Trắc nghiệm Chất Hóa Học Lớp 8
-
Câu 1:
Vật thể tự nhiên là đáp án nào sau đây?
A. hộp bút.
B. máy điện thoại.
C. nồi cơm điện.
D. mặt trời.
-
Câu 2:
Việc hiểu biết tính chất của chất sẽ mang lại lợi ích gì?
A. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất
B. Biết cách sử dụng chất
C. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
D. Cả ba ý trên
-
Câu 3:
Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?
A. 2 chất trở lên
B. 3 chất
C. 4 chất
D. 2 chất
-
Câu 4:
Đâu là chất tinh khiết trong các chất dưới đây?
A. Nước khoáng
B. Nước khoáng
C. Nước lọc
D. Nước cất
-
Câu 5:
Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
A. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất
B. Biết cách sử dụng chất
C. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
D. Cả ba ý trên
-
Câu 6:
Trong một phản ứng hóa học các chất tham gia và tạo thành phải chức cùng
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B. Số nguyên tố tạo ra chất
C. Số nguyên tử trong mỗi nguyên tố
D. Số phân tử của mỗi chất
-
Câu 7:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống “Nguyên tử là hạt …, vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân”
A. Vô cùng nhỏ
B. Tạo ra chất
C. Trung hòa về điện
D. Không chia nhỏ được
-
Câu 8:
Có thể thay đổi độ ngọt của nước đường bằng cách nào?
A. Thêm đường
B. Thêm nước
C. Hai phương án trên đều đúng
D. Hai phương án trên đều sai
-
Câu 9:
Chất nào sau đây được coi là tinh khiết
A. Nước suối
B. Nước cất
C. Nước khoáng
D. Nước đá từ nhà máy
-
Câu 10:
Tính chất nào sau đây cho biết chất đó là tinh khiết
A. Không tan trong nước
B. Không màu, không mùi
C. Khi đun thấy sôi ở nhiệt độ xác định
D. Có vị ngọt, mặn hoặc chua
-
Câu 11:
Các vật thể sau đâu là vật thể tự nhiên:
A. Cái bàn
B. Cái nhà
C. Quả chanh
D. Quả bóng
-
Câu 12:
Cho những hiện tượng sau:
1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.
2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.
3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí.
4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.
5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Những hiện tượng vật lí là
A. 1, 2.
B. 4, 5.
C. 2, 4.
D. chỉ có 2.
-
Câu 13:
Hãy ghép câu ở cột A với cột B sao cho đúng tính chất của chất vào cột A+B?
A. 1+ B ; 2 + D ; 3 + C ; 4 + A
B. 1+ A ; 2 + D ; 3 + B ; 4 + C
C. 1+ A ; 2 + D ; 3 + C ; 4 + B
D. 1+ B ; 2 + C ; 3 +B ; 4 + D
-
Câu 14:
Cho dãy các dữ kiện sau:
(1) Natri clorua rắn ( muối ăn)
(2) Dung dịch natri clorua ( hay còn gọi là nước muối)
(3) Sữa tươi
(4) Nhôm
(5) Nước cất
(6) Nước chanh
Dãy chất tinh khiết là:
A. (1), (3), (6)
B. (2), (3), (6)
C. (1), (4), (5)
D. (3), (6)
-
Câu 15:
Chọn phát biểu sai khi nói về chất:
A. Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.
B. Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.
C. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
D. Một chất có thể có trong nhiều vật thể.
-
Câu 16:
Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo
-
Câu 17:
Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:
A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
D. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.
-
Câu 18:
Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.
-
Câu 19:
Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
A. Cát và muối ăn
B. Bột than và bột sắt
C. Đường và muối
D. Giấm và rượu
-
Câu 20:
ĐIền vào chỗ trống câu sau:
Các chất có thề tổn tại ở ...(1)...cơ bản khác nhau, đó là...(2)....
A. (1) hai thể/trạng thái; (2) rắn, khí
B. (1) ba thể/trạng thái; (2) rắn, lỏng, keo
C. (1) ba thể/trạng thái; (2) rắn, lỏng, khí
D. (1) hai thể/trạng thái; (2) lỏng, khí
-
Câu 21:
Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc chứa 20ml nước, sau đó khuấy đều hỗn hợp. Nhận xét các thành phần của hỗn hợp tạo thành.
A. Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là huyền phù. Trong đó, dầu ăn lơ lửng trong nước.
B. Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là nhũ tương. Trong đó, dầu ăn lơ lửng trong nước.
C. Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là nhũ tương. Trong đó, nước lơ lửng trong dầu ăn.
D. Hỗn hợp dầu ăn và nước như thí nghiệm trên là huyền phù. Trong đó, nước lơ lửng trong dầu ăn.
-
Câu 22:
Rượu etylic (cồn) sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu và nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc
B. Bay hơi
C. Chưng cất ở 80oC
D. Không tách được
-
Câu 23:
Những chất nào dưới đây là chất tinh khiết?
(1) Natri clorua rắn (muối ăn); (2) Dung dịch natri clorua;
(3) Sữa tươi; (4) Nhôm;
(5) Nước cất; (6) Nước chanh.A. 3), (6).
