Trắc nghiệm Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.
B. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
C. Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công.
D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn độc quyền.
-
Câu 2:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
B. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.
C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.
D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
-
Câu 3:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống văn hóa?
A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.
C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.
-
Câu 4:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội?
A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.
C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
B. Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, giao thông vận tải.
C. Tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
D. Đưa con người bước sang nền văn minh thông tin.
-
Câu 6:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tăng năng suất lao động, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.
B. Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.
C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh hậu công nghiệp.
-
Câu 7:
Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai?
A. Động điện.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Ô tô, máy bay.
D. Máy điện tín.
-
Câu 8:
Ai là người phát minh ra điện thoại
A. Ni-cô-lai Tét-la.
B. A-lếch-xan-đơ G. Beo.
C. Ghê-oóc Xi-môn Ôm.
D. Giêm Pre-xcốt Giun.
-
Câu 9:
Yếu tố nào sau đây không giúp Anh trở thành nước khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Có nguồn khoáng sản dồi dào.
B. Cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến phát triển mạnh.
D. Có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.
B. Cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Âu - Mĩ.
C. Sự tồn tại của chế độ phong kiến phân quyền.
D. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.
-
Câu 11:
Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào?
A. Chế tạo ô tô.
B. Chế tạo máy bay.
C. Khai thác mỏ.
D. Giao thông vận tải.
-
Câu 12:
Trong giai đoạn vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng được phát hiện và đưa vào sử dụng, ngoại trừ
A. Than đá.
B. Điện.
C. Dầu mỏ.
D. Hạt nhân.
-
Câu 13:
Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?
A. Nước.
B. Dầu hỏa.
C. Mặt Trời.
D. Điện.
-
Câu 14:
Năm 1903, phát minh nào ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải?
A. Ô tô.
B. Máy bay.
C. Tàu thủy.
D. Tàu hỏa.
-
Câu 15:
Một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc vào giữa thế kỉ XIX là
A. điện thoại cố định.
B. máy điện tín.
C. điện thoại di động.
D. máy Fax.
-
Câu 16:
Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
A. điện và động cơ điện.
B. động cơ chạy bằng xăng dầu.
C. xe hơi.
D. xe lửa.
-
Câu 17:
Một trong những hệ quả xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
B. quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. nhiều thành thị đông dân xuất hiện.
D. đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây là một trong những tiền đề để dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Nước Anh có hệ thống thuộc địa bao la, rộng lớn.
B. Giai cấp tư sản tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.
C. Giai cấp tư sản Anh tích lũy được nguồn tư bản lớn.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.
-
Câu 19:
Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp là
A. vốn tư bản, nhân công, thuộc địa.
B. sự phát triển kĩ thuật, nhân công.
C. vốn, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
D. nhân công, sự phát triển kĩ thuật, thuộc địa.
-
Câu 20:
Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII – XIX là
A. làm tăng năng suất lao động.
B. làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
C. được áp dụng trong sản xuất.
D. hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.
-
Câu 21:
Năm 1814, G.Xti-phen-xơn (Stephenson) đã chế tạo thành công
A. đầu máy xe lửa đầu tiên.
B. máy hơi nước đầu tiên.
C. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
D. máy kéo sợi Gien-ni.
-
Câu 22:
Phát minh nào dưới đây được xem là phát minh khởi đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Máy kéo sợi Gien-ni (Jenny).
B. Động cơ hơi nước.
C. Đầu máy xe lửa.
D. Máy dệt.
-
Câu 23:
Cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát (1784)?
A. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.
B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
C. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
-
Câu 25:
Một trong những ý nghĩa tích cực của việc Giêm Oát phát minh máy hơi nước (1784) là
A. phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
B. quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
-
Câu 26:
Một trong những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là
A. quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
B. làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
C. điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
-
Câu 27:
Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có ý nghĩa, tác động như thế nào về kinh tế?
A. Làm tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
D. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
-
Câu 28:
Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX vì
A. có điều kiện đủ về vốn, nhân công, cách mạng tư sản nổ ra sớm.
B. có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, lực lượng các nhà khoa học đông đảo.
C. có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, đủ điều kiện để đẩy mạnh sản xuất.
D. cách mạng tư sản nổ ra sớm, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
-
Câu 29:
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Luyện thép.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Giao thông vận tải.
D. Ngành dệt.
-
Câu 30:
Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có những tác động nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.
C. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa.
D. Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin.
-
Câu 31:
Ai là người đã phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim?
A. A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo.
B. Mai-cơn Pha-ra-đây.
C. Hen-ri Bê-sê-mơ.
D. Anh em nhà Rai.
-
Câu 32:
“Ông vua” xe hơi nước Mỹ là ai?
A. Gu-li-e-li-nô Mác-cô-ni.
B. Ni-cô-la Tét-la.
C. Hen-ri Pho.
D. Mai-cơn Pha-ra-đây.
-
Câu 33:
Tô-mát Ê-đi-xơn là người đã phát minh ra
A. bóng đèn sợi đốt trong.
B. vô tuyến điện.
C. dòng điện xoay chiều.
D. điện thoại.
-
Câu 34:
Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?
A. Máy hơi nước, điện thoại, điện, ô tô.
B. Điện, điện thoại, ô tô, máy bay.
C. Ô tô, máy bay, máy tính, internet.
D. Điện thoại, điện, ô tô, tàu hỏa.
-
Câu 35:
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ ở các nước nào?
A. Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản.
B. Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Đức, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc.
D. Anh, Mỹ, Nga, Nhật.
-
Câu 36:
Giêm Oát là người đã phát minh ra
A. con thoi bay.
B. máy hơi nước.
C. máy dệt.
D. đầu máy xe lửa.
-
Câu 37:
Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa.
B. máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay.
C. máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước.
D. máy dệt, máy hơi nước, tàu thủy, điện thoại.
-
Câu 38:
Phong trào “rào đất cướp ruộng” dùng để chỉ hiện tượng gì?
A. Tranh giành ruộng đất giữa các lãnh chúa phong kiến.
B. Nông nô đấu tranh bảo vệ ruộng đất của mình.
C. Quý tộc phong kiến thôn tính ruộng đất của nhau.
D. Quý tộc phong kiến tước đoạt ruộng đất của nông nô để chăn nuôi cừu.
-
Câu 39:
Ý nào không phản ánh đúng điều kiện ở nước Anh khi tiến hành cách mạng công nghiệp?
A. Tình hình chính trị ổn định từ sau cách mạng tư sản.
B. Nước Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Tích lũy tư bản nguyên thủy dồi dào.
D. Xuất hiện nhiều công trường thủ công ở các thành thị.
-
Câu 40:
Ý nào không phản ánh đúng điều kiện ở nước Anh khi tiến hành cách mạng công nghiệp?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
-
Câu 41:
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn hóa?
A. Dẫn tới tình trạng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
B. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia.
C. Dẫn tới sự hình thành của các thành thị đông dân cư.
D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
-
Câu 42:
Nội dung nào sau đây là một trong những tác động về mặt xã hội của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?
A. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội: địa chủ và nông dân.
B. Dẫn tới mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chế độ phong kiến.
C. Làm xuất hiện các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến.
D. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản.
-
Câu 43:
Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đối với sự phát triển kinh tế là
A. thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế và xã hội hóa sản xuất.
B. làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân.
C. góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
D. thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
-
Câu 44:
Ai là người phát minh ra động cơ đốt trong (năm 1889)?
A. Hen-ri Pho.
B. G. Đai-lơ.
C. Bét-xơ-me.
D. Giô-dép Đây.
-
Câu 45:
Người phát minh ra điện thoại là
A. Ni-cô-lai Tét-la.
B. A-lếch-xan-đơ G. Beo.
C. Ghê-oóc Xi-môn Ôm.
D. Giêm Pre-xcốt Giun.
-
Câu 46:
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về
A. cơ học.
B. hơi nước.
C. năng lượng.
D. điện.
-
Câu 47:
Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là việc sử dụng loại năng lượng nào sau đây?
A. Năng lượng nước.
B. Năng lượng điện.
C. Năng lượng hơi nước.
D. Năng lượng hóa thạch.
-
Câu 48:
Nội dung nào sau đây là bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
A. Chế độ phong kiến đang thống trị ở các nước châu Âu.
B. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tự do cạnh tranh.
C. Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.
D. Giai cấp tư sản mới được hình thành ở châu Âu và Bắc Mỹ.
-
Câu 49:
Người chế tạo thành công máy hơi nước là
A. Giêm Oát.
B. Ét-mơn Các-rai.
C. Xti-phen-xơn.
D. Hen-ri Cót.
-
Câu 50:
Yếu tố nào sau đây không giúp Anh trở thành nước khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Có nguồn khoáng sản dồi dào.
B. Cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến phát triển mạnh.
D. Có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.