Trắc nghiệm Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Một trong những biểu hiện của ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa đối với văn minh Đông Nam Á là sự truyền bá của
A. Đạo giáo và Hin-đu giáo.
B. Nho giáo và Đạo giáo.
C. Phật giáo và Hin-đu giáo.
D. Đạo giáo và Hồi giáo.
-
Câu 2:
Văn hoá Ấn Độ đã ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại thông qua
A. Thương nhân và nhà truyền đạo.
B. Hệ thống đường sông.
C. Giáo dục.
D. Chiến tranh xâm lược.
-
Câu 3:
Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nền văn hoá nào sau đây?
A. Trung Hoa, Nhật Bản.
B. Ấn Độ, Ả Rập.
C. Ấn Độ, Trung Hoa.
D. Ả Rập, phương Tây.
-
Câu 4:
Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là
A. Công xã.
B. Làng.
C. Tỉnh.
D. Thôn.
-
Câu 5:
Cho biết cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng
A. Môn-gô-lô-ít phương Nam.
B. Môn-gô-lô-ít phương Bắc.
C. Môn-gô-lô-ít phương Tây.
D. Môn-gô-lô-ít phương Đông.
-
Câu 6:
Hoạt động kinh tế đặc trưng của Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là
A. Thương mại đường biển.
B. Nông nghiệp trồng lúa cạn.
C. Thủ công nghiệp dân gian.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
-
Câu 7:
Cho biết khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là
A. Ôn đới.
B. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Cận nhiệt đới.
D. Khô, nóng.
-
Câu 8:
Đông Nam Á là xứ sở của những cây hương liệu, gia vị đặc trưng như:
A. Quế, ớt, bạc hà, ô-liu.
B. Long nhãn, cam thảo, đinh hương, ô-liu.
C. Hồi, húng quế, tỏi, ô-liu.
D. Trầm hương, quế, hồ tiêu.
-
Câu 9:
Sông Mê Công chảy qua địa phận của những quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á?
A. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po, Mi-an-ma.
B. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
C. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.
D. Thái Lan, Việt Nam, Lào, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a.
-
Câu 10:
Hệ thống sông ngòi của Đông Nam Á đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì
A. Đã hình thành những đồng bằng châu thổ phì nhiêu, cung cấp nước tưới tiêu và là đường giao thông thuỷ thuận lợi.
B. Là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
C. Kết nối các quốc gia Đô
D. Chia cắt địa hình, khiến văn minh Đông Nam Á trở nên đa dạng.
-
Câu 11:
Vị trí nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì
A. Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu với các nền văn minh lớn.
B. Có hệ thống giao thông đường sông thuận lợi.
C. Có điều kiện tiếp xúc với văn minh phương Tây.
D. Đây là hai đại dương lớn nhất thế giới.
-
Câu 12:
Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng tại khu vực Đông Nam Á?
A. Sử thi Đăm-săn.
B. Vở kịch Ơ-đíp làm vua.
C. Sử thi Ra-ma-ya-na.
D. Vở kịch Ô-ten-lô.
-
Câu 13:
Cư dân các quốc gia Chăm-pa, Cam-pu-chia,… đã sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
A. chữ Hán của Trung Quốc.
B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. chữ La-tinh của La Mã.
D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
-
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Cơ sở về cư dân, tộc người và tổ chức xã hội.
C. Cơ sở về điều kiện tự nhiên.
D. Ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp - La Mã.
-
Câu 15:
Học thuyết tư tưởng nào của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo.
D. Hồi giáo.
-
Câu 16:
Văn hóa Ấn Độ được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
A. Chiến tranh xâm lược.
B. Giao lưu kinh tế và truyền đạo.
C. Chiến tranh xâm lược và truyền đạo.
D. Giao lưu kinh tế và chiến tranh xâm lược.
-
Câu 17:
Cư dân Đông Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.
B. Nê-grô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
D. Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
-
Câu 18:
Ở Đông Nam Á, nghề nông trồng lúa nước phát triển do có
A. đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.
B. sông ngòi ngắn và dốc, nhiệt độ cao, ít mưa.
C. nhiều sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.
D. khí hậu hàn đới với đặc trưng: nhiệt độ thấp, ít mưa.
-
Câu 19:
Phần lớn các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. nghề nông trồng lúa nước.
B. sản xuất thủ công nghiệp.
C. nghề đi biển và buôn bán đường biển.
D. sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp.
-
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, cao nguyên, biển,…
B. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển.
