550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong quá trình tự do hóa thương mại, các quốc gia đang phát triển được ưu tiên khi mở cửa thị trường để hội nhập kinh tế quốc tế, về cơ bản, ưu tiên đó là gì?
A. Với cùng một đích đến về mức độ mở cửa thị trường, lộ trình mở cửa của các quốc gia đang phát triên dài hơn với khẩu độ mở cửa rộng hơn so với các quốc gia công nghiệp phát triển
B. Các quốc gia đang phát triển có khẩu độ mở cửa rộng hơn nhưng lộ trình thưc hiên ngắn hơn so với các quốc gia phát triển
C. Tại một thời điểm nhất định, khẩu độ mở cửa thị trường của các quốc gia đang phát triên hẹp hơn, thời gian thực hiện ngắn hơn so với các quốc gia công nghiệp phát triể
D. Các quốc gia đang phát triển có lộ trình thực hiện mở cửa dài hơn và độ mở cửa hẹp hơn so với các quốc gia phát triển
-
Câu 2:
Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế?
A. Chế độ nước ưu đãi nhất
B. Ngang bằng dân tộc
C. Tương hỗ
D. Tất cả các nguyên tắc trên
-
Câu 3:
Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế là: Thuế quan, hạn ngạch (quota) hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu và
A. Bảo hộ hàng sản xuất trong nước
B. Cấm nhập khẩu
C. Bán phá giá
D. Những quy định chủ yếu về tiêu chuẩn kỹ thuật
-
Câu 4:
Nội dung của phương pháp cân đối là:
A. Dự trữ đầu kỳ + bán ra trong kỳ = Mua vào trong kỳ + Hao hụt + dự trữ cuối kỳ
B. Dự trữ đầu kì + Mua vào trong kỳ + Hao hụt = Bán ra trong kỳ + Dự trữ cuối kỳ
C. Dữ trưc đầu kỳ + Mua trong kỳ = Bán ra trong kỳ + Hao hụt + Dự trữ cuối kì
D. Không nội dung nào đúng
-
Câu 5:
Hiện nay, trên thế giới, quá trình chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia được thông qua các hoạt động sau đây?
A. Mua bán trực tiếp giữa các đối tác
B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
C. Đầu tư trực tiếp
D. Tất cả các hoạt động nói trên và các kênh khác
-
Câu 6:
ISO 14000 là:
A. Bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường
B. Bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm
C. Bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường
D. Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chat lượng sản phẩm
-
Câu 7:
Ý nào sau đây không đúng về thuế chống bán phá giá?
A. Do cơ quan thẩm quyển của nước nhập khẩu ban hành
B. Được phép hồi tố trong mọi trường hợp
C. Trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độ phá giá
D. Được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài
-
Câu 8:
Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới như thế nào?
A. Khu vục hoá toàn cầu hoá
B. Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật công nghệ
C. Sự đối thoại chuyển sang đối đầu, hợp tác chuyển sang biệt lập
D. Cả A và B
-
Câu 9:
Trong lí thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, có 2 giả định sau: (1) Thế giới có 2 quốc gia sản xuất 2 loại mặt hàng mỗi nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một mặt hàng; (2) Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương công nhân. Ngoài ra còn 1 giả định là gì?
A. Giá cả hoàn toàn do chi phí quyết định
B. Giá cả hoàn toàn do thị trường quyết định
C. Công nghệ 2 nước là cố định
D. Thương mại hoàn toàn tự do
-
Câu 10:
Một trong những quy định của Mỹ đối với hàng nhập khẩu: nếu nước XK thực hiện trợ cấp đối với hàng XK thì hàng hóa đó sẽ:
A. Đánh thuế chống bán phá giá
B. Đánh thuế đối kháng
C. Cấm nhập khẩu
D. Cấp hạn nghạch NK cao
-
Câu 11:
Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) là:
A. Chế độ thuế quan đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển giành cho các nước đang và kém phát triển khi đưa hàng nông sản vào các nước này
B. Chế độ thuế quan đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển giành cho các nước đang và kém phát triển khi đưa hàng công nghiệp chế biến vào các nước này
C. Chế độ thuế quan đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển giành cho các nước có quan hệ thương mại chiến lược khi xuất khẩu hàng sang nước họ
D. Là chế độ thuế quan đặc biệt áp dụng cho các thành viên của các hiệp định khu vực mậu dịch tự do FTA
-
Câu 12:
Thị trường có sức tiêu thụ khá và cũng là thị trường trọng điểm tại khu vực Châu Phi là:
A. Bắc Phi
B. Tây Phi
C. Nam Phi
D. Đông Phi
-
Câu 13:
Bán phá giá kiểu chóp nhoáng (predatoiy dumping) là gì?
A. Bán phá giá ở thị trường này, nhưng bán giá cao ở các thị trường còn lại để bù đăp các khoản chi phí và giá thành
B. Thỉnh thoảng bán phá giá một sản phẩm nào đó trong một số trường họp và giai đoạn nhât định nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh doanh cỏ thể mắc phải
C. Tạm thời bán một sản phẩm nào đó ra nước ngoài với giá thấp hem giá giá thành đê loại bót đói thủ cạnh tranh, sau đó điều chỉnh tăng giá bán
D. Bán phá giá tại các thị trường ở những nước có nền kinh tế phát triển để tiếp cận với thị trường dân cư có thu nhập cao
-
Câu 14:
Đối với các quốc gia đang phát triển, yêu cầu quan trọng hàng đầu khi hoạch định chiến lược thu hút đầu tư của quốc gia là gì?
A. Định hướng phân luồng đầu tư phù hợp với yêu cầu của các ngành chế tạo
B. Định hướng phân luồng đầu tư phù hợp với yêu cầu của các ngành nông, lâm, thủy sản
C. Định hướng phân luồng đầu tư phù họp với yêu cầu của các ngành và vùng ưu tiên phát triển
D. Định hướng phân luồng đầu tư phù hợp với yêu cầu của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu
-
Câu 15:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Đầu tư quốc tế là một trong những nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế
B. Đầu tư quốc tế thực chất là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia
C. Đầu tư quốc tế luôn có lợi với nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư
D. ODA là một dạng của đầu tư quốc tế
-
Câu 16:
Tác giả của lý thuyết lợi thế so sánh tương đối là ai?
A. A.Smith
B. J.M. Keynes
C. D.Ricardo
D. P.Samuelson
-
Câu 17:
Yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh 1 quốc gia theo mô hình kim cương không bao gồm:
A. Điều kện về yếu tố sản xuất
B. Điều kiện về cầu
C. Điều kiện về cung
D. Các ngành hỗ trợ và ngành có liên quan
-
Câu 18:
Chính phủ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế chính phủ thực hiện chức năng nào của thị trường ngoại hối
A. Là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ
B. Là công cụ để NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ
C. Tín dụng
D. Cung cấp các công cụ để cho các nhà kinh doanh nghiên cứu phòng ngừa rủi ro trong hối đoái trao đổi
-
Câu 19:
Trong các chủ thể sau, đâu là chủ thể kinh tế quốc tế?
A. Hàn Quốc
B. Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
C. Tập đoàn Microsoft
D. Cả A và C
-
Câu 20:
Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh Quốc gia của ai?
A. P.Koller
B. Friedman
C. Keynes
D. M.Porter
-
Câu 21:
Cho giá cả của 3 quốc gia về sản xuất sản phẩm A như sau:
Giá cả Quốc gia I Quốc gia II Quốc gia III
Sản phẩm A 8 15 10
Nếu Quốc gia II liên minh thuế quan với Quốc gia I, thuế nhập khẩu trong liên minh đối với sản phẩm A là 2%. Thuế nhập khẩu sản phẩm A ngoài liên minh là 50%. Liên minh thuế quan khi đó gọi là liên minh gì?
A. Tạo lập thương mại
B. Không tạo lập thương mại
C. Không chuyển hướng cũng không tạo lập thương mại
D. Chuyển hướng thương mại
-
Câu 22:
Hình thức trợ cấp xuất khẩu nào sau đây phù hợp với các quy định của WTO và được áp dụng phổ biến trên thế giới?
A. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
B. Cung cấp tín dụng xuất khẩu
C. Chính phủ tham gia vào quá trình xúc tiến xuất khẩu
D. Bảo lãnh xuất khẩu
-
Câu 23:
Hiện nay diễn đàn hợp tác quốc tế Thái Bình Dương (APEC) gồm bao nhiêu thành viên?
A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
-
Câu 24:
Cán cân thường xuyên gồm:
A. Cán cân thương mại hàng hoặc cán cân hữu hình
B. Cán cân thương mại dịch vụ hàng hoá hoặc cán cân hữu hình
C. Cán cân chuyển giao đơn phương
D. Tất cả các cán cân trên
-
Câu 25:
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được áp dụng cho trường hợp nào sau đây?
A. Các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.
B. Tạo ra lợi thế cho các nước phát triển trong việc mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển
C. Là chế độ thuế quan đặc biệt áp dụng cho các thành viên của các hiệp định khu vực mậu dịch tự do FTA
D. Các ưu đãi về thuế quan được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở có đi có lại và không phân biệt đối xử