Trắc nghiệm Dòng diện trong chất điện phân Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành ba nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song; mỗi pin có suất điện động E0 và điện trở trong r=0,6Ω. Mắc một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở R=25Ω vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Biết anot của bình điện phân bằng đồng và sau 50 phút có 0,013g đồng bám vào catot. Suất điện động E0 bằng
A. 9V
B. 30V
C. 0,9V
D. 27V
-
Câu 2:
Để mạ đồng hai mặt của một tấm sắt có diện tích mỗi mặt là 25cm2, người ta dung nó làm catot của một bình điện phân có anot bằng đồng nhúng trong dung dịch CuSO4 rồi cho dòng điện có cường độ I = 1A chạy qua trong thời gian 1 giờ 20 phút. Biết ACu=64, nCu=2 và khối lượng riêng của đồng là ρCu=8,9g.cm3. Bề dày của lớp mạ là:
A. 10,56cm
B. 0,28cm
C. 2,8cm
D. 0,28cm
-
Câu 3:
Bình điện phân thứ nhất có anot bằng bạc nhúng trong dung dịch AgNO3, bình điện phân thứ hai có anot bằng đồng nhúng trong dung dịch CuSO4. Hai bình được mắc nối tiếp nhau vào một mạch điện. Sau 1,5 giờ, tổng khối lượng của hai catot tăng lên 2,1g. Cho biết AAg=108; nAg=1; ACu=64; nCu=2. Khối lượng m1 bạc bám vào bình thứ nhất và khối lượng m2 đồng bám vào bình thứ hai lần lượt là
A. 1,62g; 0,48g
B. 10,48g; 1,62g
C. 32,4g ; 9,6g
D. 9,6g; 32,4g
-
Câu 4:
Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat AgNO3) có anot bằng bạc. Biết bạc (Ag) có khối lượng mol nguyên tử A = 108g/mol và hoá trị n = 1. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của bình là 10V và sau 16 phút 5 giây có 4,32g bạc bám vào anot thì điện trở của bình là
A. 2,5Ω
B. 50Ω
C. 25Ω
D. 5Ω
-
Câu 5:
Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4 ) có anot bằng đồng. Biết khối lượng mol nguyên tử của đồng (Cu) là A = 63,5g/mol và hoá trị n = 2. Nếu cường độ dòng điện chạy qua bình này là 1,93A thì trong 0,5 giờ, khối lượng của catot tăng thêm là
A. 11,43g
B. 11430g
C. 1,143g
D. 0,1143g
-
Câu 6:
Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken. Biết đương lượng điện hoá của niken là 0,3.10-3g/C và khối lượng niken bám vào catot trong 1 giờ khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua bình này là 5,4g. Cường độ dòng điện chạy qua bình bằng
A. 0,5A
B. 1,5A
C. 5A
D. 15A
-
Câu 7:
Cho đương lượng điện hoá của niken là k=3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anot làm bằng niken, thì khối lượng niken bám vào catot là:
A. 0,3.10−4g
B. 3.10−3g
C. 0,3.10−3g
D. 10,3.10−4g
-
Câu 8:
Phương án đúng:
A. Mạ điện dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan trong quá trình điện phân
B. Acquy hoạt động dựa trên nguyên lí hoạt động của bình điện phân
C. Tụ điện hoá học có nguyên lí làm việc dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan
D. Pin điện dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan
-
Câu 9:
Phát biểu sai:
A. Trong chất điện phân, các chuyển động nhiệt của ion dương và ion âm có thể va chạm vào nhau và xảy ra quá trình tái hợp
B. Số ion dương và âm được tạo ra trong chất điện phân phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch.
C. Điện trở của bình điện phân tăng khi nhiệt độ tăng
D. Số ion dương và âm được tạo ra trong chất điện phân phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch.
-
Câu 10:
Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực
A. không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
-
Câu 11:
Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là
A. không có thay đổi gì ở bình điện phân
B. anốt bị ăn mòn
C. đồng chạy từ anốt sang catốt
D. đồng bám vào anốt
-
Câu 12:
Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện.