C. Có nhiều sông lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ.
D. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
-
Câu 21:
Cho biết Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
-
Câu 22:
Cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ ngay từ
A. đầu Công nguyên.
B. thế kỉ X.
C. thế kỉ XV.
D. thế kỉ XX.
-
Câu 23:
Cư dân Lào sáng tạo ra tác phẩm Phạ Lắc Phạ Lam trên cơ sở của bộ sử thi nào dưới đây?
A. Ma-ha-bha-ra-ta.
B. Ra-ma-ya-na.
C. I-li-át.
D. Ô-đi-xê.
-
Câu 24:
Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Campuchia đã sáng tạo ra tác phẩm nào?
A. Phạ Lắc Phạ Lam.
B. Ma-ra-rao.
C. Riêm Kê.
D. Ra-ma Khiên.
-
Câu 25:
Cho biết những tôn giáo nào của Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á?
A. Phật giáo và Nho giáo.
B. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo và Đạo giáo.
D. Hin-đu giáo và Phật giáo.
-
Câu 26:
Nhận xét nào sau đây đúng về thành phần cư dân, tộc người ở Đông Nam Á?
A. Thành phần tộc người ở Đông Nam Á rất phong phú.
B. Nhóm Nam Á chỉ sinh sống ở vùng Đông Nam Á hải đảo.
C. Nhóm Anh-đô-nê-diêng chỉ sống ở vùng Đông Nam Á lục địa.
D. Chỉ có một tộc người duy nhất sinh sống trên toàn Đông Nam Á.
-
Câu 27:
Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
-
Câu 28:
Tôn giáo gì sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?
A. Bà-la-môn giáo.
B. Nho giáo.
C. Hồi giáo.
D. Ki-tô giáo.
-
Câu 29:
Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?
A. Cam-pu-chia.
B. Thái Lan.
C. Mi-an-ma.
D. Lào.
-
Câu 30:
Nội dung gì sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.
D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.
-
Câu 31:
Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
-
Câu 32:
Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là
A. làng.
B. quốc gia.
C. tỉnh.
D. huyện.
-
Câu 33:
Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
-
Câu 34:
Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Chao Phray-a.
C. Sông I-ra-oa-đi.
D. Sông Hoàng Hà.
-
Câu 35:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?
A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.
B. Là đường giao thương với bên ngoài.
C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.
D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
-
Câu 36:
Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.
C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.
D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
-
Câu 37:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
B. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn.
D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo.
-
Câu 38:
Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
B. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
-
Câu 39:
Nhận xét nào sau đây là đúng về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Vừa mang tính bản địa, vừa tiếp biến các giá trị bên ngoài.
B. Chỉ mang tính bản địa, không tiếp thu các thành tố bên ngoài.
C. Các yếu tố xã hội bên ngoài lấn át hoàn toàn yếu tố bản địa.
D. Mang đậm dấu ấn cá nhân, tính liên kết cộng đồng mờ nhạt.
-
Câu 40:
Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.
B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.
C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.
D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.
-
Câu 41:
Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Hồng.
C. Sông Nin.
D. Sông Mê Nam.
-
Câu 42:
Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng tại khu vực Đông Nam Á?
A. Sử thi Đăm-săn.
B. Vở kịch Ơ-đíp làm vua.
C. Sử thi Ra-ma-ya-na.
D. Vở kịch Ô-ten-lô.
-
Câu 43:
Cư dân các quốc gia Chăm-pa, Cam-pu-chia,… đã sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
A. chữ Hán của Trung Quốc.
B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. chữ La-tinh của La Mã.
D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
-
Câu 44:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Cơ sở về cư dân, tộc người và tổ chức xã hội.
C. Cơ sở về điều kiện tự nhiên.
D. Ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp - La Mã.
-
Câu 45:
Học thuyết tư tưởng nào của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Phật giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo.
D. Hồi giáo.
-
Câu 46:
Văn hóa Ấn Độ được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
A. Chiến tranh xâm lược.
B. Giao lưu kinh tế và truyền đạo.
C. Chiến tranh xâm lược và truyền đạo.
D. Giao lưu kinh tế và chiến tranh xâm lược.
-
Câu 47:
Cư dân Đông Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.
B. Nê-grô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
D. Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
-
Câu 48:
Cư dân Đông Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.
B. Nê-grô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
D. Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
-
Câu 49:
Ở Đông Nam Á, nghề nông trồng lúa nước phát triển do có
A. đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.
B. sông ngòi ngắn và dốc, nhiệt độ cao, ít mưa.
C. nhiều sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.
D. khí hậu hàn đới với đặc trưng: nhiệt độ thấp, ít mưa.
-
Câu 50:
Phần lớn các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. nghề nông trồng lúa nước.
B. sản xuất thủ công nghiệp.
C. nghề đi biển và buôn bán đường biển.
D. sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp.