Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai P thuần chủng thân cao, hoa đỏ đậm và thân thấp hoa trắng, ở F1 100% thân cao, đỏ nhạt. Cho F1 giao phấn với nhau, ở F2 có 101 thân cao, hoa đỏ đậm : 399 thân cao, hoa đỏ vừa :502 thân cao, hoa đỏ nhạt: 202 thân cao, hoa hồng : 99 thân thấp, hoa đỏ nhạt : 198 thân thấp, hoa hồng : 103thân thấp, hoa trắng. Diễn biến quá trình phát sinh giao tử đực và cái giống nhau.
Cho các nhận định dưới đây về phép lai kể trên:
(1) Tính trạng màu sắc hoa do các locus tương tác theo kiểu cộng gộp chi phối.
(2) Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái ở F1 không xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
(3) Cây có kiểu hình thân thấp, hoa hồng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời con thu được về mặt lý thuyết 50% cây thân thấp, hoa trắng.
(4) Cây thân cao, hoa đỏ vừa ở F2 có 2 kiểu gen khác nhau.
Số nhận định không đúng là:
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiTỷ lệ thân cao/ thân thấp = 3:1 → tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định , trội hoàn toàn; tỷ lệ đỏ đậm/ đỏ vừa/đỏ nhạt/ hồng/ trắng = 1:4:6:4:1 → tương tác cộng gộp giữa 2 cặp gen không alen sự mỗi alen trội có mặt trong kiểu gen làm cho màu hoa đậm hơn.
Quy ước gen
Giả sử màu sắc do 2 cặp gen Aa, Bb quy định; chiều cao do cặp gen Dd quy định. Cặp gen Bb và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồngNếu các gen này PLĐL thì kiểu hình ở đời sau là: (3:1)(1:4:6:4:1) ≠ khác đề bài → 1 trong 2 gen quy định màu sắc liên kết với gen quy định chiều cao
P: \(AA {BD \over BD}; aa {bd \over bd}\) → \(Aa {BD \over bd}\)
Tỷ lệ thân thấp hoa trắng\(aa {bd \over bd} = {1 \over 16} = 0,0625\) → \({bd \over bd} = {0,0625 \over 0,25} = 0,25\) → bd = 0,5
→ không có HVG
→ (1),(2) đúng
F1 × F1 : \(Aa {BD \over bd}; Aa {BD \over bd}\) → (1AA : 2Aa : 1aa)(\(1 {BD \over BD}; :2 {BD \over bd} : 1 {bd \over bd}\)
(3) sai, cho cây thân thấp,hoa hồng giao phấn:
\(Aa {bd \over bd} x Aa {bd \over bd}\) → (1AA : 2Aa : 1aa)\( {bd \over bd}\)
→ thân thấp hoa trắng chiếm 25%
(4) cây thân cao, hoa đỏ vừa có kiểu gen
\(Aa {BD \over BD}; AA {BD \over bd}\) → (4) đúng