320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
tracnghiem.net chia sẻ 320 Câu trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của ngành Luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, lịch sử lập hiến Việt Nam, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân,…được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Đài truyền hình Việt Nam là một cơ quan?
A. Của Chính phủ
B. Thuộc Chính phủ
C. Thuộc Bộ Thông tin và truyền thông
-
Câu 2:
Quốc hội quyết định việc sửa đổi Hiến pháp khi nào?
A. Có yêu cầu của Chính phủ.
B. Có yêu cầu của Nhân dân.
C. Có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
-
Câu 3:
“Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng…”. Đây là khái niệm của:
A. Đạo luật Hiến pháp
B. Ngành luật Hiến pháp
C. Khoa học luật Hiến pháp
D. Môn học luật Hiến pháp
-
Câu 4:
Theo Hiến pháp năm 2013, những ai sẽ có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. Tất cả công dân Việt Nam
B. Tất cả công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên
C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên.
-
Câu 5:
Thẩm quyền công bố Hiến pháp thuộc về ai?
A. Chủ tịch Quốc hội
B. Chủ tịch nước
C. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 6:
Hiến pháp thành văn có đặc điểm nào dưới đây?
A. Hiến pháp được biểu hiện dưới dạng 1 hoặc nhiều văn bản.
B. Hiến pháp được biểu hiện dưới dạng 1 văn bản duy nhất.
C. Hiến pháp vừa được biểu hiện dưới dạng văn bản vừa biểu hiện qua các tập quán chính trị.
D. Cả a, b, c đúng.
-
Câu 7:
Hình thức cấu trúc bộ máy nhà nước của Việt Nam là:
A. Nhà nước Liên bang.
B. Nhà nước đơn nhất.
C. Nhà nước Liên minh.
D. Không có đáp án nào đúng.
-
Câu 8:
Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của ai?
A. Của giai cấp công nhân
B. Của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 9:
Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Nhà nước ta là Nhà nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”?
A. Điều 1 Hiến pháp 1992 (2001)
B. Điều 2 Hiến pháp 1992 (2001)
C. Điều 3 Hiến pháp 1992 (2001)
D. Điều 4 Hiến pháp 1992 (2001)
-
Câu 10:
Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương?
A. Hội Nông dân Việt Nam
B. Ủy ban nhân dân
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
D. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
-
Câu 12:
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chính địa giới hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
A. Quốc hội
B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
C. Chính phủ
-
Câu 13:
Ở nước ta, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi?
A. Quy định của pháp luật
B. Quy định của Hiến pháp
C. Quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng
-
Câu 14:
Bối cảnh xây dựng Hiến pháp 1992 không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Việc áp dụng dập khuôn, máy móc mô hình CNXH ở Xô Viết vào Việt Nam không đạt được thành công như mong muốn.
B. Liên bang Xô Viết và các nước XHCN ở đông Âu sụp đổ.
C. Thành công trong đổi mới ở Trung Quốc dẫn đến chủ trương thực hiện đổi mới ở Việt Nam.
D. Liên bang Xô Viết và các nước XHCN ở đông Âu vừa mới được thành lập.
-
Câu 15:
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
A. hai phần ba
B. một phần hai
C. ba phần tư
D. Tất cả
-
Câu 16:
Phương án đúng nhất trong các phương án sau:
A. Theo pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân địa phương kiểm sát việc tuân theo pháp luật một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
B. Theo pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân địa phương không có quyền kiểm sát hoạt động của UBND cùng cấp.
C. Theo pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân địa phương kiểm sát việc tuân theo PL các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp.
-
Câu 17:
Hiến pháp năm 2013 bảo đảm cho công dân có quyền nào sau đây?
A. Có quyền có việc làm
B. Có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 18:
Theo Hiến pháp năm 2013, sau khi được Quốc hội bầu, chức vụ nào phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp?
A. Chủ tịch Hội đồng dân tộc
B. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
C. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
D. Phó Chủ tịch Quốc hội
-
Câu 19:
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1980.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay do cơ quan nào quyết định?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Chủ tịch nước
-
Câu 23:
Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Chế độ sở hữu về đất đai ở Việt Nam hiện nay được xác định là:
A. Sở hữu tư nhân (tư hữu hóa về đất đai).
B. Sở hữu nhà nước (nhà nước là một chủ thể đặc biệt).
C. Sở hữu hỗn hợp.
D. Sở hữu toàn dân mà nhà nước là chủ thể thay mặt cho toàn dân để quản lý.
-
Câu 25:
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:
A. Tất cả các quan hệ xã hội
B. Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước
C. Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.
D. Các quan hệ xã hội có một bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước.