1730 câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 1700+ câu trắc nghiệm Nội ngoại cơ sở có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ran hang, thổi hang gợi ý:
A. Tổn thương phế nang
B. Tổn thương màng phổi
C. Vùng phổi đông đặc kèm phế quản trong vùng đông đặc vẫn còn thông thoáng
D. Quá trình tạo thành một khoảng trống trong nhu mô phổi nằm trong một vùng đông đặc
-
Câu 2:
Yếu tố có thể liên quan bụng ngoại khoa:
A. Đau bụng cấp < 48h
B. Đau kèm nôn ói
C. Sốc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Trong kỹ thuật khảo sát cặn lắng nước tiểu, quang trường 10 dùng để khảo sát (1) bản chất của trụ (2) tế bào biểu mô (3) hồng cầu (4) tiểu cầu (5) bạch cầu (6) các loại trụ (7) tinh thể urate
A. (2), (4), (6), (7)
B. (1), (2), (6), (7)
C. (2), (6), (7)
D. (1), (4), (7)
-
Câu 4:
Khi chấn thương gây gãy xương sườn 1 và 2 cần phát hiện thêm:
A. Thương tổn ở đỉnh phổi
B. Thương tổn xương đòn
C. Thương tổn quai động mạch chủ và thân động mạch trên quai động mạch chủ
D. Thương tổn cột sống cổ
-
Câu 5:
Khi khám lâm sàng nhiều lần, tìm thấy triệu chứng sốt + nhức đầu, ói + cổ gượng, thường nghĩ đến:
A. Nhiễm trùng nội tâm mạc
B. Nhiễm trùng huyết
C. Nhiễm trùng gan mật
D. Viêm màng não
-
Câu 6:
Sốt ở bệnh nhân bỏng do hấp thu mủ biểu hiện:
A. Bệnh nhân sốt cao
B. Thiếu máu tiến triển
C. Loét các điểm tỳ
D. A, B và C đúng
-
Câu 7:
Triệu chứng nào sau đây thường không kèm theo trước hoặc sau khi đau:
A. Nôn ói
B. Vàng da
C. Sốt
D. Co giật
-
Câu 8:
Đặc điểm của xét nghiệm Phosphatase kiềm, ngoại trừ:
A. Hoạt động trong môi trường kiềm
B. Một khi APL bình thường, ít có khả năng nguyên nhân vàng da là do tắc mật
C. Giá trị bình thường là 25-85U/L
D. Có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán tắc mật
-
Câu 9:
Bệnh đau bụng cấp nào sau đây không phải cấp cứu ngoại khoa thường gặp :
A. Viêm ruột thừa cấp
B. Đau dạ dày tá tràng
C. Tắc ruột
D. Viêm tụy cấp
-
Câu 10:
Đau phép trên xương ức, cảm giác bị đè ép, tăng khi gắng sức, do thiếu máu cơ tim thất phải hoặc dãn động mạch phổi. Bệnh nhân còn bị khó thở và phù, tĩnh mạch cổ nổi. Bệnh nhân này có thể bị bệnh lý:
A. Thuyên tắc phổi
B. Tăng áp động mạch phổi
C. Tràn khí màng phổi
D. Viêm phổi
-
Câu 11:
Trong hội chứng chảy máu trong, khám bụng phát hiện:
A. Co cứng thành bụng rõ
B. Phản ứng thành bụng nhẹ nhàng
C. Bụng chướng
D. C và B đúng
-
Câu 12:
Chọn đáp án đúng: Sắp xếp đúng thứ tự các bước khám bụng (1) Gõ bụng (2) Khám vùng bẹn (3) Nhìn bụng bệnh nhân, không quên vùng bẹn (4) Thăm khám hậu môn trực tràng (5) Sờ nắn bụng (6) Nghe bụng với ống nghe
A. (3)-(6)-(1)-(4)-(2)-(5)
B. (3)-(6)-(1)-(5)-(4)-(2)
C. (3)-(6)-(1)-(4)-(5)-(2)
D. (3)-(6)-(1)-(5)-(2)-(4)
-
Câu 13:
Đối với bệnh nhân phẫu thuật bị suy thận mạn, chọn câu sai:
A. Tất cả thuốc gây mê và điều trị đều thải qua thận
B. Độ thanh giải creatinin theo Cockcroft và Gault tăng theo cân nặng
C. Cần cân nhắc thật kĩ lưỡng trước khi sử dụng thuốc
D. Rất dẽ bị nhiễm trùng
-
Câu 14:
Câu nào dưới đây sai:
A. Bệnh nhân cao huyết áp có thể có huyết áp bình thường lúc nhập viện trong tình trạng sốc với mất một lượng máu lớn
B. Có một số trường hợp sốc nhưng nhịp tim không tăng lên
C. Chấn thương sọ não có thể không gây sốc thần kinh
D. Sốc có thể kèm với lượng oxygen cung cấp tế bào bình thường
-
Câu 15:
Các đặc điểm sau là của khó thở trong thì hít vào, ngoại trừ:
A. Do tắc nghẽn hầu họng
