Trắc nghiệm Đại cương về polime Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Các chất đều không bị thuỷ phân trong dd H2SO4 loãng nóng là:
A. tơ capron; nilon-6,6; polietilen.
B. poli(vinyl axetat); polietilen; cao su buna
C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren.
D. polietilen; cao su buna; polistiren.
-
Câu 2:
Cho 6 nhận xét sau, có mấy nhận xét đúng?
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2). Khác với axít axetic, axit amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng.
(3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
(4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được tối đa 5 tripeptit khác nhau có chứa một gốc Gly.
(6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 3:
Cho glyxin (Gly), alanin (Ala) và valin (Val). Có thể điều chế mấy tripeptit trong mỗi phân tử tripeptit đều chứa 3 amino axit?
A. 4
B. 86
C. 6
D. 3
-
Câu 4:
Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:, điều đúng về chất sau H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
A. Trong X có 4 liên kết peptit.
B. Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
C. X là một pentapeptit.
D. Trong X có 2 liên kết peptit.
-
Câu 5:
Thuỷ phân đipeptit X có công thức phân tử C7H14N2O3 trong NaOH sẽ được H2NCH2COONa, H2NC4H8COONa. CTCT thu gọn của X là gì?
A. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-CONH-CH2COOH.
B. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-CH(CH3)-CONH-CH2COOH.
D. H2N-CH2-CONH-CH2-CH(CH3)-CH2-COOH.
-
Câu 6:
Số peptit trong số 7 chất dưới đây?
(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH
(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH
(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH
(5) NH2-CO-NH2
(6) CH3-NH-CO-CH3
(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Trong 4 phát biểu sau về protein, đâu là phát biểu đúng?
(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.
(2) Protein có trong cơ thể người và động vật.
(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.
(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.
A. (1), (2), (4)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
-
Câu 8:
Thủy phân Gly-Ala-Val-Ala-Gly-Val-Phe tính xem số các peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 ?
A. 5
B. 6
C. 12
D. 14
-
Câu 9:
Những chất phản ứng với Cu(OH)2 bên dưới đây saccarozơ, 3-monoclopropan-1,2-điol, etylen glicol, anbumin, ancol etylic, Gly-Ala?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Cho 4 phát biểu sau, hãy tính tổng bao nhiêu phát biểu đúng?
(a) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Trong phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
(c) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit: Gly, Ala.
(d) Dung dịch Glyxin làm đổi màu quỳ tím.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Cho bảng kết quả như sau đây:
Chất
%mC
%mH
%mO
%mN
M
X
32,00
6,67
42,66
18,67
75
Y
40,45
7,87
35,95
15,73
89
Z
40,82
6,12
43,53
9,52
147
Khi thủy phân không hoàn toàn P, người ta thu được hai phân tử đipeptit là X-Z và Z-Y. Vậy cấu tạo của P là:
A. Gly – Glu – Ala
B. Gly – Lys – Val
C. Lys – Val – Gly
D. Glu – Ala – Gly
-
Câu 12:
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là gì biết X là C4H9O2N với điều kiện
X + NaOH → Y + CH4O
Y + HCl → Z + NaCl
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
-
Câu 13:
Đun X có công thức C5H11O2N với NaOH thu được C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi Y qua CuO thu được Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của X là gì?
A. CH3(CH2)4NO2
B. NH2-CH2-COOCH2CH2CH3
C. NH2-CH2-COO(CHCH3)2
D. H2N-CH2-CH2-COOC2H5.
-
Câu 14:
Bao nhiêu aminoaxit thu được khi thủy phân: H2NCH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH(C2H5)-CONH-CH2-CONH-CH(C4H9)COOH?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 15:
X gồm chất Y (C3H10O2N2) và chất Z (C5H10O3N2), trong đó Z là một đipeptit. Đun 26,52 gam X với 300 ml KOH 1M (vừa đủ), cô cạn được amin T và bao nhiêu gam hai muối.
A. 38,98 gam.
B. 35,02 gam.
C. 30,22 gam.
D. 36,46 gam.
-
Câu 16:
Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó O chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 200 ml NaOH 1M thu được muối duy nhất và 2,688 lít khí T (ở đktc) có tỷ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 15. Nếu cho 19,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với HCl dư thì thu được bao nhiêu gam muối.
A. 27,85.
B. 28,45.
C. 31,52.
D. 25,10.
-
Câu 17:
Để tạo thành tơ nilon–6,6 từ O2N[CH2]6NO2 và Br[CH2]6Br, các chất vô cơ và điều kiện cần có đủ thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 18:
Polime mạch không phân nhánh bên dưới đây PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá.
A. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.
B. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ.
C. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin.
D. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, xenlulozơ.
-
Câu 19:
Số polime có mạch không phân nhánh trong các chất dãy bên dưới tinh bột (amilozơ), xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua), nhựa bakelit?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Số chất tạo polime trong số dưới đây: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5).
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2) và (5)
C. (1), (3) và (5)
D. (3), (4) và (5)
-
Câu 21:
Các polime có thể bị thuỷ phân trong axit và kiềm bên dưới đây (1) polietilen, (2) poli(metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5) poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6.
A. (2), (3), (6)
B. (2), (5), (6)
C. (1), (4), (5)
D. (1), (2), (5)
-
Câu 22:
Phát biểu nào dưới đây không hoàn toàn đúng về phản ứng trùng hợp, thủy phân?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp.
C. Trùng hợp buta-1,3-đien ta được cao su buna là sản phẩm duy nhất.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều.
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây đúng về polime và một số loại tơ?
A. Polime dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.
B. Tơ nhân tạo được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ terilen, tơ clorin, ...
C. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ poliamit, tơ tằm đều là loại tơ tổng hợp.
