Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2020
Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
-
Câu 1:
Phát minh quan trọng nhất giúp cải thiện đời sống của Người tối cổ là gì?
A. Biết chế tác công cụ lao động.
B. Biết săn bắt hái lượm.
C. Biết trồng trọt chăn nuôi.
D. Biết cách tạo ra lửa.
-
Câu 2:
Quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?
A. Sa Huỳnh.
B. Đồng Nai.
C. Ốc Eo.
D. Đông Sơn.
-
Câu 3:
Thể chế chính trị của các quốc gia cố đại phương Đông là gì?
A. Thể chế dân chủ.
B. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
C. Thể chế quân chủ chuyên chế.
D. Thể chế cộng hòa.
-
Câu 4:
Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.
B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907.
C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939.
-
Câu 5:
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc khi
A. Phát xít Italia bị sụp đổ.
B. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật.
D. Phát xít Đức bị tiêu diệt.
-
Câu 6:
Chính sách Mỹ đã dùng để khống chế các nước khu vực Mỹ Latinh là:
A. "Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla”.
B. “Cây gậy” và “Củ cà rốt”.
C. Chính sách “Cái gậy lớn”.
D. Chính sách “Ngoại giao đồng đôla”.
-
Câu 7:
Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều giải quyết mâu thuẫn về vấn đề gì?
A. Khoa học kĩ thuật
B. Thị trường, thuộc địa.
C. Nhân công.
D. Vốn.
-
Câu 8:
Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là:
A. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.
B. Có một nền chính trị độc lập.
C. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
D. Có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
-
Câu 9:
Thiệt hại nghiêm trọng của Việt Nam khi kí hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 với Pháp là
A. Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miện Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp.
C. Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán.
D. Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
-
Câu 10:
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) là chiến công của
A. dân binh Hà Nôi.
B. Quan quân binh sĩ triều đình.
C. Quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.
D. Quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.
-
Câu 11:
Hội nghị Ianta (2/1945) quyết định lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là quân đội
A. Mĩ, Liên Xô.
B. Mĩ.
C. Anh, Pháp, Mĩ.
D. Liên Xô.
-
Câu 12:
Hội nghị Ianta chấp nhận các điều kiện để đáp ứng yêu cầu của Liên Xô khi tham gia chống Nhật ở châu Á, ngoại trừ
A. Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất sau cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
C. Trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.
D. Giữ nguyên hiện trạng của Mông Cổ và Trung Quốc.
-
Câu 13:
Vai trò quốc tế to lớn của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 là:
A. Đại diện cho lực lượng tiến bộ trên thế giới chống lại Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động.
B. Giúp cho các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên CNXH.
C. Giúp đỡ các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Cùng với quân đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít.
-
Câu 14:
Liên Xô khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện nào?
A. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật đầu hàng.
B. Chiếm được nhiều thuộc địa.
C. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
D. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.
-
Câu 15:
Đến năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với những vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Kông, Ma Cao.
B. Hồng Kông, Đài Loan.
C. Đài Loan, Ma Cao.
D. Hồng Kông, Bành Hổ.
-
Câu 16:
Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XIX?
A. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
B. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống.
C. Để tranh thủ khoảng trống quyên lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực.
D. Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ.
-
Câu 17:
Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
-
Câu 18:
Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?
A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
B. Khu vực thương mai tự do ASEAN (AFTA).
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
-
Câu 19:
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Sự bùng nổ các lĩnh vực khoa học – công nghệ.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
-
Câu 20:
Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là:
A. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân.
B. Mâu thuẫn giữa tư sản và công nhân.
C. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
-
Câu 21:
Tính chất xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp đặt ách cai trị ở nước ta là:
A. Nước thuộc địa.
B. Nước phong kiến nửa thuộc địa.
C. Nước thuộc địa nửa phong kiến.
D. Nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
-
Câu 22:
Năm 1919, diễn ra cuộc đấu tranh tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội địa là hoạt động của giai tầng nào?
