Trắc nghiệm Điều chế kim loại Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Kim loại nào sau đây trong công nghiệp chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của nó?
A. Cu
B. Fe
C. Ag
D. Na
-
Câu 2:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. K
B. Ca.
C. Al.
D. Fe.
-
Câu 3:
Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3
B. MgO
C. CuO
D. CaO
-
Câu 4:
Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. điện phân nóng chảy.
B. điện phân dung dịch.
C. nhiệt luyện.
D. thủy luyện.
-
Câu 5:
Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là
A. phương pháp nhiệt luyện.
B. phương pháp thuỷ luyện.
C. phương pháp điện phân.
D. phương pháp thuỷ phân.
-
Câu 6:
Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là:
A. Phương pháp nhiệt luyện
B. Phương pháp thủy luyện
C. Phương pháp điện phân
D. Phương pháp thủy phân
-
Câu 7:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Ag.
B. Na.
C. Fe.
D. Cu.
-
Câu 8:
Sản xuất Al trong công nghệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3, ngoài quặng bôxít người ta còn phải dùng thêm 1 loại quặng nào khác để làm tăng tính dẫn điện, giảm nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp điện phân và tránh cho Al mới sinh ra khỏi bị O2 oxy hóa
A. hematit
B. đôlômít
C. xiđêrit
D. criolit
-
Câu 9:
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân nóng chảy AlCl3.
B. dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
C. dùng Mg khử Al3+ trong dung dịch.
D. điện phân nóng chảy Al2O3
-
Câu 10:
Có thể điều chế kim loại Natri bằng cách nào sau đây
A. Điện phân nóng chảy NaOH.
B. Điện phân dung dịch NaOH.
C. Khử Na2O bằng CO.
D. Cho K tác dụng với dung dịch NaCl.
-
Câu 11:
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
A. Điện phân nóng chảy CaCl2
B. Điện phân dung dịch CaCl2
C. Dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
D. Nhiệt phân CaCl2
-
Câu 12:
Khi điện phân có vách ngăn dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và HCl có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Màu của quỳ tím sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân:
A. đỏ → tím → xanh
B. tím →đỏ → xanh
C. xanh → tím → đỏ
D. Không đổi màu
-
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây không đúng về bản chất quá trình hóa học ở điện cực trong quá trình điện phân?
A. Anion nhường electron ở anot
B. Cation nhận electron ở catot
C. Sự oxi hóa xảy ra ở catot
D. Sự oxi hóa xảy ra ở anot
-
Câu 14:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện:
Trong hình vẽ trên, oxit X là
A. CuO.
B. Na2O.
C. MgO.
D. Al2O3
-
Câu 15:
Trong công nghiệp người ta thường điều chế kim loại K bằng cách?
A. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn.
B. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn.
C. Dùng CO khử K+ trong K2O ở nhiệt độ cao.
D. Điện phân KCl nóng chảy.
-
Câu 16:
Kim loại kiềm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây?
A. Nhiệt luyện
B. Thủy luyện
C. Điện phân nóng chảy
D. Điện phân dung dịch.
-
Câu 17:
Dãy gồm 2 kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp thủy luyện là:
A. Fe và Ca
B. Mg và Na
C. Ag và Cu
D. Fe và Ba
-
Câu 18:
Kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
A. Al.
B. Au.
C. Fe.
D. Zn.
-
Câu 19:
Điều chế kim loại K bằng phương pháp
A. Dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
B. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn
C. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
D. Điện phân KCl nóng chảy
-
Câu 20:
Trong phương pháp thủy luyện dùng để điều chế Ag từ quặng có chứa Ag2S. Hóa chất cần dùng là
A. Dung dịch HNO3 đặc và Zn
B. Dung dịch H2SO4 đặc nóng và Zn
C. Dung dịch NaCN và Zn
D. Dung dịch HCl và Zn
-
Câu 21:
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện ?
A. Na.
B. Al.
C. Ca.
D. Fe.
-
Câu 22:
Dãy các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Mg, Ca, Al.
B. Ag, Zn, Mg.
C. Zn, Na, Al.
D. Cu, Ag, Fe.
-
Câu 23:
Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì
A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl
B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl
C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+
D. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dươngxảy ra quá trình oxi hoá ion Cl
-
Câu 24:
Cho luồng khí CO dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3 , ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO
B. Cu, Fe, ZnO, MgO
C. Cu, Fe, Zn, Mg
D. Cu, FeO, ZnO, MgO
-
Câu 25:
Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe.
