ADMICRO

290 câu trắc nghiệm môn Luật Du lịch

Chia sẻ hơn 290 câu hỏi trắc nghiệm Luật Du lịch dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!

290 câu
511 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

  • Câu 1:

    Theo quy định tại Luật Du lịch năm 2005, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có những quyền nào sau đây?


    A. Được nhà nước bảo hộ kinh doanh du lịch hợp pháp


    B. Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật


    C. Được kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, các đô thị du lịch được hình thành sự trên yếu tố cơ bản nào?


    A. Di tích lịch sử-văn hóa. Công trình lao động sáng tạo, cảnh quan thiên nhiên, giá trị nhân văn khác.


    B. Di tích lịch sử- văn hóa. Cảnh quan thiên nhiên các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm.


    C. Di tích lịch sử-văn hóa. Giá trị nhân văn khác, các yếu tố tự nhiên được hình thành qua hàng triệu năm.


    D. Di tích lịch sử-văn hóa. Công trình lao động sáng tạo.


  • Câu 3:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Du lịch sinh thái được hiểu là gì?


    A. Là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tư nhân. Do các doanh nghiệp tư nhân quản lý, tổ chức khai thác.


    B. Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa của địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.


    C. Là loại hình du lịch gắn với địa phương, có sự tham gian của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tư nhân, do các doanh nghiệp tư nhân quản lý, tổ chức khai thác.


    D. Là loại hình du lịch địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tư nhân, do các doanh nghiệp tư nhân quản lý, tổ chức khai thác.


  • Câu 4:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, để được kinh doanh lữ hành nội địa, cần có các điều kiện gì?


    A. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng; Nười phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.


    B. Có đăng ký thành lập doanh nghiệp; có chương trình du lịch cho khách; người điều hành hoạt động kinh doanh phải có thời gian sáu năm hoặc động trong lĩnh vực lữ hành.


    C. Có đăng ký kinh doanh nghành nghề du lịch; có chương trình du lịch cho khách; giám đốc điều hành hoạt động có thời gian ít nhất năm năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành.


    D. Có đăng ký kinh doanh lữ hành; có phương án kinh doanh; có chương trình du lịch cho khách; người điều hành hoạt động có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành.


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Hành vi vi phạm của hướng dẫn viên du lịch có điểm nào đáng chú ý nhất?


    A. Thu lợi bất chính từ khách du lịch, tùy tiện thay đổi chương trình du lịch; cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch


    B. Thu tiền thêm của khách, thay đổi chương trình du lịch; cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch


    C. Thu lợi bất chính từ khách, thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch


    D. Thu lợi bất chính từ khách du lịch; tùy tiện thay đổi chương trình du lịch


  • Câu 6:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, kinh doanh đại lý lữ hành được hiểu là gì?


    A. Là việc bất kỳ ai đăng ký nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để được hưởng hoa hồng mà không thực hiện chương trình đó.


    B. Là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.


    C. Là việc hộ gia đình nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng tiền thù lao hoặc chênh lệch giá.


    D. Là việc tổ chức, cá nhân mở cửa hàng để bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để được hưởng chênh lệch mà không thực hiện chương trình đó.


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Theo luật du lịch, kinh doanh lữ hành (LH) là gì?


    A. Thiết kế chương trình, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.


    B. Tổ chức thực hiện một phân hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.


    C. Xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương  trình du lịch cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời.


    D. Xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.


  • Câu 8:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận khu du lịch địa phương?


    A. Chính phủ


    B. Tổng cục Du lịch


    C. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


    D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh


  • Câu 9:

    Theo Nghị định số158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch?


    A. Hướng dẫn viên du lịch không đeo thẻ trong khi hành nghề


    B. Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch


    C. Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên quốc tế


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 10:

    Cơ quan nào có thẩm quyền cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch?


    A. Tổng cục du lịch


    B. Bộ giao thông vận tải


    C. Ủy ban nhân dân tỉnh


    D. Sở giao thông, công chính


  • Câu 11:

    Theo Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, điều kiện chung kinh doanh lưu trú du lịch không bao gồm điều kiện nào dưới đây?


    A. Không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý


    B. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện


    C. Không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia


    D. Không có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định


  • Câu 12:

    Tại các đô thị du lịch, khu du lịch và nơi có lượng khách lớn thì ai giải quyết kiến nghị của khách du lịch?


    A. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh


    B. Hướng dẫn viên du lịch


    C. Cơ sở lưu trú


    D. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp huyện


  • Câu 13:

    Cơ quan nào cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?