B. Cần cấp cứu
C. Nghe tiếng rít ở cổ
D. Bệnh nhân phải cúi đầu ra trước khi hít
-
Câu 16:
Dây thần kinh thường bị thương tổn trong thể gãy gấp của gãy trên lồi cầu xương cánh tay là:
A. Thần kinh quay
B. Thần kinh giữa
C. Thần kinh trụ
D. Thần kinh cẳng tay trong
-
Câu 17:
Thông khí phổi trong chấn thương ngực bị cản trở do:
A. Thương tổn ở thành ngực và đau
B. Tràn khí, tràn máu màng phổi gây chèn ép
C. Tăng tiết gây ứ đọng đờm giải
D. A, B, C đúng
-
Câu 18:
Biểu hiện sớm nhất của suy tim trái là:
A. Khó thở khi gắng sức
B. Tiểu nhiều về đêm
C. Phù
D. Sốt
-
Câu 19:
Các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:
A. X quang
B. Siêu âm khớp
C. Xét nghiệm dịch khớp
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Ở người bình thường, khi tăng độ thẩm thấu huyết tương sẽ dẫn đến tăng tiết ADH và làm tăng độ thẩm thấu nước tiểu. Tác dụng của ADH nội sinh sẽ đạt tối đa khi: nồng độ Na+ huyết tương:
A. Đạt 145 mmol/L
B. Lớn hơn 145 mmol/L
C. Nhỏ hơn 145 mmol/L
D. Đạt 145 mosmol/kg
-
Câu 21:
Chọn 2 mệnh đề sau: (1) Đau do viêm màng ngoài tim là do viêm lá thành màng phổi lân cận. (2) Màng ngoài tim nhạy với cảm giác đau
A. (1) và (2) đúng và liên quan nhau
B. (1) và (2) đúng và không liên quan nhau
C. (1) đúng và (2) sai
D. (1) sai và (2) đúng
-
Câu 22:
Có bao nhiêu điểm sau đây cần chú ý khi nhìn bụng bệnh nhân: (1) Độ cong của bề mặt bụng (2) Các vết nứt da vùng bụng (3) Những chỗ phồng lên bất thường hay khối thoát vị (4) Sự di động của thành bụng theo nhịp thở (5) Tình trạng cơ bụng
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng huyết do bỏng: c
A. Chán ăn, mất nhu động ruột; sau đó thì sình bụng và ói mửa
B. Lú lẫn, bất an
C. Vết thương đau nhức, kể cả lúc ngủ ngon
D. Nhịp thở tăng, co kéo phế quản, nước tiểu giảm
-
Câu 24:
ị trí của cơn đau qui chiếu ở quanh rốn có khả năng lớn nhất liên quan đến:
A. Tim
B. Ruột già
C. Ruột non
D. Tá tàng
-
Câu 25:
Khi có biến chứng thủng loét cấp ống tiêu hóa trong bỏng nặng có biểu hiện:
A. Nôn, chướng bụng
B. Đau bụng
C. Chất nôn có máu hay ỉa phân đen
D. A, B đúng
-
Câu 26:
Về mặt mô học, niêm mạc trực tràng và niêm mạc ống hậu môn có đặc tính:
A. Niêm mạc ống hậu môn được lót bởi lớp biểu mô trụ
B. Niêm mạc trực tràng được lót bởi lớp biểu mô lát tầng
C. Niêm mạc ống hậu môn được lót bởi lớp biểu mô lát tầng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Số phát biểu đúng: (1) Phù khu trú khó phân biệt với phù toàn thân do triệu chứng cơ năng tương tự nhau (2) Phần lớn bệnh nhân phù toàn thân do bệnh tim, thận, gan và rối loạn dinh dưỡng. (3) Nguyên nhân của phù toàn thân còn có thể do bỏng, viêm mô tế bào, chấn thương… (4) Chẩn đoán phân biệt phù toàn thân nhằm hướng tới việc tìm nguyên nhân (5) Đo albumin máu để chẩn đoán phù toàn thân
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Phương tiện đầu tay để chẩn đoán chảy máu trong ổ bụng (kết hợp với lâm sàng) là:
A. X quang bụng không sửa soạn
B. Siêu âm bụng
C. Chụp cắt lớp
D. Nội soi ổ bụng chẩn đoán
-
Câu 29:
Thế nào là gãy cổ xương đùi chính danh gãy khép? Về lâm sàng của gãy cổ xương đùi chính danh gãy khép, triệu chứng rõ ràng với:
A. Chi nhắn
B. Đùi khép
C. Bàn chân xoay ngoài
D. A, B và C đúng
-
Câu 30:
Sờ trong khám bụng ngoại khoa chủ yếu nhằm mục đích:
A. Tìm dấu hiệu phản ứng thành bụng
B. Tìm dấu hiệu co cứng thành bụng
C. Tìm dấu hiệu túi cùng Douglas căng và đau
D. A, B đúng