Trắc nghiệm Điện tích - Định luật Culông Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng 10 N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10 N. Hằng số điện môi của dầu là
A. 0,25.
B. 1,25.
C. 2,25.
D. 3,25.
-
Câu 2:
Hai điện tích điểm đứng yên trong chân không cách nhau một khoảng r, hai điện tích này tác dụng lên nhau một lực có độ lớn bằng F. Đưa hai điện tích vào trong dầu hoả có hằng số điện môi bằng 2 đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là
A. 4,5F.
B. 6F.
C. 18F.
D. 1,5F.
-
Câu 3:
Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu-lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là
A. 3.
B. 1/3.
C. 9.
D. 1/9.
-
Câu 4:
Hai điện tích điểm đặt trong không khí, cách nhau một khoảng 20cm lực tương tác tĩnh điện giữa chúng có một giá trị nào đó. Khi đặt trong dầu, ở cùng khoảng cách, lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm 4 lần. Để lực tương tác giữa chúng bằng lực tương tác ban dầu trong không khí, phải đặt chúng trong dầu cách nhau
A. 5cm.
B. 10cm
C. 15cm.
D. 20cm
-
Câu 5:
Hai điện tích điểm có độ lớn đều bằng q đặt cách nhau 6 cm trong không khí. Trong môi trường đó, một điện tích được thay bằng - q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi, thì khoảng cách giữa chúng là
A. 3 cm.
B. 20 cm. .
C. 12 cm.
D. 6 cm
-
Câu 6:
Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau 30cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực tương tác bị giảm đi 2,25 lần. Để lực tương tác vẫn bằng F0 thì cần dịch chúng lại một khoảng
A. 10cm.
B. 15cm.
C. 5cm.
D. 20cm.
-
Câu 7:
Trong không khí khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d và d + 10 (cm) thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10-6 N và 5.10-7 N. Giá trị của d là
A. 2,5 cm.
B. 20 cm.
C. 5 cm.
D. 10 cm.
-
Câu 8:
Hai điện tích bằng nhau, nhưng khác dấu, chúng hút nhau bằng một lực 10-5N. Khi chúng rời xa nhau thêm một khoảng 4mm, lực tương tác giữa chúng bằng 2,5.10-6N. Khoảng cách ban đầu của các điện tích bằng:
A. 1mm.
B. 2mm. .
C. 4mm.
D. 8mm
-
Câu 9:
Hai điện tích điểm q1 và q2, cách nhau 2 (cm) trong không khí thì lực đẩy giữa chúng là F = 4.10-4 N. Nếu muốn lực đẩy giữa chúng là F' = 10-4 N thì khoảng cách giữa hai điện tích đó là
A. 1cm.
B. 2cm.
C. 4cm.
D. 8cm.
-
Câu 10:
Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81. Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 9C.
B. 9.10-8C.
C. 0,3 mC.
D. 10-3C.
-
Câu 11:
Hai điện tích điểm q1= 10-9C, q2 = 4.10-9C đặt cách nhau 6cm trong dầu có hằng số điện môi là . Lực tương tác giữa chúng có độ lớn là F= 5.10-6N. Hằng số điện môi là
A. 3.
B. 2.
C. 0,5.
D. 2,5.
-
Câu 12:
Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 C và 4.10-7 C, tương tác với nhau một lực 0,1N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là
A. r = 0,6 cm.
B. r = 0,6m.
C. r = 6m.
D. r = 6cm.
-
Câu 13:
Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{3}C\) đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. Hút nhau một lực 0,5 N.
B. Hút nhau một lực 5 N.
C. Đẩy nhau một lực 5N.
D. Đẩy nhau một lực 0,5 N.
-
Câu 14:
Tại hai đỉnh A, C (đối diện nhau) của một hình vuông ABCD cạnh a, đặt hai điện tích điểm \(q_A=q_C>0\) .Đặt một điện tích q<0 tại tâm O, ta thấy nó cân bằng. Dời q một đoạn nhỏ trên đường chéo BD về phía B thì
A. điện tích q bị đẩy xa O.
B. điện tích q có xu hướng về gần O
C. điện tích q vẫn đứng yên.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 15:
Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q1>0. Hai điện tích q2 và q3 nằm ở hai đỉnh còn lại. Lực tác dụng lên q1 song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?
