470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản
Với hơn 470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi nào thì được gọi là hạ huyết áp tư thế từ nằm sang ngồi:
A. HATĐ hạ 25mmHg
B. HATT hạ 10 mmHg
C. HATĐ hạ 25mmHg và HATT hạ 10 mmHg
D. HA hạ và kẹt
-
Câu 2:
Dấu hiệu nào sau đây không đúng khi nhận định qua xét nghiệm trong trường hợp bị viêm màng não mũ điển hình:
A. Đường giảm nhiều và sớm
B. Màu sắc đục hay trắng như nước vo gạo
C. Tế bào tăng đa số là lympho
D. Protein tăng
-
Câu 3:
Dấu hiệu nào sau đây không đúng khi nhận định qua xét nghiệm trong trường hợp bị viêm màng não lao:
A. Muối giảm nhiều và sớm
B. Màu vàng trong có thể có vẫn đục
C. Đường giảm muộn
D. Protein tăng nhưng chậm hơn
-
Câu 4:
Khi theo dõi bệnh nhân chọc dịch não tủy, các biến chứng sau có thể xảy ra, Ngoại trừ:
A. Đau vùng chọc
B. Nhiễm trùng
C. Chèn ép hành não
D. Xuất huyết não
-
Câu 5:
Trong kỹ thuật đếm mạch, câu nào đúng:
1. Đặt 2 ngón tay bất kỳ trên đường đi của động mạch
2. Đặt 3 ngón tay bất kỳ trên đường đi của động mạch
3. Đặt 3 ngón tay 1,2,3 trên đường đi của động mạch
4. Đặt 3 ngón tay 2,3,4 trên đường đi của động mạch
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. Chỉ 4 đúng
-
Câu 6:
Các biến chứng có thể gặp khi chọc dò dịch màng bụng, Ngoại trừ:
A. Chọc vào ruột
B. Viêm phúc mạc
C. Chọc vào gan
D. Xuất huyết trong ổ bụng
-
Câu 7:
Các trường hợp chỉ định chọc dò màng phổi, Ngoại trừ:
A. Do các bệnh về tim mạch
B. Hôn mê do chấn thương
C. Do các bệnh về thận
D. Do các bệnh về nhiễm khuẩn
-
Câu 8:
Tư thế nào sau đây không đúng khi chuẩn bị bệnh nhân chọc dò màng phổi:
A. Nằm nghiêng về phía phổi lành đầu hơi cao
B. Khoang 2 tay lên trên tựa lưng ghế
C. Ngồi trên giường và tay phía bên chọc đưa lên
D. Lưng bệnh nhân tỳ vào tựa lưng ghế
-
Câu 9:
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ của bệnh nhân: 1. Sang chấn 2. Nhịp ngày đêm 3. Môi trường 4. Hormon
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
-
Câu 10:
(A) Chuẩn bị bệnh nhân đúng rất quan trọng trong chọc dò dịch não tủy. (B) Vì chuẩn bị đúng tư thế bệnh nhân mới tránh được các biến chứng:
A. A đúng, B đúng, A và B có liên quan
B. A đúng, B đúng, A và B không có liên quan
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng
-
Câu 11:
Theo TCYTTG, trường hợp huyết áp nào được chẩn đoán là tăng huyết áp:1. 140/80 mmHg 2. 130/90 mmHg 3. 150/70 mmHg 4. 180/100 mmHg
A. 1,2 đúng
B. 1,2.3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
-
Câu 12:
Các vị trí thường chọc dò ổ bụng là:
A. Dưới bờ sườn trái và phải
B. Hố chậu trái và hố chậu phải
C. 1/3 ngoài của đường nối từ rốn đến gai chậu sau trên bên trái
D. 1/3 ngoài của đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên trái
-
Câu 13:
Các biểu hiện của ngất khi chọc dò màng phổi:
1. Mất tuần hoàn
2. Mất hô hấp
3. Mất bài tiết
4. Ý thức lơ mơ và chậm chập
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
-
Câu 14:
Các biểu hiện sau là của hôn mê, Ngoại trừ:
A. Mất ý thức
B. Mất bài tiết
C. Còn tuần hoàn
D. Còn hô hấp
-
Câu 15:
Biểu hiện nào sau đây là biến chứng viêm màng não khi theo dõi bệnh nhân chọc dò dịch não tủy, Ngoại trừ:
A. Tăng huyết áp
B. Nhức đầu
C. Buồn nôn
D. Táo bón
-
Câu 16:
Nạn nhân bị điện giật, khi cắt nguồn điện có thể bị:
A. Ngã gây chấn thương
B. Tai biến mạch máu não
C. Thiếu máu
D. Đa thương tích
-
Câu 17:
Dấu hiệu nào sau đây thường không có khi bị điện giật:
A. Ngất trắng: mặt nạn nhân trắng bệch rồi tím dần, giãn đồng tử
B. Bỏng
C. Đau
D. Viêm phổi
-
Câu 18:
Hô hấp nhân tạo thực hiện khi:
A. Nạn nhân ngừng thở
B. Nạn nhân vẫn còn thở
C. Ngay sau khi bị điện giật
D. b,c đúng
-
Câu 19:
Những việc không nên làm khi xử lý tạm thời tổn thương bỏng do điện giật:
A. Lấy bỏ áo quần đang cháy, những mảnh vải đã cháy dính sát vào vết bỏng
B. Lấy nữ trang ra khỏi vùng bị tổn thương
C. Cho nước mát vào vùng bị bỏng trong thời gian khoảng 10 phút
D. Tra thuốc mỡ vào vùng tổn thương
-
Câu 20:
Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao áp dụng trong trường hợp:
A. Bệnh về dường hô hấp
B. Bệnh tim
C. Rối loạn về nuốt
D. Sau gây mê
-
Câu 21:
Băng ép thường sử dụng cho vết thương nào?
