810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng
Bộ 810+ câu trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về tai - mũi - họng, các bệnh liên quan đến nó và cách phòng ngừa điều trị ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
-
Câu 1:
Về các phương pháp đánh giá chức năng khứu giác, phát biểu nào sau đây là sai:
A. Đánh giá khứu giác có tính chất định tính và chủ quan bằng cách cho bệnh nhân ngửi 1 số chất có mùi là phương pháp đơn giản nhất thường được áp dụng
B. Đánh giá khứu giác có tính chất định lượng và nửa chủ quan bằng cách dùng khứu lực kế
C. Đánh giá khứu giác có tính chất định lượng và nửa chủ quan bằng cách dùng khứu lực kế
D. Bằng phương pháp đo điện thế khêu gợi khứu giác, có thể chẩn đoán phân biệt với một số tổn thương thần kinh
-
Câu 2:
Chích rạch màng nhĩ nên được thực hiện tại vị trí:
A. 1/4 trước trên
B. 1/4 sau trên
C. 1/4 sau
D. 1/4 sau dưới
-
Câu 3:
Những triệu chứng sau thường gặp trong bộ mặt VA. Chọn 1 ý sai?
A. Cằm lẹm – mặt dài
B. Ngực lép – lưng gù
C. Mũi gãy hình yên ngựa
D. Môi trên dày, môi dưới trề xuống
-
Câu 4:
Tiếng nói dạng vỡ tiếng, thường gặp trong:
A. Bệnh lý tai biến mạch máu não
B. Do hạt thanh đai
C. Do polyp dây thanh
D. Do đến tuổi dậy thì của trẻ em trai
-
Câu 5:
Có hội chứng xâm nhập có nghĩa là dị vật có chạm đến thanh quản đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Dấu hiệu sập góc sau trên có giá trị chẩn đoán trong trường hợp:
A. VTXC mạn tính xuất ngoại
B. VTG mạn tính có cholesteatome
C. VTG cấp tính giai đoạn ứ mủ
D. VTXC mạn tính hồi viêm
-
Câu 7:
Cách phòng tránh viêm mũi xoang nào sau đây là không đúng?
A. Chủ động phẩu thuật sớm các dị hình vách ngăn, cuốn mũi quá phát
B. Rèn luyện thân thể khỏe mạnh, mặc đủ ấm mùa đông
C. Ăn uống bồi bổ, tăng sức đề kháng
D. Thường xuyên sử dụng kháng sinh phòng viêm mũi xoang
-
Câu 8:
Phương pháp nào sau đây quan trọng nhất để điều trị dị vật đường thở:
A. Nội soi gắp dị vật
B. Cho thở Oxy
C. Mở khí quản cấp cứu
D. Cho kháng sinh liều cao
-
Câu 9:
Chẩn đoán viêm tai xương cũm mạn tính hồi viêm ít khi dựa vào xét nghiệm:
A. Siêu âm tai 2 bên so sánh
B. Phim Schuller tai 2 bên so sánh
C. CT Scan vùng tai và sọ não
D. Xét nghiệm máu: công thức hồng cầu, bạch cầu
-
Câu 10:
Điều kiện thuận lợi cho K thanh quản là:
A. Ăn thức ăn có nhiều gia vị
B. Tăng cholesterol máu
C. Nghiện rượu và thuốc lá
D. Các thầy chùa ăn chay
-
Câu 11:
Loại khí thường dùng được bằng đường khí dung:
A. Các loại tinh dầu
B. Các loại thuốc dạng gel
C. Các loại kháng sinh tan được trong nước
D. Các dung môi hữu cơ có tác dụng sát trùng
-
Câu 12:
Chảy mũi thối, tắc mũi và rối loạn về ngửi là 3 triệu chứng không thể có trong:
A. Trĩ mũi
B. Dị vật hốc mũi
C. Viêm xoang do răng
D. Vẹo vách ngăn
-
Câu 13:
Bệnh nhân có tiếng nói tự vang trong tai, có thể gặp trong:
A. Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ
B. Chấn thương gây thủng màng nhĩ
C. Viêm tai giữa do tắc vòi nhĩ
D. Viêm tai xương chũm mạn tính
-
Câu 14:
Tìm một câu về viêm xoang do răng viết SAI:
A. Viêm xoang hàm do răng thường chỉ khu trú một bên
B. Khi gõ nhẹ vào răng khả nghi, nếu đúng răng bệnh thì bệnh nhân sẽ kêu đau nhói lên mặt
C. Sau khi nhổ răng có thể phát hiện lỗ thông giữa xoang và hố chân răng
D. Viêm xoang do răng điều trị dai dẵng rất khó khỏi hay tái phát
-
Câu 15:
Trẻ 3 tuổi, chảy máu mũi và thối một bên mũi nghĩ đến chẩn đoán gì?