A. \( \left| {{q_2}} \right| = \left| {{q_3}} \right|\)
B. \(q_2>0, q_3<0\)
C. \(q_2<0, q_3>0\)
D. \(q_2<0, q_3<0\)
-
Câu 16:
Hai điện tích \(q_1 = q, q_2 = -3q\) đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là
A. 1,5F.
B. F
C. 6F.
D. 3F.
-
Câu 17:
Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng thủy tinh, nhẵn nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi thì chúng chuyển động
A. lại gần nhau chạm nhau rồi dừng lại.
B. ra xa nhau rồi lại hút lại gần nhau.
C. ra xa nhau.
D. Lại gần nhau chạm nhau rồi lại đẩy nhau ra.
-
Câu 18:
Điểm khác nhau giữa lực Cu-lông và lực hấp dẫn ở chỗ nào?
A. Lực Cu-lông luôn là lực hút còn lực hấp dẫn luôn là lực đẩy.
B. Lực hấp dẫn luôn là lực hút còn lực Cu-lông luôn là lực đẩy.
C. Lực hấp dẫn luôn là lực hút còn lực Cu-lông có thể hút hoặc đẩy.
D. Lực Cu-lông có phương nằm ngang còn lực hấp dẫn có phương thẳng đứng.
-
Câu 19:
Chọn phát biểu không đúng?
A. Lực hút giữa hai điện tích mang dấu âm còn lực đẩy giữa hai điện tích thì mang dấu dương.
B. Lực tương tác giữa hai điện tích luôn ngược chiều nhau.
C. Hệ số tỉ lệ của định luật Cu-lông có giá trị \( k = {9.10^9}\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}\)
D. Chiều của của lực tương tác giữa hai điện tích phụ thuộc vào dấu của hai điện tích.
-
Câu 20:
Chọn phát biểu không đúng khi nói về lực Cu-lông ?
A. Lực Cu-lông có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích.
B. Định luật Cu-lông chỉ áp dụng được cho hai điện tích điểm.
C. Lực Cu-lông có phương nằm ngang.
D. Lực Cu-lông có độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
-
Câu 21:
Hai quả cầu A và B có khối lượng m1 và m2 được treo vào một điểm O bằng hai sợi dây cách điện OA và AB như hình vẽ. Tích điện cho hai quả cầu. Lực căng dây OA sẽ thay đổi như thế nào so với lúc chưa chưa tích điện
A. T tăng nếu hai quả cầu tích điện trái dấu.
B. T giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng dấu.
C. T thay đổi.
D. T không đổi.
-
Câu 22:
Cho các phát biểu sau:
- Hằng số điện môi của một chất có giá trị nhỏ nhất là 1.
- Điện tích âm luôn nhỏ hơn điện tích dương.
- Định luật Cu-lông suy ra từ định luật vạn vật hấp dẫn.
- Cặp lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không là cặp lực trực đối.
- Cu-lông là người đầu tiên thiết lập được sự phụ thuộc của lực tương tác giữa các điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng.
Số phát biểu sai là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Đặt hai điện tích điểm dương giống nhau cố định tại hai điểm A, B trong chân không, gọi I là trung điểm AB, d là đường thẳng qua I và vuông góc AB. Chọn phát biểu sai.
A. Thả nhẹ điện tích thử âm q4 trên đường thẳng d (khác điểm I) thì q4 chuyển động về gần AB.
B. Đặt điện tích thử âm q2 trong đoạn IA thì hợp lực tác dụng lên q2 hướng về I.
C. Thả nhẹ điện tích thử dương q3 trên d (khác điểm I) thì q3 chuyển động ra xa AB.
D. Đặt điện tích thử dương q1 trong khoảng IB thì hợp lực tác dụng lên q1 hướng về I.
-
Câu 24:
Một hệ cô lập gồm 3 điện tích điểm,có khối lượng không đáng kể,nằm cân bằng với nhau.Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?
