Trắc nghiệm Đồng và hợp chất của Đồng Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây biết điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A.
A. 2,912 lít.
B. 1,792 lít.
C. 2,240 lít.
D. 1,344 lít.
-
Câu 2:
19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được bao nhiêu gam kim loại?
A. 12,00.
B. 12,80.
C. 16,53.
D. 6,40.
-
Câu 3:
Trong phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu đã xảy ra?
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
-
Câu 4:
Phát biểu không đúng: cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
-
Câu 5:
Hiện tượng khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc là gì?
A. dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
B. dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra.
C. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.
D. dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
-
Câu 6:
Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(2) H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) KI vào dung dịch FeCl3;
(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;
(6) CuS vào dung dịch HCl.
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 7:
Quan sát thấy hiện tượng nào khi cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4.
A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.
B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
C. Dung dịch không chuyển màu.
D. Không có bọt khí bay lên.
-
Câu 8:
Thêm hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO thu được sản phẩm gì?
A. Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
-
Câu 9:
Hóa chất nào dùng để tách Ag ra khỏi hỗn hợp: Fe, Cu, Ag?
A. AgNO3
B. HCl, O2
C. HNO3.
D. Fe2(SO4)3
-
Câu 10:
Tìm X biết nó phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm.
A. CuO
B. FeO
C. Cu
D. Fe
-
Câu 11:
Cho Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa chất nào?
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
-
Câu 12:
Lựa chọn không chính xác?
A. Fe2+ oxi hoá được Cu.
B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+
-
Câu 13:
Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chất nào?
A. Một đinh Fe sạch.
B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Một dây Cu sạch.
D. Dung dịch H2SO4 đặc.
-
Câu 14:
Viết CH e của ion Cu2+ và Cr3+ ?
A. [Ar] 3d74s2 và [Ar] 3d3.
B. [Ar] 3d9 và [Ar] 3d14s2.
C. [Ar] 3d74s2 và [Ar] 3d14s2.
D. [Ar] 3d9 và [Ar] 3d3.
-
Câu 15:
Nêu hiện tượng khi cho NH3 vào dung dịch CuSO4?
A. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt
B. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt rồi tan thành dung dịch màu xanh đậm
C. Xuất hiện dung dịch màu xanh
D. Không có hiện tượng
-
Câu 16:
(1) Cu2O + Cu2S →
(2) Cu(NO3)2 →
(3) CuO + CO →
(4) CuO + NH3 →
Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 17:
Cho sơ đồ CuFeS2 → X → Y → Cu
Hai chất X, Y lần lượt là gì?
A. Cu2S, Cu2O
B. Cu2O, CuO
C. Cu2S, CuO
D. CuS, CuO
-
Câu 18:
Ý kiến phát biểu không đúng?
A. Cu không thể tan trong dung dịch CuCl2
B. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3
C. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3
D. Fe không thể tan trong dung dịch CuCl2
-
Câu 19:
Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên
A. Rắn X gồm Ag ,Al , Cu
B. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng
C. Dung dịch Ygồm Al(NO3)3, Ni(NO3)2
D. Rắn X gồm Ag,Cu và Ni
-
Câu 20:
Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.
B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.
C. Không có bọt khí bay lên.
D. Dung dịch không chuyển màu
-
Câu 21:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.
(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 22:
Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chắc chắn có chứa
A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.
B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.
C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.
D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.
-
Câu 23:
Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg.
B. Al.
C. Cu.
D. Fe.
-
Câu 24:
Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là.
A. 25,6.
B. 19,2.
C. 6,4.
D. 12,8.
-
Câu 25:
Cho các mệnh đề sau
(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.
(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.
(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.
Số mô tả sai là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sunfuric loãng đun nóng là vì
A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.
B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.
-
Câu 27:
Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.
B. Sắt tác dụng với CuSO4.
C. Amoniac tác dụng với CuSO4.
D. Bạc tác dụng với CuSO4.
-
Câu 28:
Cho các mô tả sau:
(1). Hoà tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2
(2). Ðồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, chỉ thua Ag
(3). Ðồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3
(4). Có thể hoà tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2
(5). Ðồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d = 8,98 g/cm3)
(6). Không tồn tại Cu2O; Cu2S
Số mô tả đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4