Trắc nghiệm Các thủ tục vào/ra đơn giản Tin Học Lớp 11
-
Câu 1:
Tệp f có dữ liệu 5 9 15 để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:
A. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
B. Read(f, x, y, z);
C. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
D. Read(x, y, z);
-
Câu 2:
Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:
A. Read(<biến tệp>);
B. Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);
C. Read(<danh sách biến>);
D. Read(<danh sách biến>, <biến tệp>);
-
Câu 3:
Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);
A. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
B. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
C. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
-
Câu 4:
Câu lệnh dùng thủ tục ghi có dạng:
A. Writeln(<biến tệp>);
B. Writeln(<danh sách kết quả>,(<biến tệp>);
C. Writeln(<danh sách kết quả>);
D. Writeln(<biến tệp>, <danh sách kết quả>);
-
Câu 5:
Trong Pascal để khai báo ba biến tệp văn bản f1, f2, f3 cần sử dụng cách viết nào sau đây?
A. Var f1,f2,f3:text;
B. Var f1 f2 f3:text;
C. Var f1; f2;f3:text;
D. Var f1:f2:f3:text;
-
Câu 6:
Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là 5 9 15 ta sử dụng thủ tục ghi:
A. Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c);
B. Write(f, a,b,c);
C. Write(f, a, ‘ ’, bc);
D. Write(f, a ‘’, b‘’, c);
-
Câu 7:
Trong NNLT Pascal, chương trình sau có kết quả gì?
If (5 mod 2=0) then write (‘Sai’)
Else write (‘Dung’);
A. Sai
B. Dung
C. ‘Sai’
D. ‘Dung’
-
Câu 8:
Để nhập giá trị biến a từ bàn phím , ta viết :
A. Write(Nhap a = ) ; Readln(a);
B. Write(‘ Nhap a = ‘ ); Readln(a);
C. Read( ‘Nhap a = ‘); Writeln(a);
D. Writeln(‘Nhap a = ‘ , a);
-
Câu 9:
Lệnh nào sau đây dùng để in giá trị biến thực M ra màn hình có 2 chữ số thập phân và với độ rộng là 5?
A. write (M,5,2);
B. rite (M:2:5);
C. writeln (M:2:5);
D. write (M:5:2);
-
Câu 10:
Hãy chọn kết quả đúng của đoạn chương trình sau.
s:=1; for i:= 10 downto 3 do s:=s + 1; Write(s);
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 11:
Với i là biến kiểu thực( i=3) Khi chạy đoạn chương trình với lệnh Write(i:5:2); sẽ được kết quả là:
A. 3.0
B. 3.00
C. 3.5+01
D. 3.75E+01
-
Câu 12:
Lệnh Write( ‘5 x 4 = ‘ , 5*4 ) ; viết gì ra màn hình :
A. 5 x 4 = 20
B. 5 x 4 = 5*4
C. 20 = 20
D. 20 = 5 * 4
-
Câu 13:
Để thoát khỏi Turbo Pascal.
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X
B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X
D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F4
-
Câu 14:
Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x
A. Writeln(‘Nhập x = ’);
B. Writeln(x);
C. Readln(x);
D. Read(‘x’);
-
Câu 15:
Trong Turbo Pascal, đang ở cửa sổ chương trình nguồn muốn xem lại màn hình Output
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5
B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F7
C. Nhấn tổ hợp phím Alt + F6
D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F8
-
Câu 16:
Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số phần thập phân ?
A. Write(M:5);
B. Writeln(M:2);
C. Writeln(M:2:5)
D. Write(M:5:2);
-
Câu 17:
Trong cấu trúc chương trình Pascal phần thân chương trình bắt đầu bằng….và kết thúc bằng…?
A. BEGIN…END;
B. BEGIN… END
C. BEGIN… END,
D. BEGIN… END.
-
Câu 18:
Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím cho 2 biến a,b ta dùng lệnh?
A. Writeln(a,b);
B. Readln(a,b);
C. Write(a;b);
D. Readln(a;b);
-
Câu 19:
Để đưa thông tin ra màn hình ta sử dụng thủ tục nào?
A. Read
B. Real
C. Readln
D. Writeln
-
Câu 20:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh ghép được sử dụng khi
A. Cần một lệnh đơn thực hiện một công việc;
B. Ghép nhiều câu lệnh thành một câu lệnh;
C. Cả ba trường hợp trên.
D. Cần nhiều câu lệnh thực hiện một công việc;
-
Câu 21:
Trong Turbo Pascal, để thoát khỏi chương trình:
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X;
B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E;
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X;
D. Nhấn tổ hợp phím Alt + E;