chất gây nghiện?
A. Cồn.
B. Penixilin.
C. Cocain.
D. metyl salyxylat.
-
Câu 25:
Chất chứa trong bình chữa cháy dạng bột là gì?
A. natrisunfat.
B. natrisunfat và khí \(C{O_2}\) lỏng.
C. natri hiđrocacbonat và nito nén.
D. natri hiđrocacbonat và nito lỏng.
-
Câu 26:
Tại sao có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút?
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion \(C{l^ - }\) có tính khử.
B. vi khuẩn vị mất nước do thẩm thấu.
C. dung dịch NaCl độc.
D. NaCl có vị mặn không thích hợp với vi khuẩn.
-
Câu 27:
Trong thành phần của dầu gội có ghi:
1) Dodecyl
2) Amoni clorua
3) Hương chanh
4) Etylenglicol
5) glixerol
6) Bồ kết
7) DPO ...
Chất có tác dụng làm cho tóc mềm không bị khô cháy là:
A. 1 và 3.
B. 3 và 6.
C. 4 và 5.
D. 6 và 7.
-
Câu 28:
Trong quá trình xử lý nước xông thành nước máy sinh hoạt, cần qua giai đoạn phun nước dưới dạng tia vào không khí. Việc làm này có vai trò gì?
A. làm chết các vi sinh vật kỵ khí.
B. oxi hóa \({H_2}S\) và một số chất hữu cơ.
C. loại bỏ chất rắn nặng khó chuyển động lên phía trên.
D. tất cả các nguyên nhân trên.
-
Câu 29:
Đâu là hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm, dược phẩm sao cho hiệu quả và an toàn cho người sử dụng?
A. N2
B. HCHO
C. CO2
D. O3
-
Câu 30:
Tại sao phát minh chất tẩy rửa tổng hợp (bột giặt) so với xà phòng bánh được coi là một cuộc cách mạng trong ngành hóa học?
A. bột giặt rất rẻ so với xà phòng sản xuất từ chất béo.
B. nguồn nguyên liệu chính để sản xuất bột giặt là hiđrocacbon.
C. bột giặt có thể dùng để rửa xe, lau chùi nhà cửa, chén bát, đồ dùng điện tử, nữ trang,...và dùng được cho máy giặt.
D. bột giặt nói chung không bị nước máy làm mất tác dụng tẩy rửa.
-
Câu 31:
Thuốc trừ sâu là “linda”, có thành phần quan trọng là \({C_6}{H_6}C{l_6}\). Do quá trình độc hại và chậm phân hủy gây ô nhiễm môi trường nên đã cấm sử dụng từ lâu. Nguyên nhân tạo nên độc tính của thuốc trừ sâu là gì?
A. tính độc của phân tử \({C_6}{H_6}C{l_6}\).
B. bản thân clo là một khí đọc.
C. dung môi pha thuốc trừ sâu là một chất độc.
D. cả ba nguyên nhân trên.
-
Câu 32:
Xác định khí thải thoát ra khi đốt PVC biết đó là poli(vinyl clorua).
A. khí cacbon oxit (CO).
B. bồ hóng (mồ hóng, C).
C. nito đioxit \((N{O_2}).\)
D. hiđro clorua (HCl).
-
Câu 33:
Để khử một lượng nhỏ khí clo người ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch \(N{H_3}\) đặc.
B. Dung dịch \(Ca{(OH)_2}.\)
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch NaOH loãng.
-
Câu 34:
Tại sao Ozon là một chất rất cần thiết trên thượng tầng khí quyển?
A. nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.
B. nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại.
C. nó làm cho Trái Đất ấm hơn.
D. nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí freon.
-
Câu 35:
Xác định số mol oxy cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,0 mol metyl (tert – butyl) ete?
A. 9,5 mol.
B. 7,5 mol
C. 6,0 mol.
D. 8,0 mol.
-
Câu 36:
Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than chứa 2% S trong một ngày đêm thì khối lượng khí \(S{O_2}\) do nhà máy xả vào khí quyển trong 1 năm là bao nhiêu?
A. 1530 tấn.
B. 1420 tấn.
C. 1250 tấn.
D. 1460 tấn.
-
Câu 37:
Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại bỏ các chất khí đó?
A. Ca(OH)2.
B. NaOH.
C. NH3.
D. HCl
-
Câu 38:
Số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ ?
A. Gốm, sứ.
B. Xi măng.
C. Chất dẻo.
D. Đất sét nặn
-
Câu 39:
Khí biogaz sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogaz là
A. phát triển chăn nuôi.
B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
C. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
D. giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
-
Câu 40:
Việt Nam có mỏ quặng sắt rất lớn ở Thái Nguyên nên đã xây dựng khu liên hợp gang thép tại đây. Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu vực khai thác mỏ là do:
A. tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp.
B. không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài sau khi khai thác.
C. chỉ có thể xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Thái Nguyên.
D. có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo
-
Câu 41:
Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là:
A. ozon.
B. oxi.
C. lưu huỳnh đioxit.
D. cacbon đioxit
-
Câu 42:
Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất ?
A. Hơi nước.
B. Oxi.
C. Cacon đioxit.
D. Nitơ.
-
Câu 43:
Dãy có thể gây nghiện cho con người là dãy nào?
A. penixilin, paradol, cocain.
B. heroin, seduxen, erythromixin
C. cocain, seduxen, cafein.
D. ampixilin, erythromixin, cafein.
-
Câu 44:
Những chất gây nghiện trong dãy: Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin, seduxen, meprobamat, amphetamin, hassish là bao nhiêu?
A. Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin.
B. moocphin, hassish, seduxen, meprobamat.
C. seduxen, nicotin, mepeprobamat, amphetamin.
D. Tất cả các chất trên.
-
Câu 45:
Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau đây để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt?
A. Sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp.
B. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc.
C. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 46:
Rác thải polime gây ô nhiễm môi trường là do:
A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.
B. nhẹ dễ cháy, khi cháy tạo ra khi cacbonic, nước và nitơ đioxit.
C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.
D. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, khi cháy tạo ra khí cacbonic, nước và nitơ đioxit
-
Câu 47:
Tìm những nhận định đúng?
(1) Do hoạt động của núi lửa.
(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.
(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.
(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
(5) Do nống độ cao cua các lon kim loại : Pb2+ , Hg2+ , Mn2+ , Cu2+ trong các nguồn nước.
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
-
Câu 48:
Các nguồn năng lượng sạch là:
(1) thuỷ điện
(2) gió
(3) Mặt Trời
(4) hoả thạch
A. (1), (2),(3)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
-
Câu 49:
Có bao nhiêu phát biểu đúng về Hóa học với vấn đề xã hội?
(a) Khi làm thí nghiệm với các khí độc trong phòng thí nghiệm nên tiến hành trong tủ hút.
(b) Khí thoát vào khí quyển, freon phá huỷ tầng ozon.
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính
(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axít.
(e) Để xử lí thuỷ ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh để thu hổi thuỷ ngân.
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 50:
Người ta đang nghiên cứu nguồn nhiên liệu để thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường, đó là gì ?
A. xăng, dầu
B. khí butan
C. than đá
D. khí hiđro