Trắc nghiệm Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến khu vực này thành điều gì sau đây?
A. “lục địa bùng cháy”.
B. “lục địa mới trỗi dậy”.
C. “sân sau của Mĩ”.
D. “lục địa ngủ kĩ”.
-
Câu 2:
Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân:
A. An-giê-ri.
B. Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la.
C. Dim-ba-bu-ê.
D. Nam Phi.
-
Câu 3:
Khu vực Mĩ Latinh được xác định trong không gian nào sau đây?
A. Trung và Nam Mĩ.
B. Nam Mĩ.
C. Phần lớn Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
D. Mêhicô, Trung Mĩ, Nam Mĩ và vùng biển Caribê.
-
Câu 4:
Năm 1975 nhân dân các nước ở Châu Phi đã cơ bản hoàn thành công cuộc đấu tranh nào sau đây?
A. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
B. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.
C. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ A-pac-thai.
D. Đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới và chế độ A-pac-thai.
-
Câu 5:
Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh nào sau đây?
A. Chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B. Chống chế độ tay sai Batixta.
C. Chống chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Chống chế độ phân biệt chủng tộc của Mĩ.
-
Câu 6:
Lãnh tụ nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Cuba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là gì sau đây?
A. Hô-xê-mác-ti.
B. A-gien-đê.
C. Chê Ghê-va-na.
D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.
-
Câu 7:
Những nước nào trong đáp án sau đây là nước công nghiệp mới?
A. Chi-lê, Braxin.
B. Mêhicô, Cuba.
C. Braxin, Áchentina.
D. Nicaragoa, Áchentina.
-
Câu 8:
Những năm 60, Mĩ đã sử dụng chiêu bài gì sau đây để lôi kéo các nước Mĩ Latinh?
A. Đề xướng tư tưởng “Châu Mĩ của người Châu Mĩ”.
B. Đề cao khẩu hiệu dân chủ, dân quyền, tự do tín ngưỡng.
C. Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ”.
D. Đề cao vấn đề nhân quyền và dân quyền.
-
Câu 9:
Nước nào sau đây đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ năm 1959?
A. Goatômaia.
B. Áchentina.
C. Vênêxuêla.
D. Cuba.
-
Câu 10:
Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX, các nước Mĩ Latinh rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào sau đây?
A. Thực dân Anh.
B. Đế quốc Mĩ.
C. Thực dân Pháp.
D. Đế quốc Nhật.
-
Câu 11:
Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai diễn ra ở Nam Phi là:
A. một chế độ phân biệt đấng cấp hết sức nghiệt ngã.
B. một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.
C. một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.
D. một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.
-
Câu 12:
Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.
D. Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.
-
Câu 13:
Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là gì sau đây?
A. Rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.
B. Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.
D. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.
-
Câu 14:
Hình ảnh "Lục địa bùng cháy" chỉ hiện tượng gì xảy ra ở Mĩ Latinh?
A. Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ Latinh.
C. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất ở nhiều nước Mĩ Latinh.
D. Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.
-
Câu 15:
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là chủ nghĩa:
A. chủ nghĩa thực dân cũ.
B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
D. chính quyền độc tài thân Mĩ.
-
Câu 16:
Vì sao năm 1960 lại được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”?
A. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được quyền tự trị.
B. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập.
C. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. Đây là năm có 37 nước ở châu Phi giành được độc lập.
-
Câu 17:
Tổng thống người da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi là ai sau đây?
A. Nenxơn Manđêla.
B. Catada.
C. Phiđen Cátxtơrô.
D. Nenxơn Cácxô.
-
Câu 18:
Quốc gia mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi trong những năm 50 của thế kỉ XX là nước nào sau đây?
A. Ai Cập.
B. MaRốc.
C. Xuđăng.
D. Môdămbích.
-
Câu 19:
Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Đấu tranh ngoại giao.
B. Đấu tranh quân sự.
C. Đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh vũ trang.
-
Câu 20:
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phỉ cơ bản bị tan rã khi diễn ra:
A. cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi (1962).
B. cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi (1975).
C. nhân dân Nam Rôđêdia thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê (1980).
D. chính quyền Nam Phi phải trao trả độc lập cho Namibia (1990).
-
Câu 21:
Sự kiện được xem là mốc mở đầu cho phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Cách mạng Libi bùng nổ (1952).
B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).
C. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).
D. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956).
-
Câu 22:
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ khu vực nào sau đây?
A. Khu vực Nam Phi.
B. Khu vực Tây Phi.
C. Khu vực Đông Phi.
D. Khu vực Bắc Phi.
-
Câu 23:
Nhân tố quyết định sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Được sự ủng hộ của Liên Xô.
B. Chủ nghĩa đế quốc bị suy yếu.
C. Sự giúp đỡ của Liên hợp quốc.
D. Sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
-
Câu 24:
Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố độc lập dân tộc.
B. Giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.
C. Lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
D. Đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người.
-
Câu 25:
Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta thắng lợi đánh dấu điều nào sau đây?
A. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở khu vực Mỹ latinh.
B. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi hoàn toàn.
C. Chứng tỏ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh đã giành thắng lợi hoàn toàn.
D. Là mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ ở khu vực Mỹ latinh.
-
Câu 26:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thực hiện hành động gì sau đây tại khu vực Mĩ Latinh?
A. Can thiệp sâu vào tình hình kinh tế - chính trị các nước Mĩ Latinh.
B. Thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ.
C. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.
D. Đem quân sang chiếm đóng và đàn áp phong trào đấu tranh tại Mĩ Latinh.
-
Câu 27:
Nước cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ nào sau đây?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chế độ độc tài tay sai thân Mỹ.
C. Chủ nghĩa ly khai thân Mỹ.
D. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
-
Câu 28:
Tại sao có tên gọi khu vực Mĩ Latinh trong đáp án sau đây?
A. Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ Latinh.
B. Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ Latinh.
C. Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa.
D. Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ Latinh.
-
Câu 29:
Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ với Việt Nam năm 1972 là gì sau đây?
A. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
B. "Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra".
C. "Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam —Hồ Chí Minh —Điện Biên Phủ".
D. "Việt Nam - lương tri của thời đại".
-
Câu 30:
Ngày 17-12-2014 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây trong quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cuba?
A. Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba.
B. Mĩ dỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba.
C. Tổng thống Mĩ Obama tới thăm Cuba.
D. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba.
-
Câu 31:
Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước Mỹ Latinh vì điều gì sau đây?
A. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ.
B. Đã làm sụp đổ tổ chức liên minh vì tiến bộ do Mỹ thành lập.
C. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ nền thống trị thực dân cũ.
D. Đã làm phá sản âm mưu biến Mỹ - Latinh thành “sân sau” của Mỹ.
-
Câu 32:
Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào trong đáp án sau đây của chủ nghĩa thực dân?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
D. Chủ nghĩa đế quốc.
-
Câu 33:
Điểm khác nhau cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mỹ Lattinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Hình thức đấu tranh và tính chất.
B. Đối tượng và mục tiêu.
C. Đối tượng và hình thức đấu tranh.
D. Khuynh hướng và lãnh đạo.
-
Câu 34:
Điểm khác biệt của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh so với châu Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về gì sau đây?
A. Kết quả đấu tranh.
B. Lực lượng tham gia.
C. Đối tượng chủ yếu.
D. Hình thức đấu tranh.
-
Câu 35:
Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ La-tinh là giai cấp tư sản dân tộc.
C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, Mĩ La-tinh là đấu tranh chính trị.
D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
-
Câu 36:
Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì sau đây?
A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ La-tinh là giai cấp tư sản dân tộc.
C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, Mĩ La-tinh là đấu tranh chính trị.
D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ La-tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
-
Câu 37:
Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi đầu thế kỉ XIX là gì sau đây?
A. Kẻ thù.
B. Phương pháp đấu tranh.
C. Lực lượng tham gia.
D. Kết quả.
-
Câu 38:
Tại sao tới năm 1961, Mĩ lại đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” và lôi kéo các nước Mĩ Latinh tham gia?
A. Để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
B. Để củng cố ảnh hưởng của Mĩ ở khu vực.
C. Để biến Mĩ Latinh thành “sân sau”.
D. Để ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba (1959).
-
Câu 39:
Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng ở các nước Mĩ Latinh những năm 60-80 của thế kỉ XX là gì sau đây?
A. Đấu tranh ngoại giao.
B. Đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh chính trị.
D. Bất hợp tác.
-
Câu 40:
Vì sao khi vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh lại được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
A. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi.
B. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục.
C. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ.
D. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú.
-
Câu 41:
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là ai sau đây?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc.
B. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa thực dân cũ.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
-
Câu 42:
Quốc gia nào trong đáp án sau đây được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
A. Áchentina.
B. Chilê.
C. Nicaragoa.
D. Cuba.
-
Câu 43:
Những quốc gia nào sau đây ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới (NICs)?
A. Braxin, Áchentina, Mêhicô.
B. Braxin, Mêhicô, Chilê.
C. Braxin, Áchentina, Côlômbia.
D. Mêhicô, Áchentina, Cuba.
-
Câu 44:
Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là gì?
A. Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
B. Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ.
C. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh.
D. Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công.
-
Câu 45:
Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh không diễn ra dưới hình thức nào sau đây?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh nghị trường.
C. Bãi công chính trị.
D. Đấu tranh ngoại giao.
-
Câu 46:
Giai đoạn nào dưới đây đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
A. Từ năm 1945 đến năm 1959.
B. Từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay.
-
Câu 47:
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, Mĩ đã làm gì sau đây?
A. Thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
B. Kêu gọi nhân dân thế giới vì hòa bình, tiến bộ của Cuba.
C. Thành lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ.
D. Thực hiện chính sách “cấm vận” với Cuba.
-
Câu 48:
Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai sau đây?
A. N. Manđêla.
B. Phiđen Cátxtơrô.
C. G. Nêru.
D. M. Ganđi.
-
Câu 49:
Khu vực Mĩ Latinh gồm bao nhiêu nước sau đây?
A. 33 nước.
B. 34 nước.
C. 35 nước.
D. 36 nước.
-
Câu 50:
Các nước Mĩ Latinh nằm chủ yếu ở khu vực nào trong đáp án sau đây của châu Mĩ?
A. Bắc Mĩ.
B. Bắc và Nam Mĩ.
C. Trung và Nam Mĩ.
D. Nam Mĩ.