550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học
Sưu tầm hơn 550+ Câu trắc nghiệm Dịch tễ học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quá trình dịch, công tác phòng chống dịch, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan, nguyên lý phòng chống dịch, Vacxin-huyết thanh,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Nghiên cứu chùm bệnh thuộc về:
A. Nghiên cứu mô tả;
B. Nghiên cứu phân tích;
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Nghiên cứu tìm tỷ lệ mới mắc;
-
Câu 2:
Bệnh sởi xảy ra ở:
A. Vùng ven biển
B. Miền núi
C. Nông thôn
D. Khắp mọi nơi
-
Câu 3:
Số mắc sốt xuất huyết dengue cao nhất vào các tháng:
A. 1 - 3
B. 3 - 6
C. 7 - 10
D. 9 - 11
-
Câu 4:
Điều tra ngang được tiến hành với cách chọn mẫu sau trừ 1 cách:
A. Mẫu ngẫu nhiên đơn hoặc hệ thống
B. Mẫu tầng hoặc mẫu chùm
C. Mẫu ghép cặp
D. Mẫu 30 cặp ngẫu nhiên
-
Câu 5:
Trong một vụ dịch, nói chung nếu thời kỳ ủ bệnh dài thì có xu hướng xảy ra các trường hợp rải rác:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Mục tiêu quan trọng của DTH mô tả là:
A. Thiết kế nghiên cứu;
B. Điều tra trên mẫu;
C. Hình thành giả thuyết DTH;
D. Kiểm định giả thuyết DTH;
-
Câu 7:
Bệnh sốt xuất huyết dengue lây truyền qua đường:
A. Hô hấp
B. Máu
C. Tiêu hóa
D. Da
-
Câu 8:
Tính chất phân điển hình của người bị bệnh tả là phân lỏng nhầy máu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Tình trạng hôn nhân có tỷ lệ chết chung cao nhất là:
A. Ở vậy;
B. Góa bụa;
C. Ly dị;
D. Có vợ có chồng;
-
Câu 10:
Dấu hiệu Typhos: bệnh nhân nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, mắt đờ đẩn, là triệu chứng của bệnh:
A. Bệnh tả
B. Bệnh lỵ trực trùng
C. Bệnh lỵ amibe
D. Bệnh thương hàn
-
Câu 11:
Trong một nghiên cứu bệnh chứng có thể tính được:
A. Nguy cơ cá nhân của nhóm phơi nhiễm;
B. Nguy cơ cá nhân của nhóm không phơi nhiễm;
C. Tỷ lệ mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm;
D. Tỷ lệ phơi nhiễm của nhóm bị bệnh
-
Câu 12:
Tiêm chủng là một biện pháp tạo cho cơ thể loại miễn dịch:
A. Chủ động;
B. Thụ động;
C. Chủ động tự nhiên;
D. Chủ động thu được;
-
Câu 13:
Về mặt lâm sàng nguồn lây nguy hiểm nhất của bệnh tả, lỵ thương hàn là:
A. Người bệnh
B. Người mang trùng
C. Nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn tả
D. Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn tả
-
Câu 14:
Ở các vùng có nguy cơ cao, biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng bệnh tả là:
A. Tiêm vắc xin
B. Uống thuốc phòng
C. Điều trị triệt để cho người mắc bệnh
D. Phát hiện người mang trùng
-
Câu 15:
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả dung để nhằm mục đích sau trừ:
A. Đánh giá chiều hướng sức khỏe cộng đồng
B. Cở sở cho việc lập kế hoạch và đánh giá các dịch vụ y tế
C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu hình thành giả thuyết
D. Xác định yếu tố nguy cơ
-
Câu 16:
Sau khi mắc bệnh sốt xuất huyết dengue, người bệnh có miễn dịch đối với typ virus đã gây bệnh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Một nghiên cứu liên quan tới một vụ dịch ỉa chảy nêu rằng: 85% số người bị bệnh đã ăn tại nhà hàng A; 15% ăn tại nhà hàng B; 55% ăn tại nhà hàng C; 95% số bệnh nhân đó đã uống nước tại nhà hàng D. Kết luận nào sau đây sẽ hợp lý hơn cả:
A. Nguồn nhiễm trùng là từ nhà hàng A vì đa số bệnh nhân đã ăn tại đây;
B. Nguồn nhiễm trùng không phải từ nhà hàng B vì chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân ăn tại đây;
C. Nguồn nhiễm trùng là từ nhà hàng D vì gần như tất cả bệnh nhân đều uống nước tại đây;
D. Không rút ra được kết luận nào cả vì không có sự so sánh giữa các đối tượng phơi nhiễm và không phơi nhiễm.
-
Câu 18:
Nhiễm HIV do truyền máu vì không phát hiện ra được kháng thể chống HIV, mặc dầu máu đã được xét nghiệm cẩn thận và cho kết quả âm tính, điều này là do:
A. Người cho máu bị suy giảm miễn dịch nặng
B. Máu lấy ở giai đoạn cửa sổ
C. Người cho máu đã được điều trị nhiễm HIV
D. Người cho máu chuyên nghiệp
-
Câu 19:
Xác định sự phân bố bệnh tật nhằm trả lời câu hỏi, chọn câu sai:
A. Ai mắc bệnh này.
B. Bệnh này xuất hiện khi nào.
C. Bệnh này xuất hiện ở đâu.
D. Tại sao bệnh đó xảy ra.
-
Câu 20:
Người nhiễm trùng không có triệu chứng cũng là một mắt xích của quá trình dịch, bệnh nào liệt kê sau đây lây truyền chủ yếu từ người nhiễm trùng không có triệu chứng:
A. Thủy đậu
B. Thương hàn
C. Sốt rét
D. Bại liệt
-
Câu 21:
Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Tiêm vắc xin
B. Uống thuốc phòng
C. Xử lý phân an toàn
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh
-
Câu 22:
Chẩn đoán phát hiện sớm 1 bệnh nhân trong 1 vụ dịch KHÔNG dựa vào?
A. Chẩn đoán lâm sàng
B. Chẩn đoán xét nghiệm
C. Điều tra dịch tễ học
D. Các nghiên cứu dịch tễ học phân tích
-
Câu 23:
Tỉ lệ mới mắc trong dịch tễ học nhiễm trùng còn gọi là tỉ lệ tấn công.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Khi nghiên cứu nhằm xác lập mối liên quan về thời gian thì nên sử dụng thiết kế nghiên cứu:
A. Tương quan
B. Ngang;
C. Bệnh chứng;
D. Thuần tập;
-
Câu 25:
Mô tả một vụ dịch theo thời gian có thể:
A. Nói lên khả năng gây bệnh của tác nhân
B. Cho biết khả năng lây lan
C. Cho biêt khả năng lây lan, khả năng gây bệnh và độc tính
D. Cho biết diễn biến của vụ dịch theo thời gian
-
Câu 26:
Tính chất của nghiên cứu thực nghiệm khác với nghiên cứu quan sát là:
A. Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có cùng kích thước;
B. Là một nghiên cứu tương lai;
C. Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giống nhau về các tính chất nghiên cứu cứu cần thiết;
D. Nhà nghiên cứu quyết định đối tượng nào sẽ phơi nhiễm và đối tượng nào sẽ không phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu;
-
Câu 27:
Đặc trưng của cơ chế truyền nhiễm qua đường không khí:
A. Ít quan trọng vì không khí không bảo tồn vi sinh vật lâu dài
B. Lây truyền nhanh giữa người này và người khác vì khó cách ly
C. Nguy hiểm vì có một số tác nhân có độc tính cao có thể xâm nhập cơ thể người qua đường không khí
D. Không kiểm soát được trong đièu kiện giao thông phát triển mạnh như hiện nay
-
Câu 28:
Trong quá trình nghiên cứu có thể không tuân thủ hoàn toàn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dẫn tới sai lệch kết quả nghiên cứu. Sự sai lệch này thuộc loại sai số:
A. Do ghi chép
B. Do chọn mẫu
C. Do lời khai của đối tượng nghiên cứu
D. Do đo lường biến số
-
Câu 29:
Đặc trưng dịch tễ học của tác nhân trong bệnh dại ở người là:
A. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính trung bình
B. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh thấp
C. Khả năng lây lan thấp, khả năng gây bệnh cao, độc tính cao
D. Khả năng lây lan cao, khả năng gây bệnh cao, độc tính thấp
-
Câu 30:
Kết quả của một tes chưa phải là cơ sở cho điều trị, test đó thuộc:
A. Test phát hiện bệnh;
B. Test chẩn đoán bệnh;
C. Test có độ nhậy cao;
D. Test có độ đặc hiệu cao;
-
Câu 31:
Đối tượng trong thử nghiệm ngẫu nhiên là:
A. Quần thể;
B. Cá thể;
C. Bệnh nhân;
D. Người khỏe;
-
Câu 32:
Gọi là dịch khi hiện tượng đó xảy ra:
A. Bị giới hạn bởi thời gian, nhưng không bị giới hạn bởi không gian;
B. Bị giới hạn bởi thời gian, và bị giới hạn bởi không gian;
C. Không bị giới hạn bởi thời gian, nhưng bị giới hạn bởi không gian;
D. Không bị giới hạn bởi thời gian, không bị giới hạn bởi không gian;
-
Câu 33:
Ưu điểm của hệ thống giám sát chủ động là:
A. Số liệu thu được chính xác
B. Giá thành rẻ
C. Áp dụng cho tất cả mọi loại bệnh
D. Chỉ áp dụng cho một số bệnh nhất định
-
Câu 34:
Nghiên cứu về tai nạn giao thông ở một nước đã nêu ra các số liệu sau: 61% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái trên 10 năm, 22% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái từ 6 -10 năm, và 17% còn lại liên quan tới những lái xe có bằng lái dưới 6 năm, và nhà chức trách đã nói rằng: Càng nhiều năm kinh nghiệm càng làm cho người lái xe chủ quan, bắt cẩn. Điều nào dưới đây nêu rõ nhất lời nói trên là không đúng:
A. Các tỷ lệ chưa được chuẩn hóa theo tuổi;
B. Số liệu trên chưa đầy đủ vì có những vụ tai nạn chưa được ghi nhận;
C. Phải làm một so sánh với những người lái xe không liên quan tới tai nạn;
D. Chưa có test thống kê;
-
Câu 35:
Nghiên cứu hồi cứu đồng nghĩa với:
A. Nghiên cứu sinh thái;
B. Nghiên cứu ngang;
C. Nghiên cứu bệnh chứng;
D. Nghiên cứu thuần tập;
-
Câu 36:
Dấu hiệu nào sau đây không phải là triệu chứng lâm sàng của một bệnh tả điển hình:
A. Sốt cao
B. Tiêu chảy
C. Ói mữa
D. Mất nước
-
Câu 37:
Mô tả đặc trưng vụ dịch theo con người là mô tả:
A. Đặc trưng về miễn dịch của các cá thể
B. Các trường hợp mắc bệnh và tử vong theo tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú
C. Thời gian mắc bệnh của mỗi người
D. Ai mắc bệnh và tử vong khi nào
-
Câu 38:
Biện pháp có hiệu quả nhất để phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue là diệt muỗi trưởng thành bằng phun hóa chất.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Một trong những công cụ cần thiết để thiết kế mẫu ngẫu nhiên đơn là:
A. Danh sách các đối tượng nghiên cứu;
B. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;
C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích;
D. Tổng số các đối tượng nghiên cứu;
-
Câu 40:
Nhược điểm quan trọng của nghiên cứu Hồi cứu so với nghiên cứu Tương lai là:
A. Đắt tiền;
B. Khó tìm được một nhóm chứng hoàn chỉnh;
C. Khó đảm bảo tính kết đôi giữa hai nhóm
D. Tốn nhiều thời gian;