-
Câu 24:
Chỉ ra phát biểu sai về polime, đại cương về polime?
A. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.
B. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt.
C. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protein.
D. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit.
-
Câu 25:
Phản ứng giữ mạch polime trong 4 loại phản ứng?
A. Cao su + lưu huỳnh -to→ cao su lưu hóa.
B. Poliamit + H2O -H+, to→ amino axit.
C. Polisaccarit + H2O -H+, to→ monosaccarit.
D. Poli(vinyl axetat) + H2O -OH-, to→ poli(vinyl ancol) + axit axetic.
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình trùng hợp ?
A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol fomanđehit).
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Poli(etylen-terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
-
Câu 27:
Polistiren sẽ không phản ứng chất nào bên dưới với đầy đủ điều kiện?
A. Tác dụng với Cl2/to.
B. Tác dụng với axit HCl.
C. Đepolime hóa.
D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột Fe.
-
Câu 28:
Polime tham gia phản ứng cộng là gì trong 4 chất?
A. Tơ visco
B. Tơ lapsan
C. Tơ clorin
D. Tơ enang
-
Câu 29:
Câu là đúng về chất dẻo?
A. Chất dẻo là những polime có tính đàn hồi.
B. Những vật liệu có tính dẻo đều là chất dẻo.
C. Chất dẻo là những polime có tính dẻo.
D. Chất dẻo là những polime có khối lượng phân tử rất lớn.
-
Câu 30:
Tìm X thõa mãn sơ đồ điều chế:
X → Y → Z → T → poli(vinyl axetat)
A. C2H5OH
B. CH≡CH
C. CH3COOH
D. CH3CHO
-
Câu 31:
Đun phenol với fomanđehit tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime cấu trúc mạch như thế nào khi tạo thành?
A. Phân nhánh.
B. Không phân nhánh.
C. Không gian ba chiều.
D. Hỗn hợp vừa phân nhánh vừa có cấu tạo không gian ba chiều.
-
Câu 32:
Thứ tự điều chế cao su Buna (1) từ các chất trung gian etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6) là gì?
A. 3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1.
B. 6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1.
C. 2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1.
D. 4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1.
-
Câu 33:
Khẳng định nào sau đây là sai về polime và thủy tinh hữu cơ?
A. Polime không bay hơi được.
B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.
C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.
D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.
-
Câu 34:
Tên gọi của polime chế tạo thủy tinh hữu cơ?
A. poli(metyl metacrylat)
B. poliacrilonitrin.
C. poli(vinyl metacrylat)
D. poli(hexametylen ađipamit).
-
Câu 35:
Điều chế PVC bằng monome nào bên dưới đây?
A. CH2=CHCH2Cl
B. CH3CH=CH2
C. CH2=CHCl
D. CH2=CH2
-
Câu 36:
2 tơ nào là tơ tổng hợp bên dưới?
A. tơ nilon-6,6 và bông.
B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.
C. tơ tằm và bông.
D. tơ visco và tơ axetat.
-
Câu 37:
Tơ nhân tạo là loại tơ nào bên dưới trong 4 chất dưới?
A. Tơ visco.
B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ nitron.
D. Tơ tằm.
-
Câu 38:
Cacbohidrat dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco là chất nào trong 4 chất dưới ?
A. Saccarozơ
B. Tinh bột
C. Glucozơ
D. Xenlulozơ
-
Câu 39:
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ sẽ là gì?
A. tơ tằm.
B. tơ capron.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ visco.
-
Câu 40:
Thuỷ phân 1250 gam X thu được 425 gam alanin. Nếu PTKX bằng 100.000 đvC thì số Al có trong phân tử X là bao nhiêu?
A. 453
B. 382
C. 328
D. 479
-
Câu 41:
Polime nào trong 4 chất dưới có phân tử khối 336000 và hệ số trùng hợp 12000?
A. PE
B. PP
C. PVC
D. Teflon.
-
Câu 42:
Hãy xác định hệ số polime hoá của PE biết PTK là 420000?
A. 12000
B. 13000
C. 15000
D. 17000
-
Câu 43:
Từ 4 tấn C2H4 có 30% tạp chất thì thu được bao nhiêu PE với %H = 90%?
A. 2,55
B. 2,8
C. 2,52
D. 3,6
-
Câu 44:
Khối lượng đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và 1 đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Tính xem có mấy mắt xích trong nilon-6,6 và capron?
A. 113 và 152
B. 121 và 152
C. 121 và 114
D. 113 và 114.
-
Câu 45:
Clo hoá PVC được clorin có chứa 66,7% clo, vậy thì trung bình 1 phân tử clo tác dụng với mấy mắt xích PVC?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 46:
Hiđro hoá cao su Buna được một polime chứa 11,765%H, xác định xem 1 phân tử H2 phản ứng được với bao nhiêu mắt xích trong mạch cao su?
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 47:
Để có 8,475 kg nilon-6 (%H = 75%) thì khối lượng của axit ε-aminocaproic cần dùng nhiều hơn khối lượng caprolactam là bao nhiêu kg?
A. 1,80 kg.
B. 3,60 kg.
C. 1,35 kg.
D. 2,40 kg.
-
Câu 48:
Số mắt xích gần đúng của loại cao su có PTK trung bình là 105000?
A. 1544
B. 1640
C. 1454
D. 1460
-
Câu 49:
Hệ số polime hóa của phân tử polietylen có PTK = 56000u?
A. 20000
B. 2000
C. 1500
D. 15000
-
Câu 50:
Tính xem hệ số polime hóa buna (M ≈ 40.000) là mấy?
A. 400
B. 550
C. 740
D. 800