Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Địa Lý năm 2020
Trường THPT Ngô Quyền
-
Câu 1:
Việt Nam có đường biên giới trên đất liền ngắn nhất với quốc gia nào?
A. Lào.
B. Trung Quốc.
C. Thái Lan.
D. Campuchia.
-
Câu 2:
Các ngành công nghiệp chủ yếu hiện nay của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng.
B. đóng tàu, chế biến nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng.
C. điện tử, chế biến nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng.
D. cơ khí, chế biến nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng.
-
Câu 3:
Nhận định nào sau đây thể hiện không đúng vị trí của nước ta?
A. Việt Nam nằm trên ngã ba đường hàng hải và hàng không quốc tế.
B. Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội giữa các nước láng giềng.
C. Vị trí nằm trong một khu vực kinh tế phát triển năng động và nhạy cảm.
D. Vị trí nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của bão.
-
Câu 4:
Than nâu phân bố chủ yếu ở
A. Quảng Ninh.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. tây bắc.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 5:
Thung lũng sông nào sau đây không thuộc vùng núi đông bắc?
A. Thung lũng sông Cầu.
B. Thung lũng sông Thương.
C. Thung lũng sông Lục Nam.
D. Thung lũng sông Thu Bồn.
-
Câu 6:
Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng sau
A. Tây Nguyên..
B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 7:
Số lượng các vành đai nhiệt từ Bắc cực đến Nam cực là
A. năm vòng đai.
B. sáu vòng đai.
C. bảy vòng đai.
D. bốn vòng đai.
-
Câu 8:
Ngành giao thông vận tải trẻ tuổi, có tốc độ phát triển nhanh, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật là
A. đường biển.
B. hàng không.
C. đường ống.
D. đường ôtô.
-
Câu 9:
Vườn quốc gia Cát Tiên không thuộc tỉnh/ thành phố nào?
A. Đồng Nai.
B. Bình Phước
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Tây Ninh.
-
Câu 10:
Tinh nào ở Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất nước?
A. Kon Tum.
B. Lâm Đồng.
C. Gia Lai.
D. Đắk Lắk.
-
Câu 11:
Phong hoá lí học được hiểu là
A. sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau.
B. sự phá vỡ cấu trúc phân tử của đá.
C. sự phá vỡ nhưng không làm thay đổi thành phần hoá học của đá.
D. vừa là sự phá vỡ thành phần hoá học và tính chất vật lí của đá.
-
Câu 12:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định sông nào bắt nguồn từ Lào và chảy về Việt Nam?
A. Sông Hồng.
B. Sông Cả.
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Ba.
-
Câu 13:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 xác định Biên Hoà thuộc phân cấp đô thị loại mấy?
A. Loại đặc biệt.
B. Loại 1.
C. Loại 2.
D. Loại 3.
-
Câu 14:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 xác định khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào?
A. Hà Tĩnh.
B. Quảng Bình.
C. Quảng Trị.
D. Thừa Thiên Huế.
-
Câu 15:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16 xác định vùng Đồng bằng sông Hồng thuộc ngữ hệ nào?
A. Ngữ hệ Nam Á.
B. Ngữ hệ Thái - KaĐai.
C. Ngữ hệ Hán - Tạng.
D. Ngữ hệ H'Mông - Dao.
-
Câu 16:
Nguyên nhân khiến ngày và đêm luôn phiên xuất hiện trên Trái Đất là
A. Trái Đất hình cầu.
B. Trái Đất tự quay quanh trục.
C. các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song.
D. trục Trái Đất nghiêng 66933° so với mặt phẳng quỹ đạo.
-
Câu 17:
Đâu không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
A. Địa hình ven biển đa dạng.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Khí hậu mang tính hải dương điều hoà.
D. Chịu ảnh hưởng nhiều bão, thiên tai, sạt lở bờ biển.
-
Câu 18:
Đông Nam Á biển đảo nằm trong đới khí hậu nào?
A. Khí hậu cận nhiệt đới.
B. Khí hậu ôn đới.
C. Khí hậu xích đạo.
D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
-
Câu 19:
Cho bảng số liệu:
Đâu là nhận định đúng nhất trong các nhận định sau?
A. Tổng diện tích rừng nước ta lớn, tăng đều theo các năm.
B. Diện tích rừng tự nhiên giảm liên tục từ năm 1943 đến nay.
C. Từ năm 1983 diện tích rừng tự nhiên tăng liên tục.
D. Độ che phủ rừng giảm đều theo các năm.
-
Câu 20:
Đô thị hoá có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta vì sao?
A. Ở nước ta tỉ lệ dân thành thị còn thấp.
B. Các đô thị ở nước ta có quy mô không lớn.
C. Các đô thị tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng.
D. Các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư phát triển.
-
Câu 21:
Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ không dẫn đến hệ quả là gì?
A. Thiếu nguồn lao động trong tương lai.
B. Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng.
C. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.
D. Thừa lao động trong tương lai.
-
Câu 22:
Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
-
Câu 23:
Khu vực tập trung công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn đó là
A. điểm công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. vùng công nghiệp.
-
Câu 24:
Ngành vận tải ô tô có ưu điểm gì?
A. Giá cước vận tải thấp nhất.
B. Vận chuyển nhanh nhất.
C. Dễ phối hợp với các loại hình vận tải khác.
D. Thích hợp với chở hàng cồng kềnh.
-
Câu 25:
Hiện nay các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì tập trung ở vùng nào?
A. Phía tây bắc và ven Thái Bình Dương.
B. Phía đông nam và ven bờ Đại Tây Dương.
C. Phía nam và ven Thái Bình Dương.
D. Phía đông và ven vịnh Mêhicô.
-
Câu 26:
Ngành hàng không của Hoa Kì vận chuyển số lượng khách hàng chiếm khoảng?
A. 1/5 của toàn thế giới.
B. 1/4 của toàn thế giới.
C. 1/3 của toàn thế giới.
D. 1/2 của toàn thế giới.
-
Câu 27:
Vùng có thế mạnh nổi bật về tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành năng lượng và kinh tế biển của nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
-
Câu 28:
Nhân tố chính làm cho năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do
A. điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi.
B. đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ.
C. hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh.
D. hệ số sử dụng đất rất cao.
-
Câu 29:
Đâu là đặc điểm khí hậu nổi bật của Tây Nguyên?
A. Nóng, ẩm quanh năm.
B. Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng.
C. Có sự phân hoá theo độ cao.
D. Thời tiết ít biến động.
-
Câu 30:
Cho bảng số liệu:
Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Các ngành vận tải tăng đều theo các năm.
B. Ngành vận tải đường sông tăng chậm hơn vận tải đường bộ.
C. Đường bộ có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn nhất.
D. Ngành hàng không tăng chậm hơn ngành đường bộ.
-
Câu 31:
Chất lượng nguồn lao động nước ta được nâng lên nhờ
A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
B. tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.
D. tăng cường dạy nghề, hướng nghiệp trong trường phổ thông.
-
Câu 32:
Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các cây họ nhiệt đới?
A. Dầu.
B. Đỗ quyên.
C. Dâu tằm.
D. Đậu.
-
Câu 33:
Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt hiện nay là
A. cây lương thực.
B. cây rau đậu.
C. cây công nghiệp.
D. cây ăn quả.
-
Câu 34:
Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A. Thay đổi cơ cấu mùa vụ.
B. Phá thế độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng.
C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D. Quy hoạch thuỷ lợi gắn với cải tạo đất.
-
Câu 35:
Đâu là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta được ưu tiên đi trước một bước các ngành công nghiệp khác?
A. Năng lượng.
B. Chế tạo máy móc.
C. Vật liệu xây dựng.
D. Điện năng.
-
Câu 36:
Đường biển là loại hình có tốc độ tăng nhanh nhất trong việc vận chuyển hàng hoá thời gian qua vì
A. nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
B. nước ta đang thực hiện chiến lược mở cửa hội nhập.
C. nhu cầu vận chuyển hàng xuất nhập khẩu rất lớn.
D. đây là ngành đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
-
Câu 37:
Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi là
A. dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.
B. dễ xảy ra cháy rừng.
C. thường khan hiếm nước vào mùa khô.
D. nhiều nguy cơ phát sinh ra động đất.
-
Câu 38:
Ở độ cao từ 1600 -1700 m là phạm vi phân bố của hệ sinh thái nào?
A. Rừng á nhiệt đới mưa mù trên đất mùn.
B. Rừng á nhiệt đới lá rộng.
C. Rừng á nhiệt đới lá kim.
D. Rừng thưa nhiệt đới lá kim.
-
Câu 39:
Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là
A. hàng công nghiệp nặng.
B. khoáng sản.
C. hàng nông lâm thuỷ sản.
D. hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
-
Câu 40:
BIỂU ĐỒ TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 - 2014.
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm.
B. Tỉ suất tử của nước ta không biến động.
C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chủ yếu do tỉ suất tử tăng.