A. Động mạch nhỏ
B. Mao mạch nhỏ
C. Tĩnh mạch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Dung dịch nào sau đây thường sử dụng để rửa dạ dày:
A. Nước cất
B. Nước sạch
C. Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)
D. Glucose 5%
-
Câu 23:
Ở người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, nếu có chỉ định thực hiện kỹ thuật rửa dạ dày thì sử dụng dung dịch nào sau đây?
A. Natri Clorid 0.9%
B. Nước sạch
C. Nước đá
D. Thuốc tím
-
Câu 24:
Biến chứng có thể gặp khi sử dụng thuốc Đỏ (Mercurochrom) để chăm sóc vết thương là:
A. Ngộ độc thủy ngân
B. Cháy niêm mạc
C. Ngộ độc phốt pho
D. Tổn thương mô hạt
-
Câu 25:
Gãy xương hở có nguy cơ...(1)...cao, do vậy việc chăm sóc và theo dõi...(2)... là công việc hết sức quan trọng và cần thiết:
A. (1) sốc (2) nhiễm trùng
B. (1) sốc (2) trước mổ
C. (1) nhiễm trùng (2) vết thương
D. (1) nhiễm trùng (2) sốc
-
Câu 26:
Nếu người bệnh bị ngộ độc acid hoặc bazơ mạnh thì tiến hành:
A. Rửa dạ dày bằng dung dịch Natri Clorid 0,9%
B. Rửa dạ dày bằng dung dịch bão hòa
C. Kích thích cho người bệnh nôn
D. Cho người bệnh uống sữa non hoặc lòng trắng trứng
-
Câu 27:
Trường hợp nào sau đây, ống tube levin đã được đặt ĐÚNG vào trong vị trí của dạ dày: (1). Dùng bơm tiêm 50ml hút, nếu thấy dịch chảy ra nhỏ vào giấy quỳ tím, quỳ tím chuyển sang màu đỏ (2). Lấy đầu ống thông đưa vào cốc nước, thấy sủi bọt khí. (3). Dùng bơm tiêm 50ml bơm một lượng không khí vào ống thông, đồng thời đặt ống nghe lên vùng thượng vị nghe thấy tiếng ục ục?
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2)
C. (1), (3)
D. (2), (3)
-
Câu 28:
Thuốc giảm đau phải dùng trước khi thay băng bao nhiêu phút?
A. 10 phút
B. 15 phút
C. 20 phút
D. 30 phút
-
Câu 29:
Kết hợp ép tim và thổi ngạt phương pháp 1 người thì tỷ lệ là:
A. 5 lần ép tim: 1 lần thổi ngạt
B. 6 lần ép tim : 1 lần thổi ngạt
C. 15 lần ép tim: 2 lần thổi ngạt
D. 30 lần ép tim: 2 lần thổi ngạt
-
Câu 30:
Thứ tự các bước cấp cứu bệnh nhân ngưng hô hấp tuần hoàn (theo các bước C-A-B) nào sau đây là đúng?
A. Khai thông đường thở, thổi ngạt, ép tim
B. Ép tim, thổi ngạt, khai thông đường thở
C. Ép tim, khai thông đường thở, thổi ngạt
D. Khai thông đường thở, ép tim, thổi ngạt