Khi nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm bắt màu tím, vi khuẩn Gram dương bắt màu đỏ là do sự khác biệt trong cấu trúc của vi khuẩn Gram âm và Gram dương ở:
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiCác bước nhuộm Gram như sau:
1. Làm tiêu bản mẫu cần nhuộm.
2. Cố định mẫu bằng ngọn lửa đèn cồn.
3. Dùng thuốc nhuộm kiềm, tím kết tinh nhuộm mẫu trong 1 phút.
4. Rửa nước tối đa 5 giây.
5. Thêm dung dịch Lugol (1% iot, 2% KI) trong 1 phút.
6. Rửa bằng rượu trong 10 giây.
7. Phủ lên mẫu với ethanol 95% vài lần cho đến khi không xuất hiện thêm màu trong mẫu (khoảng 1 phút).
8. Rửa nước.
9. Nhuộm tiếp với fuchsin kiềm (đỏ) trong 1 phút.
10. Rửa qua nước. Để khô và soi kính.
Khi nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, vi khuẩn Gram âm bắt màu đỏ do thành peptidoglycan của Gram dương rất dày còn ở Gram âm thì mỏng và có thêm lớp màng sinh chất và màng lipopolysaccharide bên ngoài.
Ban đầu, khi nhuộm với phức hợp tím kết tinh-iot, cả Gram âm và Gram dương đều màu tím, mẫu được xử lý tiếp với phức hợp khử màu (cồn 90-95 độ), làm mất nước của các lớp peptidoglycan trong thành tế bào, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử, mà thành peptidoglycan của Gram dương rất dày nên giữ được các phân tử màu tím kết tinh trong tế bào. Đối với vi khuẩn Gram âm, lớp peptidoglycan mỏng không thể giữ lại phức hợp tím kết tinh và tế bào Gram âm bị khử màu.
Sau khi nhuộm tiếp với đỏ fuchsin. Cả hai nhóm vi khuẩn đều bắt giữ thuốc nhuộm lần này, nhưng vi khuẩn Gram dương không bị thay đổi màu nhiều, trong khi vi khuẩn Gram âm bắt màu đỏ tía (fuchsin).