Trắc nghiệm ĐĐCTN - Đất nước nhiều đồi núi Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
A. Dãy Hoàng Liên Sơn.
B. Vùng núi Đông Bắc
C. Các hệ thống sông lớn.
D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
-
Câu 2:
Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:
A. Vùng núi Nam Trường Sơn.
B. Vùng núi vùng Đông Bắc
C. Vùng núi vùng Tây Bắc.
D. Vùng núi Bắc Trường Sơn
-
Câu 3:
Địa hình bán bình nguyên ở nước ta thể hiện rõ nhất được xem là ở vùng:
A. Miền núi Bắc Bộ
B. Cực Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ
-
Câu 4:
Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung được xem là:
A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng
B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,
C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng
D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng
-
Câu 5:
Trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta?
A. Đồng Văn
B. Mộc Châu
C. Sơn La
D. Di Linh
-
Câu 6:
Vùng núi Trường Sơn Bắc được xem là giới hạn từ:
A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn
B. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn
C. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã
D. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
-
Câu 7:
Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn được biết là:
A. Sông Hồng và sông Mã
B. Sông Cả và sông Mã
C. Sông Đà và sông Lô
D. Sông Hồng và sông Cả
-
Câu 8:
Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH?
A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản
B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,..
C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng
D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông
-
Câu 9:
Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu được xem là do:
A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp
B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung
C. Các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam
D. Có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam
-
Câu 10:
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung:
A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm
B. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn
C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn
-
Câu 11:
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:
A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng
B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng
C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin
D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin
-
Câu 12:
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc
-
Câu 13:
Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Cao nhất nước ta
B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
D. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
-
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây được xem là đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?
A. Cao nhất nước ta
B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
-
Câu 15:
Đồng bằng châu thổ nào được coi là có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Mã.
D. Đồng bằng sông Cả.
-
Câu 16:
Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi:
A. Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc.
D. Đông Bắc.
-
Câu 17:
Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình:
A. Từ 600 - 900 m.
B. Từ 500 - 1000 m.
C. Từ 500 - 700 m.
D. Từ 400 - 600 m.
-
Câu 18:
Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa được biết là đặc điểm của vùng núi:
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
-
Câu 19:
Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm:
A. Hướng nghiêng
B. Độ cao và hướng núi
C. Giá trị về kinh tế
D. Sự tác động của con người
-
Câu 20:
Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng
A. 85%
B. 75%
C. 60%
D. 90%
-
Câu 21:
Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng:
A. 1 %
B. 2%
C. 85 %
D. 60 %
-
Câu 22:
Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam
A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m
B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt
C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
-
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam được coi là đang phân bố ở tỉnh
A. Đồng Nai
B. An Giang
C. Kiên Giang
D. Cà Mau
-
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta được xem là phân bố chủ yếu ở
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ được biết là
A. Cổ Định
B. Thạch Khê
C. Lệ Thúy
D. Thạch Hà
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá được biết là
A. Vàng Danh
B. Quỳnh Nhai
C. Phong Thổ
D. Nông Sơn
-
Câu 27:
Thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi?
A. Lũ ống, lũ quét
B. Triều cường, ngập mặn
C. Động đất, trượt lở đất
D. Sương muối, rét hại
-
Câu 28:
Thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp được biết là
A. Chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm
B. Chuyên canh cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ
C. Chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn
D. Chuyên canh cây lương thực, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ
-
Câu 29:
Thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?
A. Khoáng sản
B. Nguồn thủy năng
C. Nguồn hải sản
D. Rừng và đất trồng
-
Câu 30:
Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ được xem là do
A. Thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp
B. Sông ở đây có lượng phù sa nhỏ
C. Có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển
D. Có nhiều cồn cát, đầm phá
-
Câu 31:
"2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của đồng bằng nào sau đây
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng Thanh Hóa
C. Đồng bằng Nghệ An
D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 32:
“ Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nuwocs triều lấn mạnh” được xem là đặc điểm của
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng sông Quảng Nam
D. Đồng bằng Tuy Hòa
-
Câu 33:
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng Trũng lowssn chưa được bồi lấp xong được biết đến là như
A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên
B. Dọc sông Tiền, sông Hậu
C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan
D. Cà Mau, Bạc Liêu
-
Câu 34:
Các đồng bằng tương đối lớn nằm ven biển miền Trung, từ Bắc vào Nam lần lượt là
A. Nghệ An – Thanh Hóa – Quảng Nam – Tuy Hòa
B. Thanh Hóa – Nghệ An – Tuy Hòa – Quảng Nam
C. Nghệ An – Thanh Hóa – Tuy Hòa – Quảng Nam
D. Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Nam – Tuy Hòa
-
Câu 35:
Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào được xem là
A. Vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng
B. Cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng
C. Cồn cát, dầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng
D. Đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng
-
Câu 36:
Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long được coi có đặc điểm nổi bật là
A. Bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô
B. Được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển
C. Có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá
D. Có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt
-
Câu 37:
So với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long
A. Thấp hơn và bằng phẳng hơn
B. Thấp hơn và ít bằng phẳng hơn
C. Cao hơn và bằng phẳng hơn
D. Cao hơn và ít bằng phẳng hơn
-
Câu 38:
Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là
A. Được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh
B. Cao ở ria phía tây .và tây bắc, thấp dần ra biển
C. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ
D. Bề mặt khá bằng phẳng
-
Câu 39:
Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
A. Vùng trong đê
B. Vùng ngoài đê
C. Các ô trũng ngập nước
D. RIa phía tây và tây bắc
-
Câu 40:
Bề mặt đồng bằng sông Hồng được coi là bị chia cắt thành nhiều ô là do
A. Có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển
B. Con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh
C. Phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng
D. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt
-
Câu 41:
Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
A. Vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
B. Vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp
C. Vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng
D. Vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp
-
Câu 42:
Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta được xem là gồm:
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình
B. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai
C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
D. Đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu
-
Câu 43:
Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại được biết là:
A. Đồng bằng thấp và đồng bằng cao.
B. Đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
C. Đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ.
D. Đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển.
-
Câu 44:
Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là
A. Thung lũng sông Đà
B. Thung lũng sông Lô
C. Thung lũng sông Hồng
D. Thung lũng sông Gâm
-
Câu 45:
Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau được coi là
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
-
Câu 46:
Cấu trúc địa hình “ gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” được xem là của vùng núi
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
-
Câu 47:
Đặc điểm địa hình “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” được xem là của vùng núi
A. Đông Bắc
B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc
D. Trường Sơn Nam
-
Câu 48:
Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đong lần lượt là các cánh cung:
A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều
B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm
D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn
-
Câu 49:
Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m được xem là nằm trong vùng núi
A. Trường Sơn Bắc
B. Trường Sơn Nam
C. Đông Bắc
D. Tây Bắc
-
Câu 50:
Đặc điểm nào dưới đây được coi là không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Địa hình ít chịu tác động của con người.
C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.