Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Địa Lý năm 2020
Trường THPT Ngô Gia Tự
-
Câu 1:
Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí nước ta là
A. tạo thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trên thế giới.
B. tạo điều kiện hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng.
C. quy định đặc điểm thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
D. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 2:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, nên
A. có nền nhiệt độ cao.
B. khí hậu có bốn mùa rõ rệt.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
-
Câu 3:
Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.
C. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.
D. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
-
Câu 4:
Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng về quy mô, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, năm 2005 và 2014?
A. Quy mô GDP của nước ta tăng.
B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước cao nhất.
C. Tỉ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm.
D. Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
-
Câu 5:
Sản xuất và lắp ráp ô tô trở thành thế mạnh của các nước:
A. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam –pu-chia.
B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào.
C. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
D. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
-
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết trên sông Cửu Long (trạm Mỹ Thuận trên sông Tiền) tháng nào có lưu lượng nước lớn nhất?
A. Tháng 8.
B. Tháng 10.
C. Tháng 9.
D. Tháng 12.
-
Câu 7:
Nguồn vốn nào sau đây không phải hoàn toàn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài?
A. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI).
B. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
C. Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT).
D. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
-
Câu 8:
Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 16,5 hải lí, vậy con tàu đó cách ranh giới ngoài về phía biển của vùng đặc quyền kinh tế theo đường chim bay là bao nhiêu?
A. 399 428 m.
B. 339 842 m.
C. 339 428 m.
D. 399 482 m.
-
Câu 9:
Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. Tiếp giáp lãnh hải.
B. Lãnh hải.
C. Đặc quyền kinh tế.
D. Nội thuỷ.
-
Câu 10:
Về tự nhiên, có thể xem Đông Nam Á gồm hai bộ phận là
A. lục địa và biển.
B. đảo và quần đảo.
C. lục địa và biển đảo.
D. biển và các đảo.
-
Câu 11:
Các nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là:
A. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Cam- pu- chia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Lào.
D. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Mi- an- ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
-
Câu 12:
Địa hình hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi nào của nước ta?
A. Tây Bắc, Đông Bắc.
B. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc.
C. Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
D. Tây Bắc, Trường Sơn Nam.
-
Câu 13:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ:
A. Nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu.
B. Nằm kề Biển Đông rộng lớn.
C. Chịu tác động của các khối khí qua Biển Đông.
D. Thuộc khu vực gió mùa châu Á.
-
Câu 14:
Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ .
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 15:
Đồng bằng Thanh Hóa được thành tạo bởi phù sa của hệ thống
A. sông Cả, sông Thu Bồn.
B. sông Chu, sông Cả.
C. sông Mã, sông Cả.
D. sông Mã, sông Chu.
-
Câu 16:
Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 17:
Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hê từ đầu năm
A. 1995.
B. 2005.
C. 2015.
D. 1985.
-
Câu 18:
Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
B. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.
C. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
D. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
-
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết trong Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, đỉnh núi nào sau đây cao nhất?
A. Kiều Liêu Ti.
B. Tây Côn Lĩnh.
C. Pu Tha Ca.
D. Mẫu Sơn.
-
Câu 20:
Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào không đúng về số lượng gia súc, gia cầm của nước ta, giai đoạn 2000 - 2012?
A. Đàn trâu có xu hướng tăng.
B. Đàn lợn có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
C. Đàn gia cầm tăng liên tục.
D. Đàn bò có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
-
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng?
A. Tây Bắc.
B. Nam Trung Bộ.
C. Đông Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
-
Câu 22:
Vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta luôn phải đề cao vì
A. nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống nhân dân trong thời kì đổi mới.
B. để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền hòa bình cho khu vực và quốc tế.
C. góp phần phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường.
D. nhằm đảm bảo cho phát triển các ngành kinh tế của đất nước, tăng sức cạnh tranh.
-
Câu 23:
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:
A. xây dựng khu vực hòa bình,ổn định, có kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
B. giải quyết những quan hệ giữa ASEAN với các nước, tổ chức quốc tế khác.
C. thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tiến bộ xã hội của các nước.
D. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
-
Câu 24:
Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do
A. mưa ít.
B. mưa nhiều, phân bố không đều.
C. mưa nhiều, độ dốc lớn.
D. lớp phủ thực vật mỏng.
-
Câu 25:
Các dãy núi nước ta chạy theo hai hướng chính là
A. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung.
B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng tây bắc - đông nam và hướng tây - đông.
D. hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.
-
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết trong các thành phố nào sau đây của nước ta không giáp biển?
A. Cần Thơ.
B. Hải Phòng.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Đà Nẵng.
-
Câu 27:
Lãnh hải là
A. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.
B. vùng biển rộng 200 hải lí.
C. vùng có độ sâu khoảng 200m.
D. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
-
Câu 28:
Hai bể dầu lớn nhất ở thềm lục địa của nước ta là
A. Sông Hồng và Nam Côn Sơn.
B. Cửu Long và sông Hồng.
C. Cửu Long và Nam Côn Sơn.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai.
-
Câu 29:
Lãnh thổ nước ta vừa gắn liền với lục địa, vừa thông ra đại dương nào sau đây?
A. Á - Ấn; Thái Bình Dương.
B. Á – Âu; Đại Tây Dương.
C. Á – Âu; Thái Bình Dương.
D. Á - Ấn; Đại Tây Dương.
-
Câu 30:
Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực
A. Công nghiệp và xây dựng.
B. Công nghiệp và dịch vụ.
C. Nông nghiệp.
D. Dịch vụ.
-
Câu 31:
Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung ở nước ta?
A. Chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.
B. Tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2.
C. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn.
-
Câu 32:
Đồng bằng có diện tích lớn nhất trong hệ thống đồng bằng ven biển miền Trung là
A. Thanh Hóa.
B. Tuy Hòa.
C. Nghệ An.
D. Quảng Nam.
-
Câu 33:
Vùng biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối do
A. bờ biển bằng phẳng, thủy triều lên xuống nhanh.
B. nắng nhiều, bãi biển thoai thoải, sông nhỏ .
C. thủy triều lên xuống mạnh, nhiệt độ cao.
D. nắng nhiều, nhiệt độ cao, ít mưa.
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất?
A. Rào Cỏ.
B. Động Ngai.
C. Pu xai lai leng.
D. Phu Hoạt.
-
Câu 35:
Cho bảng số liệu:
Để thể hiện sự thay đổi quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2010 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ cột chồng.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ tròn.
-
Câu 36:
Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là
A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.
B. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.
C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.
D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
-
Câu 37:
Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 1998 - 2014?
A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm.
B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm.
C. Diện tích cây công nghiệp nước ta tăng.
D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng liên tục.
-
Câu 38:
Theo hướng từ biển vào, đồng bằng ven biển miền Trung thường được phân chia thành 3 dải:
A. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
B. vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng; cồn cát, đầm phá.
C. vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; cồn cát, đầm phá.
D. cồn cát, đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.
-
Câu 39:
Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 35 hải lí, vậy con tàu đó cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế theo đường chim bay là bao nhiêu?
A. 305 120 m.
B. 305 100 m.
C. 305 580 m.
D. 305 246 m.
-
Câu 40:
Một trong những ảnh hưởng của Biển Đông thể hiện rõ rệt và trực tiếp nhất đến
A. độ ẩm của các khối khí qua biển.
B. sự thành tạo các dạng địa hình ven biển.
C. việc làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết.
D. các yếu tố hải văn như: nhiệt độ, thủy triều, sóng…