A. Tư sản mại bản.
B. Tư sản dân tộc.
C. Tiểu tư sản.
D. Công nhân.
-
Câu 23:
Hoạt động của tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX mang đặc điểm
A. Đấu tranh vì giải phóng dân tộc.
B. Đấu tranh giải phóng giai cấp.
C. Đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.
D. Đấu tranh vì mục tiêu chính trị.
-
Câu 24:
Tháng 8/1925, công nhân Ba Son bãi công đã chuyển cuộc đấu tranh của công nhân từ tự phát lên tự giác vì:
A. Đã đưa ra khẩu hiệu đòi tăng lương giảm giờ làm.
B. Đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh ngăn cản Pháp chỏe binh lính sang đàn áp cách mạng Angieri.
D. Thể hiện tinh thần công nhân quốc tế, đấu tranh ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
-
Câu 25:
Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
-
Câu 26:
Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình.
C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập dân tộc.
D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo về hòa bình.
-
Câu 27:
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 có ý nghĩa lịch sử gì?
A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và tinh thần đoàn kết với công nhân thế giới.
B. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.
C. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam đấu tranh công khai kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và tinh thần đoàn kết với công nhân thế giới.
D. Lần đầu tiên công nhan – nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.
-
Câu 28:
Điều gì chứng tỏ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 – 1931 phát triển đỉnh cao?
A. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Thực hiện liên minh công – nông bền vững.
C. Phong trào phát triển khắp cả nước.
D. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa thành lập Xô Viết.
-
Câu 29:
Từ cuối năm 1953, đầu năm 1954, ta đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra những vùng nào?
A. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Pleiku, Luông Phabang.
B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang.
C. Điện Biên Phủ, Xênô, Pleiku, Luông Phabang.
D. Điện Biên Phủ, Xênô, Pleiku, Sầm Nưa.
-
Câu 30:
Ý nào sau đây không nằm trong phương hướng chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng?
A. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B. Nhanh chóng đánh bại quân Pháp kết thức chiến tranh.
C. Do địch phải phân tán lực lượng mà tạo điều kiện diêu diệt thêm sịnh lực địch.
D. Buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
-
Câu 31:
Với chiến thắng Biên giới, quân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường nào?
A. Chiến trường Bắc Bộ.
B. Chiến trường rừng núi.
C. Chiến trường Bình – Trị - Thiên.
D. Chiến trường Bắc Đông Dường.
-
Câu 32:
Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ tiến hành toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
A. Hội nghị Đà Lạt không thành công (18/5/1946).
B. Hội nghị Phôngtennơblô.
C. Pháp chiếm Hải Phòng (11/1946).
D. Tối hậu thư của Pháp ngày 18/12/1946 đòi ta trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
-
Câu 33:
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) được Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?
A. Hình thức thống trị bằng tay sai độc tài Ngô Đình Diện bị thất bại.
B. Phong trào Đồng Khởi đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam.
C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng.
D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố.
-
Câu 34:
Điều kiện lịch sử nào quyết định bùng nổ phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)?
A. Do chính sách cai trị của Mĩ – Diệm làm cho cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề.
B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) về đường lối cách mạng miền Nam.
C. Phong trào đáu tranh của nhân dân miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.
D. Mĩ – Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
-
Câu 35:
Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là:
A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.
B. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân của Mĩ.
C. Miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH.
D. Đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
-
Câu 36:
Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15, điểm gì có quan hệ với phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)?
A. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng.
B. Con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Trong khởi nghĩa, lực lượng chính của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Khởi nghĩa bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu.
-
Câu 37:
Nội dung nào không phản ảnh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
A. Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực tư tưởng, kinh tế, văn hóa – xã hội.
B. Là cơ sở để hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
C. Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
D. Tạo ra những khả năng to lớn để bảo về Tổ Quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
-
Câu 38:
Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở hai miền Nam – Bắc.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh.
-
Câu 39:
Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử sau nửa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công nhưng ở Việt Nam, Trung Quốc lại thất bại?
A. Thế lực phong kiến còn mạnh không muốn cải cách.
B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
C. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền lực trong tay, là người có tư tưởng dân chủ tiến bộ.
D. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
-
Câu 40:
“Chiêu bài” Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” là
A. Tự do tín ngưỡng.
B. Ủng hộ độc lập dâ tộc.
C. Thúc đẩy dân chủ.
D. Chống chủ nghĩa khủng bố.