1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Một số thuốc có thể sử dụng trong viêm gan vi rút cấp là:
A. Thuốc an thần
B. Thuốc kháng sinh
C. Khi nôn quá nhiều có thể dùng thuốc chống nôn
D. Tránh mọi thuốc do có thể có hại cho gan
-
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không xảy ra khi P. falciparum xâm nhập vào cơ thể:
A. P. f có khả năng xâm nhập vào hồng cầu ở mọi lứa tuổi
B. P. falciparum có khả năng giải phóng ra độc tố làm hồng cầu dễ vỡ
C. Hồng cầu mang P. falciparum có khả năng kết dính với tế bào nội mạc mạch máu gây tắc mạch
D. Hồng cầu mang P. falciparum dễ dàng xuyên mạch
-
Câu 3:
Dự phòng đặc hiệu chống viêm gan vi rút cấp là an toàn thực phẩm, giáo dục thói quen vệ sinh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Bệnh cảnh nào sau đây không thuộc thể khởi phát bất thường của bệnh thương hàn:
A. Sốt 39-400C ngay từ đầu + nhức đầu
B. Sốt rét run + xuất huyết tiêu hoá
C. Sốt tăng dần 1 tuần + nhức đầu
D. Sốt thất thường + viêm phế quản
-
Câu 5:
Bệnh cảnh lâm sàng nặng của bệnh thuỷ đậu thường không có liên quan đến:
A. Dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài
B. Có các biến chứng kèm theo chứng ngứa ngoài da
C. Số lượng các nốt đậu
D. Triệu
-
Câu 6:
Đặc điểm viêm tuỵ trong bệnh quai bị là, ngoại trừ:
A. Có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em
B. Thường hồi phục hoàn toàn sau 1 tuần
C. Gây sốt cao, nôn mửa, đau thượng vị
D. Thường xuất hiện sau bữa ăn thịnh soạn
-
Câu 7:
Triệu chứng lâm sàng chính của sốc nhiễm khuẩn là:
A. Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt
B. Phát ban kiểu hoại tử trên da
C. Thở nhanh
D. Huyết áp tụt (giảm 40 mmHg so với trị số ban đầu) hoặc kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu <= 20 mmHg)
-
Câu 8:
Triệu chứng cứng hàm trong uốn ván cần chẩn đoán phân biệt với:
A. Liệt dây V, dây VII
B. Bênh quai bị
C. Viêm khớp thái dương-hàm
D. Ngộ độc strychnin
-
Câu 9:
Điều trị triệu chứng của bệnh thuỷ đậu bao gồm:
A. Hạ sốt và giảm ngứa
B. Hạ sốt và giảm số lượng nốt đậu
C. Giảm ho và giảm ngứa
D. Phòng loét da và viêm phổi
-
Câu 10:
Những đại dịch cúm gần đây trên thế giới thường có liên quan đến:
A. Số lượng virus tăng nhanh
B. Công tác phòng chống dịch quá kém
C. Sự thay đổi đường lây truyền của virus
D. Sự thay đổi kháng nguyên của virus cúm
-
Câu 11:
Về nguyên tắc xữ dụng thuốc hạ nhiệt ở bênh vàng da do nhiễm trùng là:
A. Không nên dùng vì độc với gan
B. Không được dùng khi chưa tìm ra nguyên nhân
C. Không nên xữ dụng một cách hệ thống
D. Nên xữ dụng khi bệnh nhân có sốt
-
Câu 12:
Viêm màng não do não mô câu thường xuất hiện vào mùa nào?
A. Lạnh
B. Mưa
C. Nắng
D. Xuân
-
Câu 13:
Phản ứng đặc hiệu của cơ thể có đặc điểm, ngoại trừ:
A. Đạt được trong lần nhiễm khuẩn đầu tiên
B. Thông qua miễn dịch thể dịch
C. Có sự tham gia của miễn dịch tế bào
D. Không bao giờ tạo ra hiện tượng bệnh lý
-
Câu 14:
Đặc điểm co giật của bệnh uốn ván là:
