Trắc nghiệm Chu trình sinh-địa-hóa Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại cho môi trường là:
A. Sinh vật phân giải
B. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất
C. Sinh vật tiêu thụ bậc I
D. Sinh vật sản xuất
-
Câu 2:
Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc định dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình định dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình định dưỡng được trở lại môi trường không khí.
-
Câu 3:
Trong chu trình sinh hóa địa lí của nito, nơi có lượng nito dự trữ lớn nhất là:
A. Sinh vật
B. Khí quyển
C. Đất
D. Nhiên liệu hóa thạch
-
Câu 4:
Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào?
A. Chu trình nitơ
B. Chu trình cacbon
C. Chu trình photpho
D. Chu trình nước
-
Câu 5:
Khi nói về chu trình sinh địa hóa của cacbon, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó
B. Cacbon đi vào chu trình chủ yếu dưới dạng cacbon monoxit (CO)
C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí
-
Câu 6:
Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật.
B. Nguồn nước sạch không phải là vô tận mà đang bị suy giảm nghiêm trọng.
C. Nước là nguồn tài nguyên không tái sinh.
D. Nước trên Trái Đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
-
Câu 7:
“ Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ - hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến 1 phần chu trình vật chất nào sau đây:
A. Chu trình oxi
B. Chu trình nitơ
C. Chu trình nước
D. Chu trình phospho
-
Câu 8:
Chu trình sinh địa hóa của một hệ sinh thái có liên quan đến yếu tố vô cơ cũng như hữu cơ của hệ sinh thái đó, trong các chu trình đó đặc điểm nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?
A. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại
B. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể
C. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường
D. Chu trình năng lượng trong hệ sinh thái
-
Câu 9:
Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?
A. hô hấp của sinh vật
B. quang hợp của cây xanh
C. phân giải chất hữu cơ
D. khuếch tán
-
Câu 10:
Chu trình cacbon trong sinh quyển
A. liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
B. gắn liền với toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
-
Câu 11:
Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?
A. Quang hóa
B. Phân giải
C. Đồng hóa
D. Dị hóa
-
Câu 12:
Các chu trình sinh - địa - hóa có vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái vì:
A. chúng giữ cho hành tinh đủ ấm đảm bảo cho các sinh vật tồn tại được
B. dòng năng lượng qua hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều, và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt
C. các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp được tái tạo liên tục
D. chúng giúp loại bỏ các chất độc khỏi hệ sinh thái
-
Câu 13:
Chu trình sinh địa hóa là con đường tuần hoàn vật chất:
A. Trong nội bộ quần xã
B. Từ môi trường vào cơ thể sinh vật và trở lại môi trường
C. Giữa quần thể và sinh cảnh của nó
D. Giữa hệ sinh thái và môi trường
-
Câu 14:
Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường
A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật
B. động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C. động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật
D. sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất
-
Câu 15:
Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:
A. vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
B. vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
C. vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
D. vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu
-
Câu 16:
Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo:
A. con đường vật lí
B. con đường hóa học
C. con đường sinh học
D. con đường quang hóa
-
Câu 17:
Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:
A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
B. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
C. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
D. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái
-
Câu 18:
Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng:
A. cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
B. thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
C. động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
D. phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình
-
Câu 19:
Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào:
A. vi khuẩn nitrat hóa
B. vi khuẩn phản nitrat hóa
C. vi khuẩn nitrit hóa
D. vi khuẩn cố định nitơ trong đất
-
Câu 20:
Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:
A. hô hấp của động vật, thực vật
B. lắng đọng vật chất
C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch
-
Câu 21:
Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp được?
A. cacbon
B. photpho
C. nitơ
D. oxi
-
Câu 22:
Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là
A. muối amôn và nitrát
B. nitrat và muối nitrit
C. muối amôn và muối nitrit
D. nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ
-
Câu 23:
Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là:
A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-)
B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-)
C. biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-)
D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-)
-
Câu 24:
Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
-
Câu 25:
Bộ phận của sinh vật khó hoàn lại các chất cho chu trình sinh địa hóa của sinh quyển là
A. rễ và lá
B. xương
C. thân cây
D. thịt và da
-
Câu 26:
Chu trình sinh - địa - hóa của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
A. Oxi
B. Cacbon
C. Nito
D. Photpho
-
Câu 27:
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái không được xem là chu trình sinh địa hóa vì
A. không có sự trao đổi giữa cơ thể với môi trường
B. năng lượng không tuần hoàn theo chu trình
C. không khép kín hoàn toàn
D. khép kín hoàn toàn
-
Câu 28:
Sản lượng sinh vật thứ cấp được tạo ra bởi
A. Các loài tảo
B. dương xỉ, rêu
C. các loài động vật
D. thực vật bậc cao
-
Câu 29:
Trong chu trình sinh địa hóa
A. vi khuẩn nốt sần biến đổi NO3- thành N2 để trả lại cho môi trường không khí
B. hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển
C. các chất sau khi tham gia chu trình đều được trả lại môi trường ở dạng ban đầu
D. chu trình nitơ không liên quan đến hoạt động của các vi sinh vật
-
Câu 30:
Khi nói về chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nước luận chuyển theo vòng tuần hoàn chủ yếu nhờ tác động của sinh vật.
II. Nước trở lại khí quyển chủ yếu nhờ sự thoái hơi nước của thực vật.
III. Sử dụng nước lãng phí làm cạn kiệt nước mặt và nước ngầm.
IV. Phá rừng làm giảm lượng nước ngầm trong đất
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 31:
Trong chu trình sinh địa hóa, trong các quá trình dưới đây, có bao nhiêu quá trình làm cacbon có thể trở lại môi trường vô cơ?
I.Hô hấp của thực vật.
II. Hô hấp của động vật.
III.Quang hợp của cây xanh.
IV. Phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 32:
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai
A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường
C. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
-
Câu 33:
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử
B. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.
C. Nước là một loại tài nguyên tái sinh
D. Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường
-
Câu 34:
Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật.
II. Nước sạch là nguồn tài nguyên tái sinh nên đây là nguồn tài nguyên vô tận.
III. Nước là nguồn tài nguyên không tái sinh.
IV. Nước trên Trái Đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.
II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.
III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.
IV. Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 36:
Trong chu trình sinh địa hóa:
A. Vi khuẩn nốt sần biến đổi NO3- thành N2 để trả lại cho môi trường không khí.
B. Hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.
C. Các chất sau khi tham gia chu trình đều được trả lại môi trường ở dạng ban đầu.
D. Chu trình nito không liên quan đến hoạt động của các vi sinh vật.
-
Câu 37:
Chu trình sinh – địa – hóa của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
A. Oxi
B. Cacbon
C. Photpho
D. Nito
-
Câu 38:
Vi khuẩn nitrat hóa tham gia trong chu trình nito chủ yếu là:
A. chuyển hóa amoni thành khí nito quay trở lại bầu khí quyển.
B. chuyển hóa nito thành amoni.
C. giải phóng amoni khỏi các hợp chất chứa nito.
D. chuyển hóa amoni thành nitrat, thực vật có thể hấp thụ.
-
Câu 39:
Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên,phân giải các chất hữu cơ
C. Tổng hợp các chất,phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
-
Câu 40:
Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng… có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), photpho (P) và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cacbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do:
A. Thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sang mặt trời
B. Lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động không đáng kể
C. Các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ môi trường
D. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không khí
-
Câu 41:
Trong chu trình nitơ nhóm vi khuẩn nào gây thất thoát nguồn nitơ của cây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
B. Vi khuẩn nitrat hóa.
C. Vi khuẩn nitrit hóa.
D. Vi khuẩn amôn hóa.
-
Câu 42:
Điểm giống nhau giữa chu trình cacbon, chu trình nitơ và chu trình nước là
A. Động lực của sự vận chuyển các chất là do nhu cầu nội tại trong quần xã sinh vật
B. Sự luân chuyển vật chất phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố hữu sinh
C. Trong chu trình, các chất được vận chuyển dưới dạng hợp chất
D. Sự tuần hoàn các chất đảm bảo sự duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
-
Câu 43:
Bức xạ mặt trời chủ yếu sinh nhiệt trên bề mặt hành tinh thuộc dải nào sau đây?
A. Bức xạ từ ánh sáng tán xạ.
B. Bức xạ hồng ngoại.
C. Bức xạ ánh sáng nhìn thấy.
D. Bức xạ tử ngoại.
-
Câu 44:
Sau khi gặt hái, người nông dân Nam Bộ thường đốt rơm rạ ngoài đồng. Tập quán đó có mục đích quan trọng bậc nhất nào về mặt sinh thái học?
A. Giải phóng nhanh đồng ruộng đế sớm gieo trồng vụ tiếp.
B. Trả lại nhanh vật chất cho các chu trình.
C. Tránh sự ô nhiễm đồng ruộng.
D. Nhanh chóng giảm nguồn rơm rạ quả dư thừa không có nơi tích trữ.
-
Câu 45:
Một số hiện tượng như mưa to, chặt phá rừng, ... có thể dần đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P) và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do
A. thực vật có thể tạo ra cácbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.
B. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cácbon có nguồn gốc từ không khí.
C. các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cácbon từ môi trường.
D. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.
-
Câu 46:
Chu trình cacbon trong sinh quyển :
A. có liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
B. là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái
C. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
-
Câu 47:
Nhóm vi sinh vật nào dưới đây làm giảm lượng nitơ trong đất?
A. Vi khuẩn lam.
B. Vi khuẩn amoniăc.
C. Vi khuẩn nitrit hóa.
D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
-
Câu 48:
Trong chu trình cacbon trong một hệ sinh thái, nguyên tố cacbon đã đi từ ngoài vào cơ thể sinh vật bằng phương thức nào?
A. Quang hóa.
B. Phân giải.
C. Hoại dưỡng.
D. Dị hóa.
-
Câu 49:
Trong chu trình sinh địa hóa, điều nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?
A. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
B. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
C. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
D. Năng lượng trong hệ sinh thái.
-
Câu 50:
Sự trao đổi chất trong chu trình sinh địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:
1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường.
2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng.
3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể sinh vật.
Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là:
A. 2 – 1 – 3.
B. 3 – 2 – 1.
C. 3 – 1 – 2.
D. 1 – 2 – 3.