Trong quá trình sản xuất, giai cấp nông dân giai đoạn 1919 - 1925 tầng lớp nào là tầng lớp khó khăn nghèo khổ nhất?
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiLà thành phần chiếm đại đa số trong xã hội VN với khoảng 90% dân số. Trong quá trình sản xuất, giai cấp nông dân cũng dần bị phân hoá thành 3 tầng lớp: trung nông, bần nông, cố nông.
Trung nông: có tương đối đủ RĐ và công cụ sản xuất(trâu, bò, nông cụ…) để tự sản xuất và nuôi sống mình, không phải bán sức lao động, nhưng cũng không có khả năng tham gia vào việc bóc lột người khác. Tuy nhiên đó chỉ là những đặc điểm có tính chất tương đối. Một số trung nông lớp dưới vẫn phải bán sức lao động(tuỳ thời điểm) và một số có tham gia bóc lột qua việc cho lĩnh canh RĐ dư hoặc phát canh lại RĐ lĩnh canh của địa chủ như ở Nam Kì.
Bần nông: là những người thiếu RĐ canh tác, thiếu trâu bò và nông cụ sản xuất, phải lĩnh canh(thêm) RĐ của địa chủ, thuê mướn trâu bò, nông cụ và tiền vốn.
Cố nông: là tầng lớp nghèo khổ nhất, bần cùng nhất trong giai cấp nông dân. Họ thường không có RĐ, không có trâu bò hay nông cụ. Nguồn sống chính là đi lĩnh canh RĐ, làm thuê, đi ở cho nhà giàu. Theo điều tra năm 1945, ở 16 tỉnh miền Bắc có 11.785 hộ cố nông chiếm 20,6% tổng số nông hộ, nhưng chỉ có 1.513 mẫu 7 sào ruộng chiếm 1,2% tổng số RĐ.