210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ 210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án. Nội dung câu hỏi bao gồm các quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tố tụng cạnh tranh, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh, quản lý nhà nước về cạnh tranh... Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trong tập trung kinh tế, mua lại doanh nghiệp là:
A. việc một hoặc một số doanh nghiệp Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập
B. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất
C. việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại
D. việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới
-
Câu 2:
Bốn doanh nghiệp được coi có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có:
A. Tổng thị phần từ 75% trở lên, cùng nhau hành động về hoạt động cạnh tranh.
B. Tổng thị phần từ 75% trở lên, cùng nhau hoạt động về gây hạn chế cạnh tranh.
C. Tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh.
D. Tổng thị phần từ 75% trở lên và cùng nhau có những hoạt động cnahj tranh không lành mạnh.
-
Câu 3:
Thị phần là căn cứ duy nhất để xác định quyền lực thị phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Luật Cạnh tranh hiện hành nước ta có quy định những nội dung gì?
A. Hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
B. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tố tụng cạnh tranh, biện pháp xử phạt các vi phạm pháp luật cạnh tranh.
C. Hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tố tụng cạnh tranh, biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật cạnh tranh.
D. Hành vi hạn chê cạnh tranh, hành vi cạnh tranh hợp pháp, hành vi cạnh tranh không hợp pháp.
-
Câu 5:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, Quy tắc SSNIP được sử dụng để xác định:
A. Thị trường hàng hóa, dịch vụ
B. Thị trường sản phẩm liên quan
C. Cung, cầu của hàng hoá dịch vụ
D. Thị trường địa lý liên quan
-
Câu 6:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, thị trường sản phẩm liên quan là gì?
A. Là thị trường của những dịch vụ có thể thay thế cho nhau
B. Là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả
C. Là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau
D. Là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả
-
Câu 7:
Các cơ quan quản lý nhà nước không chịu sự tác động của Luật cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Theo pháp luật hiện hành của nước ta, trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật cạnh tranh với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của luật nào?
A. Quy định của luật khác và luật cạnh tranh
B. Quy định của Luật cạnh tranh
C. Quy định của luật khác
D. Quy định của luật thương mại
-
Câu 9:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, Căn cứ để xác định chỉ dẫn gây nhầm lẫn là:
A. hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
B. chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, để làm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
C. thành viên trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
D. tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó
-
Câu 10:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, Số lượng thành viên trong Hội đằng cạnh tranh là:
A. 7-9 thành viên
B. 9-11 thành viên
C. 11-15 thành viên
D. 15-17 thành viên
-
Câu 11:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động:
A. áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng
B. không áp dụng công thức tính giá chung
C. không duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan
D. không áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất
-
Câu 12:
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi của mình trong mọi trường hợp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, trường hợp nào sau đây không được coi là tập trung kinh tế:
A. sáp nhập doanh nghiệp
B. hợp nhất doanh nghiệp
C. chia tách doanh nghiệp
D. mua lại doanh nghiệp
-
Câu 14:
Hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh chỉ có thể là hành vi thở thuận hạn chế cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, người tiến hành tố tụng cạnh tranh gồm:
A. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần, luật sư, người bào chữa
B. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
C. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần
D. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ tướng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần, người làm chứng
-
Câu 16:
Doanh nghiệp độc quyền là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Hành vi ấn định giá bán hàng hóa hoặc cung ấn dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, tiêu chuẩn nào sau đây không đúng đối với một thành viên hội đồng cạnh tranh?
A. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính
B. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm nghiệp vụ điều tra
C. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao
D. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế XHCN
-
Câu 19:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là:
A. hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
B. ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
C. bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
D. năm doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan
-
Câu 20:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, quảng cáo so sánh không lành mạnh được hiểu là gì?
A. là quảng cáo sản phẩm cho mình nhưng lồng vào đó những câu chữ cho rằng sản phẩm của mình tốt hơn, chất lượng ngang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
B. là quảng cáo sản phẩm cho mình nhưng lồng vào đó những lời lẽ cho rằng sản phẩm của mình chất lượng tốt hơn, vượt xa sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
C. là quảng cáo sản phẩm cho mình nhưng là lồng vào đó những tuyên bố, những lời lẽ làm mất uy tín về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
D. là quảng cáo sản phẩm cho mình nhưng lồng vào đó là những lời lẽ, tuyên bố mập mờ, có dụng ý làm mất uy tín về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
-
Câu 21:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, đâu là hình thức xử phạt hành chính:
A. tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
B. buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
C. thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp ; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
D. cảnh cáo, phạt tiền
-
Câu 22:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, hành vi nào dưới đây không thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
A. áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
B. phân biệt đối xử của hiệp hội
C. bán hàng đa cấp bất chính
D. xâm phạm bí mật kinh doanh
-
Câu 23:
Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Theo Pháp luật Cạnh tranh hiện hành, hành vi nào sau đây bị coi là hành vì bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh:
A. Hạ giá bán hàng hóa tươi sống
B. Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
C. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tông các chỉ phí
D. Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật
-
Câu 25:
Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ là:
A. việc không thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận dịch vụ.
B. việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận.
C. cam kết không tham gia thị trường tiêu thụ.
D. buộc khách khách hàng mua hàng hóa.