A. Ba điện tích cùng dấu nằm trên 1 đường thẳng.
B. Ba điện tích không cùng dấu nằm ở 3 đỉnh của 1 tam giác đều.
C. Ba điện tích cùng dấu nằm ở 3 đỉnh của 1 tam giác đều.
D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên 1 đường thẳng.
-
Câu 25:
Hai điện tích dương cùng độ lớn được đặt tại hai điểm A,B. Đặt một điện tích điểm Q0 tại trung điểm của AB thì ta thấy Q0 đứng yên. Khi đó
A. Q0 là điện tích dương.
B. Q0 là điện tích âm.
C. Q0 là điện tích có thể có dấu bất kì.
D. Q0 phải bằng không.
-
Câu 26:
Hai quả cầu nhẹ cùng khối lượng được treo gần nhau bằng hai dây cách điện có cùng chiều dài và hai quả cầu không chạm vào nhau.Tích cho hai quả cầu điện tích cùng dấu nhưng có độ lớn khác nhau thì lực tác dụng làm hai dây treo lệch đi những góc so với phương thẳng đứng như thế nào?
A. Góc lệch dây treo bằng nhau.
B. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch nhỏ hơn
C. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch lớn hơn
D. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích nhỏ hơn thì có góc lệch nhỏ hơn
-
Câu 27:
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí sẽ thay đổi thế nào khi đặt một tấm kính xen vào giữa hai điện tích?
A. Phương,chiều và độ lớn không đổi.
B. Phương chiều không đổi, độ lớn tăng.
C. Phương chiều không đổi, độ lớn giảm.
D. Phương chiều đổi theo vị trí tấm kính, độ lớn tăng.
-
Câu 28:
Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì ?
A. B âm, C dương, D dương.
B. B âm, C dương, D âm.
C. B âm, C âm, D dương.
D. B dương, C âm, D dương.
-
Câu 29:
Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.
B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
-
Câu 30:
Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra ?
A. M và N nhiễm điện cùng dấu.
B. M và N nhiễm điện trái dấu.
C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.
D. Cả M và N đều không nhiễm điện.
-
Câu 31:
Trong công nghệ sơn tĩnh điện mũi của súng phun làm bằng kim loại được nối với cực dương của máy phát tĩnh điện, vật cần sơn được nối với cực âm của máy phát tĩnh điện. So với lớp sơn phun thì sơn tĩnh điện bám chắc hơn vì có thêm lực điện hút các hạt sơn vào vật cần sơn. Trong công nghệ này vật cần sơn phải được làm bằng
A. Vật liệu bất kì.
B. Vật liệu có hằng số điện môi lớn.
C. Kim loại
D. Vật liệu có hằng số điện môi nhỏ.
-
Câu 32:
Đồ thị trong hình vẽ nào có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào bình phương khoảng cách giữa chúng ứng với hình nào dưới đây?
A. Hình 1.
B. Hình 3
C. Hình 4.
D. Hình 2.
-
Câu 33:
Đồ thị trong hình vẽ nào có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng?
A. Hình 1
B. Hình 3
C. Hình 4
D. Hình 2.
-
Câu 34:
So lực tương tác tĩnh điện giữa điện tử với prôton với lực vạn vật hấp dẫn giữa chúng thì
A. Lực tương tác tĩnh điện rất nhỏ so với lực vạn vật hấp dẫn
B. Lực tương tác tĩnh điện rất lớn so với lực vạn vật hấp dẫn.
C. Lực tương tác tĩnh điện bằng so với lực vạn vật hấp dẫn.
D. Lực tương tác tĩnh điện rất lớn so với lực vạn vật hấp dẫn ở khoảng cách nhỏ và rất nhỏ so với lực vạn vật hấp dẫn ở khoảng cách lớn.
-
Câu 35:
Có thể áp dụng định luật Culong cho tương tác nào sau đây?
A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.
B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.
D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.
-
Câu 36:
Có thể áp dụng định luật Culong để tính lực tương tác trong trường hợp
A. Tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.
B. Tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.
C. Tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
D. Tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.
-
Câu 37:
Chọn phát biểu đúng nhất khi nói về hằng số điện môi của một chất?
A. Chất nào có hằng số điện môi lớn thì chất đó dẫn điện kém.
B. Chất nào có hằng số điện môi lớn thì dẫn điện tốt.
C. Hằng số điện môi lớn chưa chắc đã dẫn được điện tốt và ngược lại.
D. Hằng số điện môi trong chân không là lớn nhất.
-
Câu 38:
Gọi F là lực tương tác tĩnh điện của hệ hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Đặt hệ hai điện tích điểm đó cũng với khoảng cách là r trong môi trường có hằng số điện môi là \(\varepsilon\) thì lực tĩnh điện của hệ lúc này là
A. \( \frac{F}{{\sqrt \varepsilon }}\)
B. \( \frac{F}{{\varepsilon }}\)
C. \(F.\varepsilon\)
D. \(F.\sqrt {\varepsilon}\)
-
Câu 39:
Hằng số điện môi đặc trưng cho tính chất điện của môi trường
A. dẫn điện.
B. cách điện.
C. vừa dẫn và cách điện.
D. phi vật chất (chân không).
-
Câu 40:
Đặt hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường có hằng số điện môi \(\varepsilon\), sau đó vẫn giữ nguyên khoảng cách hai điện tích đó đặt vào môi trường chân không thì lực tương tác giữa hai điện tích sẽ
A. Không thay đổi.
B. Giảm \(\varepsilon ^2\) lần.
C. Giảm \(\varepsilon\) lần.
D. Tăng \(\varepsilon\) lần.
-
Câu 41:
Lực tương tác giữa 2 điện tích đứng yên trong điện môi đồng chất, có hằng số điện môi \(\varepsilon\) thì:
A. Tăng \(\varepsilon\) lần so với trong chân không.
B. Giảm \(\varepsilon\) lần so với trong chân không.
C. Giảm \(\varepsilon ^2\) lần so với trong chân không.
D. Tăng \(\varepsilon ^2\) lần so với trong chân không.
-
Câu 42:
Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không.
B. nước nguyên chất.
C. dầu hỏa.
D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
-
Câu 43:
Nhận xét nào sau đây không đúng về điện môi?
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
-
Câu 44:
Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 45:
Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \(q_1> 0; q_2 < 0 \)
B. \(q_1< 0; q_2 > 0. \)
C. \(q_1.q_2 > 0\)
D. \(q_1.q_2 < 0\)
-
Câu 46:
Hai điện tích điểm khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Chọn kết luận sai?
A. Chúng đều là điện tích âm.
B. Chúng mang điện trái dấu.
C. Chúng đều là điện tích dương.
D. Chúng mang điện cùng dấu
-
Câu 47:
Nếu tăng khối lượng của hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. Tăng lên 9 lần.
B. Tăng lên 3 lần.
C. Không đổi.
D. Giảm đi 3
-
Câu 48:
Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu-lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi
A. tăng 2 lần.
B. vẫn không đổi.
C. giảm 2 lần.
D. giảm 4 lần.
-
Câu 49:
Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. Tăng lên 3 lần.
B. Giảm đi 3 lần.
C. Tăng lên 9 lần
D. Giảm đi 9 lần.
-
Câu 50:
Vectơ lực tĩnh điện Culong có các tính chất
A. Có giá trùng với đường thẳng nối hai điện tích
B. Có chiều phụ thuộc vào độ lớn của các hạt mang điện
C. Độ lớn chỉ phụ thuộc vào khỏang cách giữa hai điện tích
D. Chiều phụ thuộc vào độ lớn của các hạt mang điện tích.