B. Cu.
C. Mg.
D. Ag.
-
Câu 26:
Cho các ion: Ca2+ ; K+ ; Pb2+ ; Br- ; SO42- , NO3- , F- . Số ion không bị điện phân trong dung dịch là?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 27:
Khi điện phân dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột. Hiện tượng xảy ra sau thời gian điện phân?
A. dung dịch không màu
B. dung dịch chuyển sang màu tím
C. dung dịch chuyển sang màu xanh tím
D. dung dịch chuyển sang màu hồng
-
Câu 28:
Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:
A. Na, Ca, Al
B. Na, Ca, Zn
C. Na, Cu, Al
D. Fe, Ca, Al
-
Câu 29:
Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hóa.
-
Câu 30:
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y gồm
A. FeO, Cu, Mg.
B. Fe, Cu, MgO.
C. Fe, CuO, Mg.
D. FeO, CuO, Mg.
-
Câu 31:
Dãy kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là :
A. Na, Cu
B. Ca, Zn
C. Fe, Ag
D. K, Al
-
Câu 32:
Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO nung nóng?
A. CuO
B. FeO
C. PbP
D. MgO
-
Câu 33:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na
B. Ca
C. Cu
D. Ba
-
Câu 34:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ba
B. Ag
C. Na
D. K
-
Câu 35:
Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Cu, Al, Mg.
B. Cu, Al, MgO.
C. Cu, Al2O3, Mg.
D. Cu, Al2O3, MgO.
-
Câu 36:
Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là
A. Ba, Ag, Au.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cr.
D. Mg, Zn, Cu.
-
Câu 37:
Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối gọi là
A. phương pháp nhiệt luyện.
B. phương pháp thuỷ luyện.
C. phương pháp điện luyện.
D. phương pháp thuỷ phân.
-
Câu 38:
Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về:
A. điện cực âm và bị oxi hoá.
B. điện cực dương và bị oxi hóa.
C. điện cực âm và bị khử.
D. điện cực dương và bị khử.
-
Câu 39:
Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO là:
A. Fe, Al, Cu.
B. Zn, Mg, Fe.
C. Fe, Mn, Ni.
D. Ni, Cu, Ca.
-
Câu 40:
Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế
A. kim loại mà ion dương của nó có tính oxy hóa yếu.
B. kim loại có tính khử yếu.
C. kim loại có cặp oxi hóa - khử đứng trước Zn2+/Zn .
D. kim loại hoạt động mạnh.
-
Câu 41:
Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Na
B. Ag
C. Ca
D. Fe
-
Câu 42:
Oxit nào sau đây bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. K2O
B. MgO
C. FeO
D. Li2O
-
Câu 43:
Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxit kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?
A. Fe, Al, Cu
B. Mg, Zn, Fe
C. Fe, Sn, Ni
D. Al, Cr, Zn
-
Câu 44:
Khi điều chế Zn từ dung dịch ZnSO4 bằng phương pháp điện phân với điện cực trơ, ở anot xảy ra quá trình
A. Khử ion kẽm
B. Khử nước
C. Oxi hóa nước
D. Oxi hóa kẽm
-
Câu 45:
Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong:
A. Dung dịch Zn(NO3)2
B. Dung dịch Sn(NO3)2
C. Dung dịch Pb(NO3)2
D. Dung dịch Hg(NO3)2
-
Câu 46:
Điện phân 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 10A. Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, khối lượng Cu thoát ra bám vào catot là 1,28 gam. Giá trị của t là
A. 2316
B. 1158
C. 9650
D. 4825
-
Câu 47:
Điện phân nóng chảy muối MCln, sau một thời gian thu được 4,8 gam kim loại M và 2,688 lít khí khí Cl2 (đktc). Kim loại M là
A. Na
B. Ca
C. K
D. Mg
-
Câu 48:
Dẫn luồng khí CO qua ống sứ chứa một oxit sắt, nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào nước vôi trong lấy dư, thu được 15,0 gam kết tủa. Phần rắn còn lại trong ống sứ cho vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thu được dung dịch X chứa 72,6 gam muối và 0,4 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Công thức của oxit sắt là.
A. Fe2O3
B. Fe3O4.
C. FeO
D. Fe2O3 hoặc Fe3O4.
-
Câu 49:
Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 10,0
B. 12,0
C. 16,0
D. 12,8
-
Câu 50:
Cho luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,28 gam Fe3O4 và 1,6 gam MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy phần rắn trong ống sứ tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,688
B. 4,032
C. 3,584
D. 2,240