A. Viêm xoang sàng cấp
B. Dị vật mũi
C. U hạt ác tính giữa mặt
D. Bạch cầu cấp
-
Câu 16:
Trước một bệnh nhân đang chảy máu, việc đầu tiên là phải cầm máu trừ một bệnh có thể từ từ cầm máu là bệnh nào:
A. Bệnh dãn mao mạch Rendu – Osler
B. Bệnh Werlhof
C. U xơ vòm mũi họng
D. Bệnh Hemophilie
-
Câu 17:
Trước khi khí dung mũi nên nhỏ thuốc co mạch:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Biểu hiện lâm sàng điển hình kiểu khó thở thanh quản là:
A. Khó thở chậm thì thở vào
B. Khó thở chậm cả hai thì
C. Khó thở nhanh nông cả hai thì
D. Khó thở chậm thì thở ra
-
Câu 19:
Viêm họng cấp không thể xuất hiện đồng thời với các bệnh lý nào sau đây?
A. Viêm VA
B. Viêm amiđan
C. Viêm mũi
D. Viêm quanh thực quản
-
Câu 20:
Biến chứng nào sau đây ít liên quan dị vật đường thở:
A. Viêm màng phổi mủ
B. Áp xe phổi
C. Phế quản phế viêm
D. Áp xe quanh thực quản
-
Câu 21:
Trên phim Schuller: mất các tế bào chũm hoặc đặc ngà xương chũm, là triệu chứng XQuang thường gặp trong:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết
B. Viêm tai giữa cấp mủ giai đoạn ứ mủ
C. Viêm tai giữa cấp mủ giai đoạn thủng nhĩ
D. Viêm tai xương chũm mạn tính
-
Câu 22:
Trong trường hợp chảy máu mũi sau mà nhét mèche mũi sau không hiệu quả, bắt buộc phải thắt động mạch, tên động mạch ưu tiên dễ bộc lộ nhất là:
A. Động mạch cảnh ngoài
B. Động mạch hàm trong
C. Động mạch mắt
D. Động mạch sàng trước
-
Câu 23:
Đặc điểm nào không thuộc giải phẩu vùng họng:
A. Là ngả tư đường ăn và đường thở
B. Có buồng thanh thất Morgagnie nằm giữa băng thanh thất và dây thanh âm
C. Là một ống cơ mạc đi từ vòm mũi họng đến miệng thực quản
D. Họng có 3 tầng: Họng mũi, họng miệng và họng thanh quản
-
Câu 24:
Cách phòng ngừa nào sau đây không đúng để phòng viêm thanh quản mạn:
A. Không nói to, không nói nhiều
B. Không ăn các thức ăn hay gây dị ứng
C. Không làm việc nơi có nhiều bụi và hơi nóng
D. Không hút thuốc lá, không uống nhiều bia rượu
-
Câu 25:
Nguyên nhân nào gây khàn tiếng trong viêm thanh quản cấp:
A. Phù nề tổ chức hạ thanh môn
B. Đau rát họng
C. Dây thanh nề đỏ, phủ chất xuất tiết nhầy
D. Do sốt cao, đau vùng thanh quản
-
Câu 26:
Biện pháp phòng bệnh ung thư thanh quản và hạ họng là đúng nhất:
A. Súc họng nước muối
B. Giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh
C. Bỏ thuốc lá và rượu
D. Xông hơi nước nóng
-
Câu 27:
Triệu chứng gì quan trọng nhất cần theo dõi sát trong vở xoang trán:
A. Chảy máu mũi nhiều
B. Sưng nề tràn khí dưới da trước xoang chấn thương
C. Sưng nề vùng xoang trán lan xuống hố mắt, mắt nhìn đôi
D. Chảy nước nảo tủy ra mũi
-
Câu 28:
Triệu chứng nào thường gặp nhất trong áp xe thành sau họng:
A. Nghe kém, ù tai, chảy mủ tai
B. Khó thở, khó nghe, ù tai
C. Khó nuốt, khó thở, tiếng khóc khàn
D. Tiếng khóc khàn, đau tai, ù tai
-
Câu 29:
Soi cửa mũi sau sẽ đánh giá được rõ ràng:
A. Điểm mạch Kisselbach
B. Đầu cuốn giữa
C. Đầu cuốn dưới
D. Khe trên
-
Câu 30:
Trong các bệnh sau, bệnh nào dễ nhầm nguyên nhân gây chảy máu mũi:
A. Chấn thương mũi
B. Bệnh về máu
C. Cao huyết áp
D. Dãn tĩnh mạch thực quản