A. trước khi co giật bệnh nhân thường sốt rất cao
B. sau khi co giật, bệnh nhân thường hôn mê sâu
C. cơn co giật xuất hiện tự nhiên hoặc do bị kích thích
D. cơn co giật hoàn toàn không gây biến chứng gì nguy hiểm.
-
Câu 15:
Tác dụng phụ do đường vào của thuốc kháng sinh là:
A. Áp xe cơ
B. Viêm mao mạch
C. Sốt
D. Đau bụng
-
Câu 16:
Biện pháp để phòng bệnh viêm gan vi rút B cấp là:
A. Người nấu ăn bếp tập thể khi mắc viêm gan B cần được cách ly
B. Vệ sinh môi trường
C. Sử dụng kim - bơm tiêm 1 lần
D. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch
-
Câu 17:
Đinh nghĩa nhiễm khuẩn huyết là:
A. Sự đột nhập của vi khuẩn vào máu
B. Vi khuẩn có ở vị trí nhiễm ban đầu
C. Có ổ nhiễm khuẩn thứ phát
D. A,B,C là đúng
-
Câu 18:
Phòng bệnh viêm não Nhật bản chủ yếu là, ngoại trừ:
A. Tiêm chủng vaccin phòng bệnh
B. Tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho nhân dân
C. Vệ sinh môi trường
D. Dùng kim-bơm tiêm một lần
-
Câu 19:
Các nhóm cơ quan bị tổn thương trong quai bị là:
A. Cơ xương khớp và thần kinh
B. Thần kinh và các tuyến nước bọt
C. Cơ quan sinh dục và tuyến nước bọt
D. Thần kinh và các cơ quan tuyến
-
Câu 20:
Chọn một câu đúng nhất. Bệnh nhiễm trùng-truyền nhiễm có khuynh hướng tồn tại và phát triển là do:
A. Con người không thể khống chế được bệnh
B. Các vi sinh vật gây bệnh tìm cách đề kháng các kháng sinh mới
C. Theo thời gian người ta tìm ra nhiều tác nhân gây bệnh mới
D. Các phương pháp điều trị có nhiều tác dụng phụ
-
Câu 21:
Nhiễm HIV là một bệnh:
A. Rất dễ lây
B. Tương đối khó lây so với các bệnh truyền nhiễm khác
C. Lây khi tiếp xúc với người nhiễm HIV
D. Chỉ lây khi có quan hệ tình dục hay nhận máu của người nhiễm HIV
-
Câu 22:
Lâm sàng bệnh dịch tả, mất nước độ II khi trọng lượng cơ thể giảm:
A. < 5%
B. > 5%
C. 6-9%
D. 10%
-
Câu 23:
Trong vụ dịch sốt dengue xuất huyết, biện pháp khống chế Aedes egypti khẩn cấp tốt nhất là:
A. Phun diệt ở vùng có mật độ muỗi cao
B. Phun diệt trong nhà, ngoài vườn toàn bộ vùng dịch
C. Vệ sinh môi trường phải tốt hơn khi chưa có dịch
D. Tất cả mọi người ở vùng dịch ngủ trong màn tẩm hoá chất
-
Câu 24:
Trong những triệu chứng sau đây, triệu chứng nào là tiền triệu có giá trị của bệnh dại:
A. Viêm tấy vùng bị cắn, kèm theo hạch vùng
B. Có cảm giác lạ ở tại chỗ và quanh vết cắn
C. Rung giật các cơ
D. Sợ nước
-
Câu 25:
Một trong những nguy cơ xảy ra SRAT là:
A. Người mang KSTSR lạnh
B. Người lớn tuổi
C. Hiện tượng đề kháng thuốc
D. Phát hiện muộn và điều trị muộn
-
Câu 26:
Sau phẩu thuật thần kinh tác nhân gây viêm màng não mủ bắt gặp với tần suất cao là:
A. Phế cầu
B. Tụ cầu
C. Liên cầu
D. Não mô cầu
-
Câu 27:
Biểu hiện trên đường hô hấp của SRAT thể phổi chủ yếu là:
A. Ho, khó thở
B. Ho, khạc đàm có bọt hồng
C. Tăng tiết đàm giải
D. Ho, khạc đàm vàng xanh
-
Câu 28:
Chẩn đoán xác đinh dịch hach thể hạch dựa vào:
A. Dịch tễ + Lâm sàng
B. Lâm sàng + Công thức máu + soi dịch chọc hút hạch
C. Dịch tễ + Lâm sàng + Soi cấy dịch chọc hút hạch
D. Soi dịch chọc hút hach
-
Câu 29:
Chất nào sau đây gây vỡ màng bạch cầu:
A. Hemolysine
B. Streptolysin O, S
C. Hyaluronidase
D. Enterotoxin
-
Câu 30:
Nguyên tắc điều trị sốc nhiễm khuẩn bao gồm:
A. Điều trị triệu chứng
B. Thuốc bổ, nâng cao thể trạng
C. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi
D. Truyền dịch duy trì huyết động bằng dung dịch cao phân tử
-
Câu 31:
Tình huống sau đây trong sốt dengue xuất huyết nên cân nhắc để dùng thuốc vận mạch:
A. Huyết áp thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm < bình thường
B. Huyết áp rất thấp + áp lực tĩnh mạch trung tâm ở giới hạn bình thường
C. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp thấp
D. Thiếu máu trên lâm sàng + huyết áp bình thường
-
Câu 32:
Hiện nay hóa dự phòng tập thể đối với sốt rét trong cộng đồng có hiệu quả nhất trong việc phòng chống sốt rét?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Liều dùng tối thiểu của SAT xử dụng cho bệnh nhân uốn ván là:
A. 5000 đơn vị
B. 10000 đơn vị
C. 15000 đơn vị
D. 20000 đơn vị
-
Câu 34:
Trong lỵ trực khuẩn, phản ứng huyết thanh có giá trị để:
A. Chẩn đóan bệnh
B. Tiên lượng bệnh
C. Theo dõi đáp ứng miễn dịch
D. Chẩn đóan hồi cưú khi cần thiết
-
Câu 35:
Cúm ác tính thường gặp ở những nhóm người sau:
A. Người già yếu, phụ nữ có thai, suy giảm miễn dịch
B. Có bệnh tim và thận bẩm sinh
C. Trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng
D. Được điều trị quá muộn