B. (1) ,(4) ,(5).
C. (1),(3), (4) ,(5).
D. (2), (3), (6).
-
Câu 24:
Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng bị phân hủy, bị đốt cháy,... là
A. tính chất hóa học
B. tính chất vật lý
C. tính chất tự nhiên
D. tính chất khác
-
Câu 25:
Trạng thái hay thể (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,... là
A. tính chất tự nhiên
B. tính chất vật lý
C. tính chất hóa học
D. tính chất khác
-
Câu 26:
: Câu sau đây ý nói về nước cất: “(1) Nước cất là chất tinh khiết, (2) sôi ở 102oC”. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. Cả 2 ý đều đúng.
B. Cả 2 ý đều sai.
C. Ý (1) đúng, ý (2) sai.
D. Ý (1) sai, ý (2) đúng.
-
Câu 27:
Cho các dữ kiện sau:
- Trong cơ thể người có chứa từ 63 đến 68% về khối lượng là nước.
- Hiện nay, xoong nồi làm bằng inox rất được ưa chuộng.
- Cốc nhựa thì khó vỡ hơn cốc thủy tinh.
Dãy chất trong các câu trên là:
A. cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox.
B. thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. thủy tinh, inox, soong nồi.
D. cơ thể người, nước, xoong nồi.
-
Câu 28:
Dãy biểu diễn chất là:
A. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox.
B. Thủy tinh, nước, inox, nhựa.
C. Thủy tinh, inox, xoong nồi.
D. Cơ thể người, nước, xoong nồi.
-
Câu 29:
Dãy các vật thể nhân tạo là:
A. Không khí, cây cối, xoong nồi, bàn ghế.
B. Sông suối, đất đá, giầy dép, thau chậu.
C. Sách vở, bút, bàn ghế, cây cối.
D. Chén bát, sách vở, bút mực, quần áo.
-
Câu 30:
Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.
B. Xenlulozơ, kẽm, vàng.
C. Sông, suối, bút, vở, sách.
D. Nước biển, ao, hồ, suối.
-
Câu 31:
Vật thể tự nhiên là
A. Nhà cửa
B. Con bò
C. Bàn là
D. Cây bút
-
Câu 32:
Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?
A. Bút bi
B. Xe máy
C. Chậu nhựa
D. Biển
-
Câu 33:
Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
A. Cây cối
B. Nhà cửa
C. Sông suối
D. Đất đá
-
Câu 34:
Vật thể nào dưới đây là vật thể nhân tạo?
A. Khí quyển
B. Nước biển
C. Cây viết
D. Cây mía
-
Câu 35:
Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?
A. Cái bàn
B. Cái nhà
C. Quả chanh
D. Quả bóng
-
Câu 36:
Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
A. Hoa đào
B. Cây cỏ
C. Quần áo
D. Núi đá vôi
-
Câu 37:
Cho công thức hóa học của các chất sau: CaC2; Cu, KOH, Br2, H2SO4, AlCl3. Số chất là đơn chất và hợp chất?
A. 1 đơn chất và 5 hợp chất
B. 2 đơn chất và 4 hợp chất
C. 3 đơn chất và 3 hợp chất
D. 4 đơn chất và 2 hợp chất
-
Câu 38:
Dãy chất chỉ gồm chất tinh khiết là
A. Kim loại bạc, nước cất, đường kính.
B. Nước sông, nước đá, nước chanh.
C. Nước biển, đường kính, muối ăn.
D. Khí tự nhiên, gang, dầu hỏa.
-
Câu 39:
Có các vật thể sau: máy may, ô tô, cây mía, con suối, con trâu, bóng đèn, bút bi. Số vật thể nhân tạo là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 40:
Có các vật thể sau: quả chuối, cái ghế, khí quyển, cái chậu, lọ hoa, xe đạp, cây tre. Số vật thể tự nhiên là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 41:
Vật thể nhân tạo là
A. Con trâu
B. Con sông
C. Xe đạp
D. Con người.
-
Câu 42:
Mọi vật thể đều cấu tạo nên từ
A. Vật chất.
B. Chất.
C. Chất liệu.
D. Vật liệu
-
Câu 43:
Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là
A. lọc
B. chiết
C. cô cạn
D. chưng cất
-
Câu 44:
Có các vật thể sau: quả chanh, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 45:
Có các vật thể sau: xe máy, tàu thủy, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 46:
Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều là vật thể tự nhiên?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
C. Cây tre, con cá, con mèo.
D. Máy vi tính, cái cặp, tivi.
-
Câu 47:
Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều là vật thể nhân tạo?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút bi.
C. Cây tre, con cá, con mèo.
D. Máy vi tính, cái cặp, con chó.
-
Câu 48:
Cho các nhận định sau:
- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
- Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfam.
Các chất xuất hiện trong các nhận định là
A. que diêm, quặng, bóng đèn điện.
B. quặng, thủy tinh, đồng.
C. lưu huỳnh, đồng.
D. lưu huỳnh, canxi photphat, thủy tinh, đồng, vonfam.
-
Câu 49:
Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102oC".
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:
A. Cả 2 ý đều đúng
B. Cả 2 ý đều sai
C. Ý 1 đúng, ý 2 sai
D. Ý 1 sai, ý 2 đúng
-
Câu 50:
Cho dãy chất được biểu diễn bằng công thức hóa học như sau: Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6