    A. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương


    B. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện


    C. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh


    D. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp đô thị


  • Câu 14:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch có các quyền gì?


    A. Sử dụng dịch vụ du lịch được cung cấp, yêu cầu cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ VN. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng được giao kết với tố chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.


    B. Lựa chọn hình thức du lịch. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về giá chương trình du lịch, dịch vụ du lịch. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh.


    C. Lựa chọn hình thức du lịch. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng du lịch. Được đối xử bình đẳng. Được khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật du lịch. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.


    D. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất, nhập cảnh. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo sở thích. Được bổi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.


  • Câu 15:

    Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển khách du lịch?


    A. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển; gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển.


    B. Vận chuyển khách du lịch theo yêu cầu của khách, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch trên phương tiện vận chuyển hoặc tai nơi đón khách.


    C. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển.


    D. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển.


  • Câu 16:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những người nào thì được cấp thẻ hướng dẫn viên viên du lịch nội địa?


    A. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có trình độ cao đảng trở lên chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, không sử dụng ma túy.


    B. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Không mắc bệnh HIV/AIDS, không sử dụng ma túy, có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.


    C. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN,có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm. Có trình độ đại học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch.


    D. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa.


  • Câu 17:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam?


    A. Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh.


    B. Tổng cục Du Lịch.


    C. Bộ VH - TT và DL.


    D. Thủ tướng chính phủ.


  • Câu 18:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, làng du lịch được hiểu là gì?


    A. Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại nơi có cảnh quan đẹp, các nhà hàng được xây dựng thành làng nghỉ mát và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.


    B. Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại nơi có cảnh quan đẹp, có các biệt thự, bãi cắm trại, các nhà hàng và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.


    C. Là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại nơi có cảnh quan đẹp, có các biệt thự, khu giải trí, các nhà hàng và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.


    D. Là cơ sở lưu trú du lịch được xay dựng tại nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.


  • Câu 19:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch được thành lập trên cơ sở nào?


    A. Thành lập trên cơ sở vận động mọi người tham gia.


    B. Thành lập trên cơ sở của luật Du lịch.


    C. Thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật về hội.


    D. Thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân.


  • Câu 20:

    Theo Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Quyết định cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có giá trị bao nhiêu năm?


    A. Một năm


    B. Hai năm


    C. Ba năm


    D. Năm năm


  • Câu 21:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Hướng dẫn viên du lịch tại điểm phải đáp ứng các điều kiện gì?


    A. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểu kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch. Có khả năng giao tiếp và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


    B. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểm kiến thức về du lịch. Có khả năng giao tiếp tối về ngoại ngữ và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


    C. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểu kiến thức về du lịch, có khả năng giao tiếp và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


    D. Có quốc tịch VN, thường trú tại VN. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy. Am hiểm kiến thức về du lịch. Có khả năng giao tiếp tốt về tiếng Anh và ứng xử văn hóa với khách du lịch.


  • Câu 22:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận điểm du lịch địa phương?


    A. Chính phủ


    B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh


    C. Tổng cục Du lịch


    D. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


  • Câu 23:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm những hạng mục nào?


    A. Gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích các mạng, khảo cổ, kiến trúc. Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác. Công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.


    B. Gồm di tích cách mạng, khảo cổ, giá trị văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác. Công trình lao động sáng tạo, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.


    C. Gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian, công trình lao động, sáng tạo, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của con người có thể sử dụng cho mục đích du lịch.


    D. Gồm di tích lịch sử - văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác. Công trình lao động sáng tạo, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học của con người có thể sử dụng cho mục đích du lịch.


  • Câu 24:

    Theo luật du lịch hiện hành, thế nào là hợp đồng lữ hành.


    A. Là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch.


    B. Là sự giao kết giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về chuyến du lịch.


    C. Là sự ký kết giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch.


    D. Là sự giao kèo giữa Giảm đốc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về thực hiện chương trình du lịch.


  • Câu 25:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành,người điều hành kinh doanh lữ hành quốc tế phải có điều kiện gì về nghiệp vụ?


    A. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.


    B. Có thời gian ít nhất là năm năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành, có các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật liên quan.


    C. Có thời gian ít nhât hai năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, có các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật liên quan.


    D. Có thời gian ít nhất ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành, có các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật liên quan.


ZUNIA9
AANETWORK