B. mạ điện.
C. sơn tĩnh điện.
D. luyện nhôm.
-
Câu 13:
Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với
A. khối lượng mol của chất được giải phóng.
B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.
D. hóa trị của của chất được giải phóng.
-
Câu 14:
Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với
A. điện lượng chuyển qua bình.
B. thể tích của dung dịch trong bình.
C. khối lượng dung dịch trong bình.
D. khối lượng chất điện phân.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng muối AgNO3.
B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
C. Dùng anốt bằng bạc.
D. Dùng huy chương làm catốt.
-
Câu 16:
Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc;
B. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng;
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì);
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
-
Câu 17:
NaCl và KOH đều là chất điện phân. Khi tan trong dung dịch điện phân thì
A. Na+ và K+là cation
B. Na+ và OH- là cation
C. Na+ và Cl-là cation
D. OH- và Cl-là cation
-
Câu 18:
Trong hiện tượng điện phân dương cực tan của một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng.
B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng.
D. khoảng cách giữa hai điện cực.
-
Câu 19:
Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
-
Câu 20:
Hiện tượng phân li các phân tử hòa tan trong dung dịch điện phân
A. là kết quả của dòng điện chạy qua chất điện phân
B. là nguyên nhân duy nhất của sự xuất hiện dòng điện chạy qua chất điện phân
C. là dòng điện trong chất điện phân
D. tạo ra hạt tải điện trong chất điện phân
-
Câu 21:
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
-
Câu 22:
Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân
A. tăng
B. giảm
C. không đổi
D. có thể tăng hoặc giảm
-
Câu 23:
Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?
A. \(m{\rm{ }} = {\rm{ F}}{\rm{.}}\frac{A}{n}It\)
B. \(m{\rm{ }} = {\rm{ }}D.V\)
C. \(I{\rm{ }} = \frac{{mFn}}{{t.A}}\)
D. \({\rm{t }} = \frac{{mn}}{{A.I.F}}\)
-
Câu 24:
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
-
Câu 25:
Trong các dung dịch điện phân điện phân, các ion mang điện tích âm là
A. gốc axit và ion kim loại.
B. gốc axit và gốc bazơ.
C. ion kim loại và bazơ.
D. chỉ có gốc bazơ.
-
Câu 26:
Trong các nhóm bình điện phân và các cực sau: ở nhóm nào dòng điện trong các bình điện phân tuân theo định luật Ôm:
A. \(CuS{O_4}-{\rm{ }}Pt;{\rm{ }}AgN{O_3} - {\rm{ }}Ag.\)
B. \(AgN{O_3} - {\rm{ }}Ag;{\rm{ }}CuC{l_2}-{\rm{ }}Cu.\)
C. \(AgN{O_3} - {\rm{ }}Ag;{\rm{ }}{H_2}S{O_4}-{\rm{ }}Pt.\)
D. \(CuS{O_4}-{\rm{ }}Pt;{\rm{ }}{H_2}S{O_4}-{\rm{ }}Pt.\)
-
Câu 27:
Trong các chất sau, chất không điện phân được là
A. Nước nguyên chất.
B. NaCl.
C. HNO3.
D. Ca(OH)2.
-
Câu 28:
Đơn vị của đương lượng điện hóa và của hằng số Faraday lần lượt là
A. N/m; F
B. kg/C; C/mol
C. N; N/m
D. kg/C; mol/C
-
Câu 29:
Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là
A. 6,7 A.
B. 3,35 A.
C. 24124 A.
D. 108 A
-
Câu 30:
Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do:
A. Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành ion tăng.
B. Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các ion chuyển động được dễ dàng hơn.
C. Số va chạm của các ion trong dung dịch giảm.
D. Cả A và B đều đúng.
-
Câu 31:
Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng
B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng.
D. cả 3 đại lượng trên.
-
Câu 32:
Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực.
A. không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. tăng 4 lần
D. giảm 4 lần.
-
Câu 33:
Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện.
B. mạ điện.
C. sơn tĩnh điện.
D. luyện nhôm.
-
Câu 34:
Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với
A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng.
B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.
D. hóa trị của của chất được giải phóng.
-
Câu 35:
Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc; B. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng;
B. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì);
C. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
D. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng;
-
Câu 36:
NaCl và KOH đều là chất điện phân. Khi tan trong dung dịch điện phân thì
A. Na+ và K+ là cation.
B. Na+ và OH- là cation
C. Na+ và Cl- là cation
D. OH- và Cl- là cation.
-
Câu 37:
Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
-
Câu 38:
Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
-
Câu 39:
Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
A. mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại
B. khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.
C. môi trường dung dịch rất mất trật tự.
D. Cả 3 lý do trên.
-
Câu 40:
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
-
Câu 41:
Trong các dung dịch điện phân điện phân, các ion mang điện tích âm là
A. gốc axit và ion kim loại
B. gốc axit và gốc bazơ
C. ion kim loại và bazơ.
D. chỉ có gốc bazơ.
-
Câu 42:
Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là
A. Nước nguyên chất.
B. NaCl.
C. HNO3.
D. Ca(OH)2.
-
Câu 43:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Acquy và pin Vôn-ta là:
A. sự tích điện khác nhau giữa hai cực
B. chất dùng làm hai cực của chúng khác nhau
C. sử dụng dung dịch điện phân khác nhau
D. phản ứng hóa học ở Acquy có thể xảy ra thuận nghịch
-
Câu 44:
Acquy chì gồm:
A. Một bản cực dương bằng \(Pb{O_2}\) và bản cực âm là Pb nhúng trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng
B. Một bản cực dương bằng Pb và bản cực âm là \(Pb{O_2}\) nhúng trong dung dịch kiềm
C. Một bản cực dương bằng Pb và bản cực âm là \(Pb{O_2}\) nhúng trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng
D. Hai bản đều bằng Pb nhúng trong dung dịch kiềm
-
Câu 45:
Khi sử dụng một thời gian thì điện trở của pin Vôn-ta tăng lên đó là do:
A. dung dịch điện phân cạn dần do bay hơi
B. hai cực của pin mòn dần
C. có hiện tượng phân cực xảy ra
D. dung dịch điện phân loãng dần
-
Câu 46:
Pin Vôn-ta có cấu tạo gồm:
A. Hai cực đồng nhúng trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng
B. Một cực kẽm và một cực đồng nhúng trong dung dịch muối
C. Hai cực kẽm trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng
D. Một cực kẽm và một cực đồng nhúng trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng
-
Câu 47:
Hiệu điện thế điện hóa phụ thuộc vào:
A. Diện tích bề mặt của điện cực và nồng độ của dung dịch điện phân
B. Thành phần hóa học của dung dịch điện phân
C. Bản chất kim loại, bản chất và nồng độ dung dịch điện phân
D. Khối lượng của điện cực và nồng độ dung dịch điện phân
-
Câu 48:
Hiệu điện thế điện hóa xuất hiện khi:
A. Hai điện môi tiếp xúc nhau
B. Kim loại tiếp xúc với dung dịch điện phân
C. Hai kim loại tiếp xúc nhau
D. Kim loại tiếp xúc với một điện môi
-
Câu 49:
Theo định luật Fa-ra-đây thứ nhất thì khối lượng vật chất giải phóng ở điện cực tuân theo biểu thức m = kq. Trong đó k được gọi là đương lượng điện hóa, k có đơn vị
A. C/kg.
B. kg/C
C. kg.C.
D. kg/C2
-
Câu 50:
Khi so sánh sự dẫn điện của chất điện phân và kim loại ta rút ra kết luận nào dưới đây ?
A. Kim loại dẫn điện tốt hơn chất điện phân.
B. Kim loại dẫn điện kém hơn chất điện phân.
C. Không thể so sánh sự dẫn điện của kim loại và chất điện phân.
D. Kim loại dẫn điện tốt bằng chất điện phân.